Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có thể sinh thường được không?

Tình trạng các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn sắp chuyển dạ. Vậy thì bệnh trĩ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Mẹ bầu có thể sinh thường khi bị trĩ không? Mời quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây!

16/04/2021 | Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 như thế nào và cần lưu ý gì? 16/04/2021 | 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 4 hiệu quả hiện nay 15/04/2021 | Giảm tới 2 triệu đồng điều trị dứt điểm bệnh trĩ bằng phương pháp Longo không đau, hiệu quả

1. Tại sao các mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ khi mang thai?

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức gây ra viêm nhiễm, sưng tấy và chảy máu hậu môn. Tình trạng bệnh có thể khiến người bệnh bị chảy máu liên tục và có nguy cơ khiến cơ thể bị thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ được chia làm 2 dạng chính đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm bên trong hậu môn còn trĩ ngoại là khi búi trĩ bị thò ra hẳn bên ngoài. Dù là người bệnh đang bị loại trĩ nào thì những triệu chứng bệnh hầu như đều giống nhau: Bị chảy máu khi đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi xuất hiện ở bên ngoài hậu môn hoặc bên trong, phân thải ra có kèm máu, khi có quan hệ tình dục sẽ bị đau ở phần đáy,… Trong một số trường hợp bệnh đã trở nặng thì ngay cả khi không đi đại tiện thì người bệnh cũng sẽ bị đau nhức hậu môn và rỉ máu.

bệnh trĩ khi mang thai

Hiện tượng đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu bệnh trĩ

Trĩ có thể bắt nguồn từ việc người bệnh có thói quen ăn uống không khoa học dẫn tới việc thường xuyên bị táo bón, khi gắng sức rặn sẽ khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh trĩ khi mang thai thường phổ biến hơn bình thường bởi một số yếu tố có thể tác động khác như:

  • Tử cung phát triển nhanh: Khi mang thai, bào thai càng phát triển thì đồng nghĩa tử cung cũng phải lớn theo, dần dần tử cung có thể lớn đến mức chèn ép lên các tĩnh mạch khu vực chậu và vùng hậu môn, tình trạng kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị trĩ.

  • Nội tiết tố progesterone phát triển mạnh: Trong thời gian thai kỳ, loại nội tiết tố này có thể sẽ phát triển nhanh quá mức khiến cho thành tĩnh mạch khu vực này bị sưng lên. Bên cạnh đó, nội tiết tố này cũng làm cho nhu động ruột hoạt động yếu hơn, người mang thai dễ bị táo bón.

  • Chế độ ăn uống khi mang thai cũng rất dễ khiến mẹ bầu bị táo bón bởi việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì quan điểm sai lầm rằng mẹ bầu phải ăn nhiều thì con mới khỏe của các cụ cũng sẽ là nguyên nhân lớn khiến chế độ ăn của thai phụ không khoa học.

2. Bệnh trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù bệnh trĩ nhìn chung sẽ không quá nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe con người, thế nhưng đối với những mẹ bầu thì phải đặc biệt quan tâm hơn. Tình trạng bệnh trĩ hầu hết là do bị táo bón thường xuyên mà không có biện pháp chữa trị dẫn đến trĩ. Chính vì vậy, bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể là do bị táo bón.

Người bệnh nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể khiến phân bị tồn đọng lại trong trực tràng, một số chất độc từ phân sẽ thâm nhập vào cơ thể qua thành trực tràng và đến với các cơ quan khác ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu sẽ trữ một lượng nước lớn trong bụng khiến cho cơ thể bị nhão ra, sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh lý nặng. Bên cạnh đó, khi sinh nở các mẹ bầu có xu hướng phải rặn đẻ, việc này có thể tác động lớn đến các tĩnh mạch vùng tử cung và hậu môn khiến cho bệnh trĩ sẽ càng trở nặng sau khi sinh.

Chính vì thế, mẹ bầu đang mang thai mà bị trĩ cần phải được điều trị sớm và triệt để. Trong trường hợp chuyển dạ mà mẹ bầu bị trĩ thì các bác sĩ khuyến cáo không nên đẻ thường mà nên đẻ mổ, tránh bệnh trĩ chuyển biến nặng sau sinh.

