Mẹo hay đẩy lùi mất ngủ khi mang thai hữu ích nhất

Mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu trong thai kỳ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các thai phụ mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân mất ngủ khi mang thai do đâu và cải thiện tình trạng này như thế nào? Mời các mẹ cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến. Theo khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (The National Sleep Foundation) năm 1998, có khoảng 78% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai và 15% mắc Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS) trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Biểu hiện của các rối loạn giấc ngủ khi mang thai bao gồm:

– Khó vào giấc ngủ.

– Khó duy trì giấc ngủ.

– Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ, (hơn 30 phút/lần)

– Thức dậy quá sớm.

– Thức dậy cảm thấy mệt, không sảng khoái.

Phần lớn thai phụ bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số ít mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân chính gây tình trạng mất ngủ khi mang thai là do thai nhi ngày càng phát triển khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, hiện tượng mất ngủ khi mang thai cũng do nhiều yếu tố khác tác động như:

Tiểu đêm nhiều lần

Thai nhi trong tử cung ngày càng phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy đi tiểu nhiều lần. Tiểu đêm thường xuyên gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ trong quá trình mang thai và khó có giấc ngủ sâu.

Nhiều mẹ bầu có thể đi tiểu hơn 10 lần/đêm, giấc ngủ không liên tục khiến cơ thể mệt mỏi.

Đau lưng, hông, chân và chuột rút

Chuột rút là tình trạng thường gặp ở bà bầu, xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân. Cơn đau chuột rút khiến bà bầu thức giấc, khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.

Ngoài ra, thai nhi càng phát triển khiến phần lưng, xương hông và chân của mẹ bầu phải chịu sức nặng của cả cơ thể nên dễ bị đau lưng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến chị em bị mất ngủ khi mang thai.

Sự thay đổi hocmon

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sự tăng lượng hocmon progesterone có thể gây ra sự buồn ngủ ban ngày, giảm trương lực cơ, tăng nguy cơ ngừng thở khi ngủ, ngáy nhiều và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu.

Ợ hơi và táo bón gây mất ngủ khi mang thai

Trong thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hơn bình thường, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Bên cạnh đó, thai nhi phát triển sẽ chèn ép dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản, gây ra trào ngược dạ dày. Điều này cũng dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Lo lắng và căng thẳng

Một nguyên nhân gây mất ngủ hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là trạng thái lo lắng về sự phát triển của thai nhi, quá trình sinh nở có an toàn hay không cũng như nhiều vấn đề khác trong công việc, gia đình, các mối quan hệ…

Tác hại của chứng mất ngủ khi mang thai?

Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh nở. Một nghiên cứu gần đây của Đại học California, San Francisco – Mỹ cho thấy những phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có khả năng chuyển dạ lâu hơn và nguy cơ phải sinh mổ cao gấp 4-5 lần.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nếu phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ có thể dẫn đến triệu chứng trầm cảm hoặc phát sinh trầm cảm sau khi sinh. Sau sinh, nếu giấc ngủ của mẹ vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé, thậm chí ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con.

Cách khắc phục các hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ cần kết hợp nhiều phương khác nhau như:

Chế độ ăn uống

– Trước khi đi ngủ không nên ăn no, thời điểm ăn tối cách thời gian đi ngủ 2-3 tiếng để thức ăn có thể kịp tiêu hóa.

– Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ để tránh trào ngược, ợ chua, ợ hơi khi nằm ngủ.

– Hạn chế ăn ngọt để tránh nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

– Không uống trà, cà phê, socola vào buổi tối.

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B.

– Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Thói quen sinh hoạt

– Điều chỉnh tư thế ngủ ngon khi mang bầu: Nằm nghiêng người về bên trái, chân gác lên cao giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, gia tăng lượng máu cho tim, có lợi cho hệ tuần hoàn máu của nhau thai; giảm nguy cơ huyết áp thấp, hạn chế phù nề.

– Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, chăn ga, giường gối tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.

– Mẹ có thể ngâm chân nước ấm với gừng và muối, tinh dầu. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. Thời gian ngủ trưa của mẹ bầu từ 30 – 60 phút để trí não tỉnh táo hơn. Nhưng không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì sẽ khiến mẹ bị khó ngủ vào đêm.

– Mặc dù việc mang thai khiến cho cơ thể trở nên nặng nề, khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng sẽ là rất tốt nếu mẹ bầu có thể vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Hoạt động này có tác dụng giảm căng thẳng, giúp lưu thông khí huyết, hạn chế hiện tượng chuột rút và giúp mẹ bầu ngon giấc hơn.

– Nếu bị chuột rút, các mẹ hãy thực hiện động tác uốn cong rồi gập mạnh bàn chân xuống phía gót chân.

Theo TS.BS Nghiêm Thị Thùy Giang – Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Hồng Ngọc, phụ nữ mang thai có những biểu hiện như: khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm, thời gian ngủ ít hơn 6-7 tiếng một đêm thì cần thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp sớm, hạn chế những hậu quả do rối loạn giấc ngủ gây ra.

Cũng theo bác sĩ Giang, hiện có rất nhiều các biện pháp can thiệp rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ mang thai như:

– Liệu pháp không dùng thuốc: Vệ sinh giấc ngủ, luyện tập thư giãn…

– Liệu pháp hành vi: liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi nhận thức…

– Liệu pháp can thiệp bằng thuốc: Bác sĩ sẽ lựa chọn những dòng thuốc ít ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và thai nhi để điều trị rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ khi mang thai.

Tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ của chị em mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Liên hệ Hotline 0947 616 006 để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay:

KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BV ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Mẹo hay đẩy lùi mất ngủ khi mang thai hữu ích nhất

Mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu trong thai kỳ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các thai phụ mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân mất ngủ khi mang thai do đâu và cải thiện tình trạng này như thế nào? Mời các mẹ cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến. Theo khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (The National Sleep Foundation) năm 1998, có khoảng 78% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai và 15% mắc Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS) trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Biểu hiện của các rối loạn giấc ngủ khi mang thai bao gồm:

– Khó vào giấc ngủ.

– Khó duy trì giấc ngủ.

– Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ, (hơn 30 phút/lần)

– Thức dậy quá sớm.

– Thức dậy cảm thấy mệt, không sảng khoái.

Phần lớn thai phụ bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số ít mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân chính gây tình trạng mất ngủ khi mang thai là do thai nhi ngày càng phát triển khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, hiện tượng mất ngủ khi mang thai cũng do nhiều yếu tố khác tác động như:

Tiểu đêm nhiều lần

Thai nhi trong tử cung ngày càng phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy đi tiểu nhiều lần. Tiểu đêm thường xuyên gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ trong quá trình mang thai và khó có giấc ngủ sâu.

Nhiều mẹ bầu có thể đi tiểu hơn 10 lần/đêm, giấc ngủ không liên tục khiến cơ thể mệt mỏi.

Đau lưng, hông, chân và chuột rút

Chuột rút là tình trạng thường gặp ở bà bầu, xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân. Cơn đau chuột rút khiến bà bầu thức giấc, khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.

Ngoài ra, thai nhi càng phát triển khiến phần lưng, xương hông và chân của mẹ bầu phải chịu sức nặng của cả cơ thể nên dễ bị đau lưng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến chị em bị mất ngủ khi mang thai.

Sự thay đổi hocmon

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sự tăng lượng hocmon progesterone có thể gây ra sự buồn ngủ ban ngày, giảm trương lực cơ, tăng nguy cơ ngừng thở khi ngủ, ngáy nhiều và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu.

Ợ hơi và táo bón gây mất ngủ khi mang thai

Trong thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hơn bình thường, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Bên cạnh đó, thai nhi phát triển sẽ chèn ép dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản, gây ra trào ngược dạ dày. Điều này cũng dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Lo lắng và căng thẳng

Một nguyên nhân gây mất ngủ hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là trạng thái lo lắng về sự phát triển của thai nhi, quá trình sinh nở có an toàn hay không cũng như nhiều vấn đề khác trong công việc, gia đình, các mối quan hệ…

Tác hại của chứng mất ngủ khi mang thai?

Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh nở. Một nghiên cứu gần đây của Đại học California, San Francisco – Mỹ cho thấy những phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có khả năng chuyển dạ lâu hơn và nguy cơ phải sinh mổ cao gấp 4-5 lần.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nếu phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ có thể dẫn đến triệu chứng trầm cảm hoặc phát sinh trầm cảm sau khi sinh. Sau sinh, nếu giấc ngủ của mẹ vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé, thậm chí ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con.

Cách khắc phục các hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ cần kết hợp nhiều phương khác nhau như:

Chế độ ăn uống

– Trước khi đi ngủ không nên ăn no, thời điểm ăn tối cách thời gian đi ngủ 2-3 tiếng để thức ăn có thể kịp tiêu hóa.

– Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ để tránh trào ngược, ợ chua, ợ hơi khi nằm ngủ.

– Hạn chế ăn ngọt để tránh nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

– Không uống trà, cà phê, socola vào buổi tối.

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B.

– Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Thói quen sinh hoạt

– Điều chỉnh tư thế ngủ ngon khi mang bầu: Nằm nghiêng người về bên trái, chân gác lên cao giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, gia tăng lượng máu cho tim, có lợi cho hệ tuần hoàn máu của nhau thai; giảm nguy cơ huyết áp thấp, hạn chế phù nề.

– Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, chăn ga, giường gối tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.

– Mẹ có thể ngâm chân nước ấm với gừng và muối, tinh dầu. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. Thời gian ngủ trưa của mẹ bầu từ 30 – 60 phút để trí não tỉnh táo hơn. Nhưng không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì sẽ khiến mẹ bị khó ngủ vào đêm.

– Mặc dù việc mang thai khiến cho cơ thể trở nên nặng nề, khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng sẽ là rất tốt nếu mẹ bầu có thể vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Hoạt động này có tác dụng giảm căng thẳng, giúp lưu thông khí huyết, hạn chế hiện tượng chuột rút và giúp mẹ bầu ngon giấc hơn.

– Nếu bị chuột rút, các mẹ hãy thực hiện động tác uốn cong rồi gập mạnh bàn chân xuống phía gót chân.

Theo TS.BS Nghiêm Thị Thùy Giang – Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Hồng Ngọc, phụ nữ mang thai có những biểu hiện như: khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm, thời gian ngủ ít hơn 6-7 tiếng một đêm thì cần thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp sớm, hạn chế những hậu quả do rối loạn giấc ngủ gây ra.

Cũng theo bác sĩ Giang, hiện có rất nhiều các biện pháp can thiệp rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ mang thai như:

– Liệu pháp không dùng thuốc: Vệ sinh giấc ngủ, luyện tập thư giãn…

– Liệu pháp hành vi: liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi nhận thức…

– Liệu pháp can thiệp bằng thuốc: Bác sĩ sẽ lựa chọn những dòng thuốc ít ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và thai nhi để điều trị rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ khi mang thai.

Tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ của chị em mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Liên hệ Hotline 0947 616 006 để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay:

KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BV ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc