Phụ nữ mang thai luôn phải cẩn trọng với thức ăn mỗi ngày để an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Trứng vịt lộn là một trong số những món ăn ngon, được cho là nguồn dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Thế nhưng bà bầu ăn trứng vịt lộn có được hay không?
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Theo Đông y trứng lộn là món ăn bổ dưỡng dễ hấp thụ, nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong mỗi quả trứng lộn có 180 kcal, ngoài ra còn có nhiều chất béo có lợi cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin B1, vitamin C và beta-carotene, sắt, canxi, protein,… Khi mang thai cơ thể mẹ phải hoạt động nuôi dưỡng cả mẹ và bé do đó cần phải cung cấp nhiều năng lượng hơn. Trong khi đó, trứng vịt lộn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với giá thành thấp và dễ tìm kiếm, dễ chế biến. Bởi vậy có thể nói trứng vịt lộn là món ăn vô cùng phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu.
Những tác dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Ngăn ngừa thiếu máu
Khi mang thai phụ nữ cần nhiều sắt hơn để cung cấp cho thai nhi. Trong 100g trứng vịt lộn có chứa 3mg sắt, lượng sắt này giúp cơ thể mẹ bầu tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Hỗ trợ phát triển cơ quan của thai nhi
Lượng vitamin A dồi dào trong trứng vịt lộn có chức năng hỗ trợ cho sự phát triển về hình thái của các cơ quan như tim, gan, phổi,… Đặc biệt là phát triển của bộ phận mắt, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thị lực. Tránh tình trạng thai nhi không phát triển, phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và phát triển xương khớp của bé
Với bà bầu, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cấu tạo xương, răng của thai nhi. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đủ sẽ gây ra tình trạng: bé chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, dị dạng xương,… Bà bầu ăn trứng vịt lộn bổ sung canxi giúp thai nhi tăng cân nhanh, đảm bảo sự phát triển ổn định về khung xương.
Tăng cường sức đề kháng
Trong thời gian 3 tháng đầu sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Nguồn năng lượng dưỡng chất bao gồm protein, lipit, canxi, photpho từ trứng lộn nuôi dưỡng sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi, ngăn ngừa bệnh tật.
Những lưu ý cần thiết khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Trứng lộn chứa nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bà bầu. Cần lưu ý những điều sau đây:
- Khẩu phần: Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng lộn và chia thành 2 bữa khác nhau. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bởi trong trứng lộn chứa lượng cholesterol khá lớn có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra hàm lượng vitamin A cao trong trứng lộn cũng gây ra tình trạng vàng da, ảnh hưởng đến việc hình thành xương, thậm chí là dị tật thai nhi.
- Hạn chế ăn rau răm: Bà bầu ăn trứng lộn tuyệt đối không nên ăn rau răm, hoặc hạn chế tối đa rau răm vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung co bóp mạnh gây sảy thai.
- Không kết hợp với các gia vị nóng: Không nên ăn trứng lộn với các gia vị có tính nóng như tỏi, ớt quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị nóng người, đầy hơi, khó tiêu.
- Không nên ăn trứng lộn vào buổi tối hoặc trước khi ngủ: Trứng lộn chứa nhiều đạm dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc nôn nao khó ngủ cả đêm.
- Không ăn trứng đã để qua đêm: Bà bầu không nên ăn trứng lộn đã luộc và để qua đêm bởi có thể sinh ra những vi khuẩn gây hại hệ tiêu hoá.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn mang lại nhiều dinh dưỡng giá trị cho sức khỏe của mẹ và bé. Dù là món ngon bổ dưỡng khoái khẩu nhưng các mẹ bầu đừng quên những lưu ý cần thiết trước khi ăn để tránh gây ra những tác dụng ngược không mong muốn nhé! Chúc các mẹ bầu luôn khỏe.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Phụ nữ mang thai luôn phải cẩn trọng với thức ăn mỗi ngày để an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Trứng vịt lộn là một trong số những món ăn ngon, được cho là nguồn dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Thế nhưng bà bầu ăn trứng vịt lộn có được hay không?
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Theo Đông y trứng lộn là món ăn bổ dưỡng dễ hấp thụ, nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong mỗi quả trứng lộn có 180 kcal, ngoài ra còn có nhiều chất béo có lợi cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin B1, vitamin C và beta-carotene, sắt, canxi, protein,… Khi mang thai cơ thể mẹ phải hoạt động nuôi dưỡng cả mẹ và bé do đó cần phải cung cấp nhiều năng lượng hơn. Trong khi đó, trứng vịt lộn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với giá thành thấp và dễ tìm kiếm, dễ chế biến. Bởi vậy có thể nói trứng vịt lộn là món ăn vô cùng phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu.
Những tác dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Ngăn ngừa thiếu máu
Khi mang thai phụ nữ cần nhiều sắt hơn để cung cấp cho thai nhi. Trong 100g trứng vịt lộn có chứa 3mg sắt, lượng sắt này giúp cơ thể mẹ bầu tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Hỗ trợ phát triển cơ quan của thai nhi
Lượng vitamin A dồi dào trong trứng vịt lộn có chức năng hỗ trợ cho sự phát triển về hình thái của các cơ quan như tim, gan, phổi,… Đặc biệt là phát triển của bộ phận mắt, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thị lực. Tránh tình trạng thai nhi không phát triển, phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và phát triển xương khớp của bé
Với bà bầu, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cấu tạo xương, răng của thai nhi. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đủ sẽ gây ra tình trạng: bé chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, dị dạng xương,… Bà bầu ăn trứng vịt lộn bổ sung canxi giúp thai nhi tăng cân nhanh, đảm bảo sự phát triển ổn định về khung xương.
Tăng cường sức đề kháng
Trong thời gian 3 tháng đầu sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Nguồn năng lượng dưỡng chất bao gồm protein, lipit, canxi, photpho từ trứng lộn nuôi dưỡng sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi, ngăn ngừa bệnh tật.
Những lưu ý cần thiết khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Trứng lộn chứa nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bà bầu. Cần lưu ý những điều sau đây:
- Khẩu phần: Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng lộn và chia thành 2 bữa khác nhau. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bởi trong trứng lộn chứa lượng cholesterol khá lớn có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra hàm lượng vitamin A cao trong trứng lộn cũng gây ra tình trạng vàng da, ảnh hưởng đến việc hình thành xương, thậm chí là dị tật thai nhi.
- Hạn chế ăn rau răm: Bà bầu ăn trứng lộn tuyệt đối không nên ăn rau răm, hoặc hạn chế tối đa rau răm vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung co bóp mạnh gây sảy thai.
- Không kết hợp với các gia vị nóng: Không nên ăn trứng lộn với các gia vị có tính nóng như tỏi, ớt quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị nóng người, đầy hơi, khó tiêu.
- Không nên ăn trứng lộn vào buổi tối hoặc trước khi ngủ: Trứng lộn chứa nhiều đạm dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc nôn nao khó ngủ cả đêm.
- Không ăn trứng đã để qua đêm: Bà bầu không nên ăn trứng lộn đã luộc và để qua đêm bởi có thể sinh ra những vi khuẩn gây hại hệ tiêu hoá.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn mang lại nhiều dinh dưỡng giá trị cho sức khỏe của mẹ và bé. Dù là món ngon bổ dưỡng khoái khẩu nhưng các mẹ bầu đừng quên những lưu ý cần thiết trước khi ăn để tránh gây ra những tác dụng ngược không mong muốn nhé! Chúc các mẹ bầu luôn khỏe.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi