Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào

Củ đậu là món ăn vặt được nhiều người Việt ưa thích. Thành phần chính của loại củ này là nước (chiếm đến 80-90%). Ngoài ra, trong củ đậu còn có 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột, các loại vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

Củ đậu chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt. Thích hợp với bà bầu và người thừa cân.

Bên cạnh đó, nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên loại củ này có tác dụng làm đẹp da hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch và tim mạch

Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 1

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh được táo bón, bệnh trĩ. Ảnh minh họa: Internet

Lợi cho hệ tiêu hóa

Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giúp cho dạ dày co bóp tốt, lợi cho đại tiện.

Ngoài ra, củ đậu chứa hoạt chất đóng vai trò như một chất kiềm làm mát hoặc giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh chóng.

Kháng khuẩn

Củ đậu chứa vitamin B6 – vitamin hỗ trợ não bộ khỏe mạnh, giúp cơ thể phá vỡ liên kết protein thành năng lượng sử dụng được.

B6 cũng hỗ trợ chức năng thần kinh, hình thành các tế bào máu đỏ và tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn bên ngoài và bên trong cơ thể.

Tốt cho mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh được táo bón, bệnh trĩ.

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 2

Củ đậu tốt cho những người thừa cân, béo phí. Nhưng không nên dùng loại thực phẩm này để ăn “trừ bữa” xem như một biện pháp giảm cân. Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều củ đậu có tác dụng làm đẹp da

Đối với những làn da khô, có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lấy nước làm mặt nạ giúp làn da mặt thêm mịn màng, giữ ẩm, giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng hơn, bên cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc trong da hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, khó thở. Trong 100 g củ đậu có 92 g nước, 1 g protit, 6 g glucit, 0.7 g xenluloza, 0.3 g tro, 2,4 g tinh bột, và không chứa các chất béo.

TTƯT Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng cho hay, Đông y ghi nhận củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Những người bị trĩ thường xuyên ăn củ đậu cũng giúp ổn định hệ tiêu hóa nhờ tính thanh nhiệt, giàu chất xơ.

Tuy nhiên, khi ăn củ đậu cần lưu ý những điểm sau, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

Không giảm cân bằng củ đậu

Củ đậu tốt cho những người thừa cân, béo phí. Nhưng không nên dùng loại thực phẩm này để ăn “trừ bữa” xem như một biện pháp giảm cân. Bởi củ đậu giàu chất xơ, vitamin, ít năng lượng nhưng không thể cung cấp hết tất cả các dưỡng chất mà bạn cần. Chính vì thế nếu chỉ ăn cũ đậu để giảm béo có thể khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi, không đảm bảo sức khỏe…

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 3

Đối với những làn da khô, có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lấy nước làm mặt nạ giúp làn da mặt thêm mịn màng, giữ ẩm, giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng hơn, bên cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc trong da hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn nhiều

Chính vì củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì dạ dày sẽ ngày một dãn ra. Khi dạ dày đã giãn ra thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, dạ dày cũng rỗng hơn, nhu cầu thèm ăn cao hơn. Đặc biệt, ăn củ đậu quá nhiều sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu. Mặc dù củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin nhưng không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc chỉ ăn củ đậu để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất uể oải, mệt mỏi.

Không ăn lá và hạt

Ngoài phần củ ăn được, lá và hạt của cây củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, tuyệt đối không được ăn 2 bộ phận này bởi nó chứa chất tephrosin và rotenon. Chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.

Phần hạt của cây củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở). Nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5- 40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2-5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 -7 giờ. Vì vậy, khi mua cả chùm củ đậu tươi về chế biến, tuyệt đối cắt bỏ dây lá.

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào

Củ đậu là món ăn vặt được nhiều người Việt ưa thích. Thành phần chính của loại củ này là nước (chiếm đến 80-90%). Ngoài ra, trong củ đậu còn có 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột, các loại vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

Củ đậu chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt. Thích hợp với bà bầu và người thừa cân.

Bên cạnh đó, nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên loại củ này có tác dụng làm đẹp da hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch và tim mạch

Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 1

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh được táo bón, bệnh trĩ. Ảnh minh họa: Internet

Lợi cho hệ tiêu hóa

Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giúp cho dạ dày co bóp tốt, lợi cho đại tiện.

Ngoài ra, củ đậu chứa hoạt chất đóng vai trò như một chất kiềm làm mát hoặc giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh chóng.

Kháng khuẩn

Củ đậu chứa vitamin B6 – vitamin hỗ trợ não bộ khỏe mạnh, giúp cơ thể phá vỡ liên kết protein thành năng lượng sử dụng được.

B6 cũng hỗ trợ chức năng thần kinh, hình thành các tế bào máu đỏ và tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn bên ngoài và bên trong cơ thể.

Tốt cho mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh được táo bón, bệnh trĩ.

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 2

Củ đậu tốt cho những người thừa cân, béo phí. Nhưng không nên dùng loại thực phẩm này để ăn “trừ bữa” xem như một biện pháp giảm cân. Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều củ đậu có tác dụng làm đẹp da

Đối với những làn da khô, có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lấy nước làm mặt nạ giúp làn da mặt thêm mịn màng, giữ ẩm, giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng hơn, bên cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc trong da hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, khó thở. Trong 100 g củ đậu có 92 g nước, 1 g protit, 6 g glucit, 0.7 g xenluloza, 0.3 g tro, 2,4 g tinh bột, và không chứa các chất béo.

TTƯT Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng cho hay, Đông y ghi nhận củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Những người bị trĩ thường xuyên ăn củ đậu cũng giúp ổn định hệ tiêu hóa nhờ tính thanh nhiệt, giàu chất xơ.

Tuy nhiên, khi ăn củ đậu cần lưu ý những điểm sau, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

Không giảm cân bằng củ đậu

Củ đậu tốt cho những người thừa cân, béo phí. Nhưng không nên dùng loại thực phẩm này để ăn “trừ bữa” xem như một biện pháp giảm cân. Bởi củ đậu giàu chất xơ, vitamin, ít năng lượng nhưng không thể cung cấp hết tất cả các dưỡng chất mà bạn cần. Chính vì thế nếu chỉ ăn cũ đậu để giảm béo có thể khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi, không đảm bảo sức khỏe…

Củ đậu: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân ảnh 3

Đối với những làn da khô, có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lấy nước làm mặt nạ giúp làn da mặt thêm mịn màng, giữ ẩm, giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng hơn, bên cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc trong da hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn nhiều

Chính vì củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì dạ dày sẽ ngày một dãn ra. Khi dạ dày đã giãn ra thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, dạ dày cũng rỗng hơn, nhu cầu thèm ăn cao hơn. Đặc biệt, ăn củ đậu quá nhiều sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu. Mặc dù củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin nhưng không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc chỉ ăn củ đậu để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất uể oải, mệt mỏi.

Không ăn lá và hạt

Ngoài phần củ ăn được, lá và hạt của cây củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, tuyệt đối không được ăn 2 bộ phận này bởi nó chứa chất tephrosin và rotenon. Chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.

Phần hạt của cây củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở). Nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5- 40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2-5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 -7 giờ. Vì vậy, khi mua cả chùm củ đậu tươi về chế biến, tuyệt đối cắt bỏ dây lá.