Mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không?

Rau dền là loại rau có tính mát tốt cho sức khỏe thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, với thai phụ trong những tháng đầu cần cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không? Tổ hợp y tế MEDIPLUS xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau dền được không?

Rau dền là loại rau quen thuộc có vị ngọt mát và hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau dền có nhiều loại như rau dền đỏ, dền trắng, rau dền cơm hay rau dền có gai. Tất cả các loại rau dền đều được đánh giá là lành tính và tốt cho sức khỏe.

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau dền với liều lượng vừa phải để mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như:

  • Trong rau dền có chứa hàm lượng Vitamin A, C và các khoáng chất: giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Rau dền có tính mát: giúp giải nhiệt cho mẹ bầu thường xuyên bị nóng trong.
  • Chất xơ trong rau dền: tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón thai kỳ hiệu quả.
  • Rau dền có chứa hàm lượng canxi: cao phòng ngừa loãng xương, chuột rút cho mẹ bầu và hỗ trợ hình thành hệ xương cho thai nhi.
  • Axit Folic có trong rau dền: là chất cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Hàm lượng sắt có trong rau dền: giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cải thiện hệ xương cho phụ nữ mang thai.

Cụ thể trong 100g rau dền có những dưỡng chất như sau:

Vi chất Vitamin Khoáng chất Năng lượng: 102 kcal Folate: 22mcg Đồng: 0,149mg Chất béo: 1,6g Niacin: 0,235mg Canxi: 47mg Chất xơ: 2,1g Riboflavin: 0,022mg Magie: 65mg Protein: 3,8g Thiamin: 0,015mg Mangan: 0,854mg Carbohydrate: 18,69g Vitamin B6 0,113 Kali: 135mg Vitamin E: 0,19mg Phospho: 135 mg Beta-tocopherol: 0,38mg Natri: 6mg Alpha-tocopherol: 0,19mg Kẽm: 0.86 mg

2. Năm lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền đúng cách

Với hàm lượng dưỡng chất trong bảng dinh dưỡng trên, rau dền nếu ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi.

2.1. Bổ sung canxi cho mẹ bầu

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu thường có cảm giác tê buồn chân tay, mỏi cơ, chuột rút do thiếu canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng canxi có trong rau dền cao hơn cả so với sữa bò và rau cải bó xôi.

Trong 100g rau dền có 47mg canxi và hàng loạt nguyên tố khoáng chất, vitamin K hỗ trợ hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Vì vậy, rau dền là loại rau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mẹ bầu thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường. Bổ sung rau dền vào thực đơn là giải pháp giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể tốt nhất trong những ngày hè nóng nực.

2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong rau dền tương đối cao gấp gần 3 lần so với lúa mì. Vì vậy, đây là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón thai kỳ. Nước nấu từ rau dền tươi còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy và giảm tình trạng mất nước hiệu quả.

2.4. Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Chất beta – carotene trong rau dền được nhận định cao hơn nhiều so với một số loại rau khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong rau dền tương đối cao, nhiều hơn so với lượng sắt trong cải bó xôi. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung loại rau này vào thực đơn để cung cấp hàm lượng sắt cần thiết, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.

2.5. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Axit folic có trong rau dền giúp hỗ trợ quá trình phát triển tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu. Đây là nhóm chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi và góp phần trong việc hình thành và phát triển não bộ của bé.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền như thế nào đúng cách

Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 200g rau dền/lần và mỗi tuần tốt nhất chỉ nên ăn 2 – 3 bữa rau này. Ngoài rau dền bạn nên bổ sung thêm những loại rau bổ dưỡng khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Trước khi chế biến rau dền, mẹ bầu cần rửa kỹ rau và nấu chín rau khi ăn. Mẹ bầu có thể đa dạng cách chế biến như luộc rau, nấu canh hoặc xào cùng các thực phẩm khác. Tuy nhiên, rau dền không nên hâm lại quá nhiều lần dẫn đến mất chất dinh dưỡng và nitrat có trong rau chuyển hóa thành nitrit dẫn đến nguy cơ ung thư.

Một số món ngon với rau dền mẹ bầu có thể tham khảo:

Rau dền xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 200g rau dền.
  • 4 – 5 tép tỏi.
  • Dầu ăn, muối.

Cách làm:

  • Rau dền nhặt ngọn non, rửa sạch với nước.
  • Tỏi bóc vỏ đem đập dập.
  • Cho dầu ăn vào chảo và phi thơm tỏi, cho rau dền vào và nêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Xào khoảng 1 – 2 phút đến khi rau dền mềm là hoàn thành.

