Bà bầu ăn bưởi có tốt không? – Bách hóa XANH

Là một trái cây thuộc họ cam, bưởi rất được chuộng dùng vì nhiều lợi ích sức khỏe và cả dinh dưỡng. Tuy nhiên đó là với cơ thể người bình thường, còn với phụ nữ mang thai liệu ăn bưởi có tốt không?

Bưởi giàu vitamin, năng lượng thấp, bổ sung khoáng chất có lợi… bưởi thực sự mang lại nhiều lợi ích tích cực cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.

1Thành phần dinh dưỡng có trong bưởi

Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bưởi thực sự là một trái cây giàu vitamin và dưỡng chất. Trong 1 quả bưởi chứa khoảng 44.8 mg Vitamin C, 0.03 mg vitamin B1, 0.03 mg vitamin B2, 200g Beta Caroten, 14 mg canxi, 0.7 g Protein, 0.3 g chất béo, 10.4 g carbohydrate.

Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của quả bưởi

Có thể thấy, không chỉ chứa nguồn vitamin dồi dào giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bưởi còn chứa chất chống oxy hóa, canxi giúp tăng cường sức khỏe hệ xương, lại rất ít chất béo, là thực phẩm rất có lợi cho cơ thể.

2Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Giảm nghén cho bà bầu

Vị chua có trong múi bưởi sẽ giúp bà bầu thời kỳ ốm nghén cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Không chỉ có thế, bà bầu ốm nghén với các cơn buồn nôn thường xuyên ghé thăm còn có thể dùng vỏ bưởi để hỗ trợ đẩy lùi.

Cách dùng: Lấy 15 g vỏ bưởi nấu với 300 ml nước đun sôi kỹ để chắt lấy 150 ml nước vỏ bưởi, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn 30 phút sẽ có hiệu quả giảm buồn nôn rất đáng kể. Sau 3 – 5 ngày dùng bà bầu sẽ cảm thấy tình trạng ốm nghén buồn nôn thực sự thuyên giảm.

Bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng

Vitamin C dồi dào có trong bưởi cùng các vitamin cần thiết khác sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch vốn bị suy yếu trong thai kỳ.

Cảm cúm, nhức đầu, ho hay đau họng bà bầu cũng có thể dùng bưởi như phương thuốc hỗ trợ. Không chỉ ăn sống múi bưởi hay ép nước, bà bầu có thể ngào bưởi với mật ong, đường và gừng tươi thành dạng sệt và pha nước ấm dùng mỗi ngày 2 lần trong trường hợp cảm cúm.

Bưởi cũng chứa lượng nước dồi dào, sẽ là loại trái cây giúp bà bầu bổ sung nước cực tốt cho cơ thể.

Ổn định hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào trong bưởi, cùng với vitamin C sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ổn định hơn trong thai kỳ, vốn là thời kỳ các bà bầu thường xuyên mắc các chứng như táo bón hay đầy hơi khó tiêu.

Giảm sưng và tích nước

Là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt về những tháng cuối thai kỳ. Cơ thể sưng tích nước không chỉ gây mệt mỏi và đau nhức và còn có thể dễ gây biến chứng sức khỏe cho mẹ bầu, tác hại đến em bé.

Chứa lượng chất béo thấp và giàu vitamin cùng khoáng chất, lượng calo thấp (chỉ khoảng 50 calo), bưởi thực sự là món ăn lý tưởng để chăm sóc sắc đẹp làn da và vóc dáng, có hiệu quả cả với mẹ bầu.

Xem thêm: 5 điều bà bầu nên làm để không bị tăng cân nhiều

Với cả các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì bưởi cũng là một trong những món ăn dinh dưỡng được khuyến khích bổ sung tích cực trong thực đơn hàng ngày của các mẹ bầu.

3Những lưu ý cho bà bầu khi ăn bưởi

Mặc dù rất tốt, nhưng bà bầu luôn cần cân đối sở thích ăn bưởi với các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác như ngũ cốc, đa dạng trái cây, rau xanh, sữa…

Có thể ăn nhiều bưởi 1 chút vào buổi sáng, là thời điểm cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất từ bưởi, nhưng nên ăn sau bữa sáng khoảng 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của mẹ, sức khỏe toàn diện của cả mẹ và bé.

Với các bà bầu có tiền sử đau dạ dày, không nên ăn bưởi lúc đói vì nó sẽ khiến dạ dày tăng tích tụ axit, không tốt cho dạ dày “ốm yếu” của mẹ bầu.

Ăn quá nhiều bưởi cũng dễ khiến mẹ bầu nhuận trường, đau bụng, không hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa, cho cơ thể và từ đó ảnh hưởng tới thai nhi.

Mẹ sẽ thấy hài lòng với 2 – 3 múi bưởi sau bữa ăn chính, nên luân phiên với các loại trái cây có lợi khác như bơ, chuối, kiwi, cam, lựu… để có được khẩu vị tuyệt vời nhất cho mẹ, dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé.

Bưởi thực sự rất tốt với các bà bầu, ăn bưởi được khuyến khích, nhưng vẫn phải kèm chế độ ăn uống đa dạng, khoa học kèm theo vận động hợp lý cho thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

>> Bà bầu ăn cay có sao không?

