Bầu ăn nho được không? Nên ăn bao nhiêu thì tốt? – Nhà thuốc 365

Nội dung

I. Giá trị dinh dưỡng của nho

II. Lợi ích khi ăn nho với bà bầu

III. Tác dụng phụ khi ăn nhiều nho

IV. Lưu ý khi ăn nho

Nho là một loại quả mọng thuộc thân leo gỗ. Quả nho mọc thành chùm từ 6 – 300 quả. Nho có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, đen, vàng, xanh,… Loại quả này có vị ngọt, chua mát ăn rất ngon miệng. Nho thường được sử dụng ăn tươi, sấy khô, làm mứt, rượu hoa quả hoặc sơ chế thành nước ép nho.

Với bà bầu, nho là một trong số ít hoa quả có thể sử dụng xuyên suốt trong quá trình mang thai. Với thành phần dinh dưỡng của mình, nho mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100g nho có chứa:

  • Đường: 15,48g.
  • Chất xơ: 0,9g.
  • Chất béo: 0,16g.
  • Đạm: 0,72g.
  • Vitamin C: 3,2mg.
  • Vitamin K: 14,6µg.
  • Vitamin E: 0,19mg.
  • Vitamin B6: 0,086mg.
  • Acid folic: 2µg.
  • Canxi: 10mg.
  • Magie: 7mg.
  • Kali: 191mg.
  • Kẽm: 0,07mg.

Ngoài các dưỡng chất trên, nho còn chứa thiamin, riboflavin, niacin, acid pantothenic… đều rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Dù mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bà bầu cũng cần nắm thông tin về việc sử dụng nho cho hợp lý để không gây ra bất cứ tác dụng không mong muốn từ loại quả này.

1. Tăng cường miễn dịch

Nho là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa trong nho như flavonoid, anthocyanin, linalool, tanin,… có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể.

2. Ngăn ngừa táo bón

Thành phần của nho chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong nho rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi bà bầu bổ sung nho sẽ giúp hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa được tốt hơn.

3. Ngăn ngừa phù nề

Phù nề là tình trạng xảy ra phổ biến với bà bầu, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Lý do là lưu lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ tăng, các mô giữ nước nhiều hơn khiến chân và tay của bà bầu sưng lên. Vì vậy, thành phần canxi và magie sẽ giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể mẹ, giảm phù nề rất tốt.

4. Rất tốt cho da

Nho là loại quả rất tốt cho làn da. Trong thành phần của nho có chứa vitamin E, K. Đây là hai loại vitamin có khả năng hoạt động như các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng tăng cường tái tạo, giúp da sáng hơn, chống lại các tác nhân gây lão hóa và giúp da đều màu.

5. Giảm triệu chứng chuột rút

Ăn nho sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được một số triệu chứng của chuột rút. Magie trong nho có tác dụng dẫn truyền thần kinh, giúp các cơn đau không mong muon dịu đi nhanh chóng.

6. Kiểm soát cholesterol

Trong quả nho chứa hợp chất resveratrol có tác dụng kiểm soát cholesterol trong thai kỳ rất hiệu quả. Enzyme này có tác dụng cải thiện hiệu suất mật, giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu. Vì vậy, ăn nho hoặc uống nước ép nho sẽ giúp kiểm soát cholesterol được tốt hơn.

1. Ngộ độc

Thành phần của nho chứa lượng lớn resveratrol. Hợp chất này nếu tồn tại trong cơ thể quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai,mất cân bằng nội tiết tố và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi.

2. Tiêu chảy

Vỏ của nho rất khó tiêu hoá, Khi ăn nho với lượng nhiều không bóc vỏ sẽ khiến bà bầu tiêu chảy. Bên cạnh đó, ăn nhiều nho còn khiến bà bầu bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

3. Tăng chỉ số đường huyết

Khi ăn nho với số lượng lớn sẽ tăng hàm lượng đường được nạp vào cơ thể, khiến tăng lượng đường trong máu và đặc biệt không tốt với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

  • Đối tượng bà bầu không nên ăn nho: Người bị đái tháo đường, béo phì, dễ bị dị ứng, khó tiêu.
  • Mua nho, bà bầu nên chọn nho có cuống còn tươi, nguồn gốc rõ ràng và rửa nho thật sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất bên ngoài.
  • Không nên ăn nho cùng lúc với uống sữa vì sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
  • Với những bà bầu có hệ tiêu hóa kém nên gọt bỏ vỏ nho để không bị tình trạng khó tiêu.
  • Bất kỳ loại hoa quả nào cũng thế ăn quá nhiều không những không đem lại tác dụng mà còn mang đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe và quả nho cũng vậy. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn 100g – 200g nho/tuần.
  • Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn hạt nho, nhất là với những ai đang sử dụng các thực phẩm bổ sung vì hoạt chất có trong hạt nho có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm bổ sung ở mẹ bầu.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc 365 nhằm giải đáp cho câu hỏi “bầu ăn nho được không?”. Chúng tôi hy vọng với những thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết để sử dụng loại trái cây này thật hiệu quả.

>>> Đừng quên theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.