Canh rau dền nấu tôm khô

Nguyên liệu:

  • 200g rau dền.
  • 50g tôm khô.
  • Hành, tỏi.
  • Bột canh, nước mắm, đường, tiêu.

Cách làm:

  • Rau dền nhặt ngọn non, rửa sạch.
  • Tôm khô ngâm nước cho mềm và rửa sạch, giã sơ hoặc để nguyên con tùy thích
  • Hành tỏi bóc vỏ, đập nhỏ và cho lên chảo phi thơm.
  • Cho tôm khô vào xào thơm, cho thêm nước để nấu canh.
  • Nêm gia vị vừa ăn và cho rau dền vào nồi.
  • Cho thêm chút tiêu và dùng canh khi còn nóng.

4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền

Rau dền có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn hoặc thậm chí không nên ăn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Mẹ bầu bị viêm thấp khớp, sỏi thận hay gút không nên ăn: Rau dền có chứa acid oxalic hình thành sỏi oxalat nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Không dùng cho mẹ bầu bị tiêu chảy mãn tính hoặc hư hàn: Rau dền có tính mát, giải nhiệt không phù hợp với mẹ bầu có thai hư hàn hay người thể chất lạnh, thường xuyên bị tiêu chảy.
  • Mẹ bầu bị dị ứng với rau dền hay chất Histamin: Nên ăn thử rau dền một lượng nhỏ trước xem bản thân có bị dị ứng hay không.

Các lưu ý khi kết hợp rau dền và các thực phẩm khác:

  • Không ăn cùng thịt baba: vì hai loại thực phẩm đối nghịch tạo ra chất độc nguy hiểm. Nếu chẳng may đã ăn cần uống nước rau muống sống giã ra để giải độc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Không ăn rau dền với thịt ba chỉ và tráng miệng bằng lê: gây ngộ độc, nôn mửa.

Một số nguy hại khi mẹ bầu ăn rau dền quá nhiều, không đúng liều lượng:

  • Gây đầy hơi, chướng bụng, thậm chí táo bón: Do hàm lượng chất xơ trong rau dền cao, bởi vậy không nên ăn nhiều cùng một lúc.
  • Gây sỏi thận: Hàm lượng purin cao trong rau dền gây hại thận và chuyển hóa thành axit uric và canxi kết tủa gây sỏi thận.
  • Gây bệnh gút: Do rau dền có chứa hàm lượng acid oxalic lớn làm trầm trọng hơn những phản viêm dẫn đến các triệu chứng bệnh gút nặng nề hơn.
  • Khiến bề mặt răng mất độ nhẵn nhụi: Rau dền có hàm lượng axit oxalic không tan trong nước khiến bề mặt răng bị sần, nhám trong vài giờ.

Với những thông tin trong bài viết này, câu hỏi “mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không?” đã có câu trả lời là CÓ. Mẹ bầu nên bổ sung rau dền vào thực đơn với mức độ vừa phải và tuân thủ những lưu ý kể trên khi ăn.

Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không?

Rau dền là loại rau có tính mát tốt cho sức khỏe thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, với thai phụ trong những tháng đầu cần cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không? Tổ hợp y tế MEDIPLUS xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau dền được không?

Rau dền là loại rau quen thuộc có vị ngọt mát và hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau dền có nhiều loại như rau dền đỏ, dền trắng, rau dền cơm hay rau dền có gai. Tất cả các loại rau dền đều được đánh giá là lành tính và tốt cho sức khỏe.

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau dền với liều lượng vừa phải để mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như:

  • Trong rau dền có chứa hàm lượng Vitamin A, C và các khoáng chất: giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Rau dền có tính mát: giúp giải nhiệt cho mẹ bầu thường xuyên bị nóng trong.
  • Chất xơ trong rau dền: tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón thai kỳ hiệu quả.
  • Rau dền có chứa hàm lượng canxi: cao phòng ngừa loãng xương, chuột rút cho mẹ bầu và hỗ trợ hình thành hệ xương cho thai nhi.
  • Axit Folic có trong rau dền: là chất cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Hàm lượng sắt có trong rau dền: giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cải thiện hệ xương cho phụ nữ mang thai.

Cụ thể trong 100g rau dền có những dưỡng chất như sau:

Vi chất Vitamin Khoáng chất Năng lượng: 102 kcal Folate: 22mcg Đồng: 0,149mg Chất béo: 1,6g Niacin: 0,235mg Canxi: 47mg Chất xơ: 2,1g Riboflavin: 0,022mg Magie: 65mg Protein: 3,8g Thiamin: 0,015mg Mangan: 0,854mg Carbohydrate: 18,69g Vitamin B6 0,113 Kali: 135mg Vitamin E: 0,19mg Phospho: 135 mg Beta-tocopherol: 0,38mg Natri: 6mg Alpha-tocopherol: 0,19mg Kẽm: 0.86 mg

2. Năm lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền đúng cách

Với hàm lượng dưỡng chất trong bảng dinh dưỡng trên, rau dền nếu ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi.