>> Thực phẩm chữa nghén cho bà bầu

>> Bà bầu có nên ăn phô mai

Khoẻ đẹp mỗi ngày

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH

Bách hóa XANH

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? – Bách hóa XANH

Là một trái cây thuộc họ cam, bưởi rất được chuộng dùng vì nhiều lợi ích sức khỏe và cả dinh dưỡng. Tuy nhiên đó là với cơ thể người bình thường, còn với phụ nữ mang thai liệu ăn bưởi có tốt không?

Bưởi giàu vitamin, năng lượng thấp, bổ sung khoáng chất có lợi… bưởi thực sự mang lại nhiều lợi ích tích cực cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.

1Thành phần dinh dưỡng có trong bưởi

Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bưởi thực sự là một trái cây giàu vitamin và dưỡng chất. Trong 1 quả bưởi chứa khoảng 44.8 mg Vitamin C, 0.03 mg vitamin B1, 0.03 mg vitamin B2, 200g Beta Caroten, 14 mg canxi, 0.7 g Protein, 0.3 g chất béo, 10.4 g carbohydrate.

Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của quả bưởi

Có thể thấy, không chỉ chứa nguồn vitamin dồi dào giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bưởi còn chứa chất chống oxy hóa, canxi giúp tăng cường sức khỏe hệ xương, lại rất ít chất béo, là thực phẩm rất có lợi cho cơ thể.

2Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Giảm nghén cho bà bầu

Vị chua có trong múi bưởi sẽ giúp bà bầu thời kỳ ốm nghén cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Không chỉ có thế, bà bầu ốm nghén với các cơn buồn nôn thường xuyên ghé thăm còn có thể dùng vỏ bưởi để hỗ trợ đẩy lùi.

Cách dùng: Lấy 15 g vỏ bưởi nấu với 300 ml nước đun sôi kỹ để chắt lấy 150 ml nước vỏ bưởi, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn 30 phút sẽ có hiệu quả giảm buồn nôn rất đáng kể. Sau 3 – 5 ngày dùng bà bầu sẽ cảm thấy tình trạng ốm nghén buồn nôn thực sự thuyên giảm.

Bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng

Vitamin C dồi dào có trong bưởi cùng các vitamin cần thiết khác sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch vốn bị suy yếu trong thai kỳ.

Cảm cúm, nhức đầu, ho hay đau họng bà bầu cũng có thể dùng bưởi như phương thuốc hỗ trợ. Không chỉ ăn sống múi bưởi hay ép nước, bà bầu có thể ngào bưởi với mật ong, đường và gừng tươi thành dạng sệt và pha nước ấm dùng mỗi ngày 2 lần trong trường hợp cảm cúm.

Bưởi cũng chứa lượng nước dồi dào, sẽ là loại trái cây giúp bà bầu bổ sung nước cực tốt cho cơ thể.

Ổn định hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào trong bưởi, cùng với vitamin C sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ổn định hơn trong thai kỳ, vốn là thời kỳ các bà bầu thường xuyên mắc các chứng như táo bón hay đầy hơi khó tiêu.

Giảm sưng và tích nước

Là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt về những tháng cuối thai kỳ. Cơ thể sưng tích nước không chỉ gây mệt mỏi và đau nhức và còn có thể dễ gây biến chứng sức khỏe cho mẹ bầu, tác hại đến em bé.

Chứa lượng chất béo thấp và giàu vitamin cùng khoáng chất, lượng calo thấp (chỉ khoảng 50 calo), bưởi thực sự là món ăn lý tưởng để chăm sóc sắc đẹp làn da và vóc dáng, có hiệu quả cả với mẹ bầu.

Xem thêm: 5 điều bà bầu nên làm để không bị tăng cân nhiều

Với cả các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì bưởi cũng là một trong những món ăn dinh dưỡng được khuyến khích bổ sung tích cực trong thực đơn hàng ngày của các mẹ bầu.

3Những lưu ý cho bà bầu khi ăn bưởi

Mặc dù rất tốt, nhưng bà bầu luôn cần cân đối sở thích ăn bưởi với các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác như ngũ cốc, đa dạng trái cây, rau xanh, sữa…

Có thể ăn nhiều bưởi 1 chút vào buổi sáng, là thời điểm cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất từ bưởi, nhưng nên ăn sau bữa sáng khoảng 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của mẹ, sức khỏe toàn diện của cả mẹ và bé.

Với các bà bầu có tiền sử đau dạ dày, không nên ăn bưởi lúc đói vì nó sẽ khiến dạ dày tăng tích tụ axit, không tốt cho dạ dày “ốm yếu” của mẹ bầu.

Ăn quá nhiều bưởi cũng dễ khiến mẹ bầu nhuận trường, đau bụng, không hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa, cho cơ thể và từ đó ảnh hưởng tới thai nhi.

Mẹ sẽ thấy hài lòng với 2 – 3 múi bưởi sau bữa ăn chính, nên luân phiên với các loại trái cây có lợi khác như bơ, chuối, kiwi, cam, lựu… để có được khẩu vị tuyệt vời nhất cho mẹ, dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé.

Bưởi thực sự rất tốt với các bà bầu, ăn bưởi được khuyến khích, nhưng vẫn phải kèm chế độ ăn uống đa dạng, khoa học kèm theo vận động hợp lý cho thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

>> Bà bầu ăn cay có sao không?

>> Thực phẩm chữa nghén cho bà bầu

>> Bà bầu có nên ăn phô mai

Khoẻ đẹp mỗi ngày

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH

Bách hóa XANH