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu không thể sinh thường

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu không thể sinh thường

3. Có thể chữa trị bệnh trĩ như thế nào?

Phụ nữ đang mang thai thường bị hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh vì nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi rất cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị trĩ, đặc biệt là tình trạng bệnh trĩ khi mang thai thì những bà bầu không được tùy tiện mua các loại thuốc trị bệnh ngoài thị trường mà phải nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn sản khoa.

Trong trường hợp mẹ bầu bị trĩ ở giai đoạn đầu, hay còn được hiểu là giai đoạn táo bón nặng thì hầu hết các phương pháp điều trị sẽ dựa vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bệnh tình tiến triển tốt. Tuy nhiên, khi các mẹ bầu bị trĩ đã nặng và được chẩn đoán là trĩ nội hoặc trĩ ngoại thì khả năng các các y bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt búi trĩ.

Bệnh trĩ khi mang thai có thể được điều trị bằng các phương pháp dân gian với các loại thực phẩm an toàn cho cơ thể như: Uống nước rau diếp cá, nghệ tươi hay một số loại rau xanh có tính mát nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng táo bón ở người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế bệnh tiến triển nặng và giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn:

  • Bổ sung lượng chất xơ từ các loại rau củ quả tươi cho cơ thể nhằm giúp đại tiện dễ dàng hơn.

  • Hạn chế không nên ăn quá nhiều thức ăn từ thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

  • Uống nhiều nước hoặc các loại nước ép trái cây, tránh sử dụng các loại nước uống dễ gây kích ứng ruột như nước ngọt, cà phê, rượu, bia,…

  • Không nên ngồi xổm quá lâu khi đi vệ sinh nhưng cũng không nên nhịn đại tiện.

Người bệnh trĩ khi mang thai không nên nhịn đại tiện

Người bệnh trĩ khi mang thai không nên nhịn đại tiện

  • Trong quá trình điều trị bệnh trĩ khi mang thai, người bệnh cũng nên vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm (muối Epsom được khuyên dùng), không nên sử dụng giấy vệ sinh quá cứng sẽ làm xước hậu môn mà thay vào đó nên sử dụng nước để rửa, hạn chế ngồi quá lâu mà nên vận động bằng cách đi lại,…

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh trĩ khi mang thai hoặc có nghi ngờ bị bệnh thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ các y bác sĩ chuyên khoa sản.

Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có thể sinh thường được không?

Tình trạng các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn sắp chuyển dạ. Vậy thì bệnh trĩ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Mẹ bầu có thể sinh thường khi bị trĩ không? Mời quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây!

16/04/2021 | Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 như thế nào và cần lưu ý gì? 16/04/2021 | 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 4 hiệu quả hiện nay 15/04/2021 | Giảm tới 2 triệu đồng điều trị dứt điểm bệnh trĩ bằng phương pháp Longo không đau, hiệu quả

1. Tại sao các mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ khi mang thai?

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức gây ra viêm nhiễm, sưng tấy và chảy máu hậu môn. Tình trạng bệnh có thể khiến người bệnh bị chảy máu liên tục và có nguy cơ khiến cơ thể bị thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ được chia làm 2 dạng chính đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm bên trong hậu môn còn trĩ ngoại là khi búi trĩ bị thò ra hẳn bên ngoài. Dù là người bệnh đang bị loại trĩ nào thì những triệu chứng bệnh hầu như đều giống nhau: Bị chảy máu khi đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi xuất hiện ở bên ngoài hậu môn hoặc bên trong, phân thải ra có kèm máu, khi có quan hệ tình dục sẽ bị đau ở phần đáy,… Trong một số trường hợp bệnh đã trở nặng thì ngay cả khi không đi đại tiện thì người bệnh cũng sẽ bị đau nhức hậu môn và rỉ máu.

bệnh trĩ khi mang thai

Hiện tượng đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu bệnh trĩ

Trĩ có thể bắt nguồn từ việc người bệnh có thói quen ăn uống không khoa học dẫn tới việc thường xuyên bị táo bón, khi gắng sức rặn sẽ khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh trĩ khi mang thai thường phổ biến hơn bình thường bởi một số yếu tố có thể tác động khác như:

  • Tử cung phát triển nhanh: Khi mang thai, bào thai càng phát triển thì đồng nghĩa tử cung cũng phải lớn theo, dần dần tử cung có thể lớn đến mức chèn ép lên các tĩnh mạch khu vực chậu và vùng hậu môn, tình trạng kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị trĩ.

  • Nội tiết tố progesterone phát triển mạnh: Trong thời gian thai kỳ, loại nội tiết tố này có thể sẽ phát triển nhanh quá mức khiến cho thành tĩnh mạch khu vực này bị sưng lên. Bên cạnh đó, nội tiết tố này cũng làm cho nhu động ruột hoạt động yếu hơn, người mang thai dễ bị táo bón.

  • Chế độ ăn uống khi mang thai cũng rất dễ khiến mẹ bầu bị táo bón bởi việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì quan điểm sai lầm rằng mẹ bầu phải ăn nhiều thì con mới khỏe của các cụ cũng sẽ là nguyên nhân lớn khiến chế độ ăn của thai phụ không khoa học.

2. Bệnh trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù bệnh trĩ nhìn chung sẽ không quá nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe con người, thế nhưng đối với những mẹ bầu thì phải đặc biệt quan tâm hơn. Tình trạng bệnh trĩ hầu hết là do bị táo bón thường xuyên mà không có biện pháp chữa trị dẫn đến trĩ. Chính vì vậy, bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể là do bị táo bón.

Người bệnh nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể khiến phân bị tồn đọng lại trong trực tràng, một số chất độc từ phân sẽ thâm nhập vào cơ thể qua thành trực tràng và đến với các cơ quan khác ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu sẽ trữ một lượng nước lớn trong bụng khiến cho cơ thể bị nhão ra, sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh lý nặng. Bên cạnh đó, khi sinh nở các mẹ bầu có xu hướng phải rặn đẻ, việc này có thể tác động lớn đến các tĩnh mạch vùng tử cung và hậu môn khiến cho bệnh trĩ sẽ càng trở nặng sau khi sinh.

Chính vì thế, mẹ bầu đang mang thai mà bị trĩ cần phải được điều trị sớm và triệt để. Trong trường hợp chuyển dạ mà mẹ bầu bị trĩ thì các bác sĩ khuyến cáo không nên đẻ thường mà nên đẻ mổ, tránh bệnh trĩ chuyển biến nặng sau sinh.

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu không thể sinh thường

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu không thể sinh thường

3. Có thể chữa trị bệnh trĩ như thế nào?

Phụ nữ đang mang thai thường bị hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh vì nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi rất cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị trĩ, đặc biệt là tình trạng bệnh trĩ khi mang thai thì những bà bầu không được tùy tiện mua các loại thuốc trị bệnh ngoài thị trường mà phải nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn sản khoa.

Trong trường hợp mẹ bầu bị trĩ ở giai đoạn đầu, hay còn được hiểu là giai đoạn táo bón nặng thì hầu hết các phương pháp điều trị sẽ dựa vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bệnh tình tiến triển tốt. Tuy nhiên, khi các mẹ bầu bị trĩ đã nặng và được chẩn đoán là trĩ nội hoặc trĩ ngoại thì khả năng các các y bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt búi trĩ.

Bệnh trĩ khi mang thai có thể được điều trị bằng các phương pháp dân gian với các loại thực phẩm an toàn cho cơ thể như: Uống nước rau diếp cá, nghệ tươi hay một số loại rau xanh có tính mát nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng táo bón ở người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế bệnh tiến triển nặng và giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn:

  • Bổ sung lượng chất xơ từ các loại rau củ quả tươi cho cơ thể nhằm giúp đại tiện dễ dàng hơn.

  • Hạn chế không nên ăn quá nhiều thức ăn từ thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

  • Uống nhiều nước hoặc các loại nước ép trái cây, tránh sử dụng các loại nước uống dễ gây kích ứng ruột như nước ngọt, cà phê, rượu, bia,…

  • Không nên ngồi xổm quá lâu khi đi vệ sinh nhưng cũng không nên nhịn đại tiện.

Người bệnh trĩ khi mang thai không nên nhịn đại tiện

Người bệnh trĩ khi mang thai không nên nhịn đại tiện

  • Trong quá trình điều trị bệnh trĩ khi mang thai, người bệnh cũng nên vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm (muối Epsom được khuyên dùng), không nên sử dụng giấy vệ sinh quá cứng sẽ làm xước hậu môn mà thay vào đó nên sử dụng nước để rửa, hạn chế ngồi quá lâu mà nên vận động bằng cách đi lại,…

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh trĩ khi mang thai hoặc có nghi ngờ bị bệnh thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ các y bác sĩ chuyên khoa sản.