2.1. Bổ sung canxi cho mẹ bầu

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu thường có cảm giác tê buồn chân tay, mỏi cơ, chuột rút do thiếu canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng canxi có trong rau dền cao hơn cả so với sữa bò và rau cải bó xôi.

Trong 100g rau dền có 47mg canxi và hàng loạt nguyên tố khoáng chất, vitamin K hỗ trợ hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Vì vậy, rau dền là loại rau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mẹ bầu thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường. Bổ sung rau dền vào thực đơn là giải pháp giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể tốt nhất trong những ngày hè nóng nực.

2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong rau dền tương đối cao gấp gần 3 lần so với lúa mì. Vì vậy, đây là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón thai kỳ. Nước nấu từ rau dền tươi còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy và giảm tình trạng mất nước hiệu quả.

2.4. Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Chất beta – carotene trong rau dền được nhận định cao hơn nhiều so với một số loại rau khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong rau dền tương đối cao, nhiều hơn so với lượng sắt trong cải bó xôi. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung loại rau này vào thực đơn để cung cấp hàm lượng sắt cần thiết, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.

2.5. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Axit folic có trong rau dền giúp hỗ trợ quá trình phát triển tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu. Đây là nhóm chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi và góp phần trong việc hình thành và phát triển não bộ của bé.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền như thế nào đúng cách

Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 200g rau dền/lần và mỗi tuần tốt nhất chỉ nên ăn 2 – 3 bữa rau này. Ngoài rau dền bạn nên bổ sung thêm những loại rau bổ dưỡng khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Trước khi chế biến rau dền, mẹ bầu cần rửa kỹ rau và nấu chín rau khi ăn. Mẹ bầu có thể đa dạng cách chế biến như luộc rau, nấu canh hoặc xào cùng các thực phẩm khác. Tuy nhiên, rau dền không nên hâm lại quá nhiều lần dẫn đến mất chất dinh dưỡng và nitrat có trong rau chuyển hóa thành nitrit dẫn đến nguy cơ ung thư.

Một số món ngon với rau dền mẹ bầu có thể tham khảo:

Rau dền xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 200g rau dền.
  • 4 – 5 tép tỏi.
  • Dầu ăn, muối.

Cách làm:

  • Rau dền nhặt ngọn non, rửa sạch với nước.
  • Tỏi bóc vỏ đem đập dập.
  • Cho dầu ăn vào chảo và phi thơm tỏi, cho rau dền vào và nêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Xào khoảng 1 – 2 phút đến khi rau dền mềm là hoàn thành.

Canh rau dền nấu tôm khô

Nguyên liệu:

  • 200g rau dền.
  • 50g tôm khô.
  • Hành, tỏi.
  • Bột canh, nước mắm, đường, tiêu.

Cách làm:

  • Rau dền nhặt ngọn non, rửa sạch.
  • Tôm khô ngâm nước cho mềm và rửa sạch, giã sơ hoặc để nguyên con tùy thích
  • Hành tỏi bóc vỏ, đập nhỏ và cho lên chảo phi thơm.
  • Cho tôm khô vào xào thơm, cho thêm nước để nấu canh.
  • Nêm gia vị vừa ăn và cho rau dền vào nồi.
  • Cho thêm chút tiêu và dùng canh khi còn nóng.

4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau dền

Rau dền có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn hoặc thậm chí không nên ăn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Mẹ bầu bị viêm thấp khớp, sỏi thận hay gút không nên ăn: Rau dền có chứa acid oxalic hình thành sỏi oxalat nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Không dùng cho mẹ bầu bị tiêu chảy mãn tính hoặc hư hàn: Rau dền có tính mát, giải nhiệt không phù hợp với mẹ bầu có thai hư hàn hay người thể chất lạnh, thường xuyên bị tiêu chảy.
  • Mẹ bầu bị dị ứng với rau dền hay chất Histamin: Nên ăn thử rau dền một lượng nhỏ trước xem bản thân có bị dị ứng hay không.

Các lưu ý khi kết hợp rau dền và các thực phẩm khác:

  • Không ăn cùng thịt baba: vì hai loại thực phẩm đối nghịch tạo ra chất độc nguy hiểm. Nếu chẳng may đã ăn cần uống nước rau muống sống giã ra để giải độc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Không ăn rau dền với thịt ba chỉ và tráng miệng bằng lê: gây ngộ độc, nôn mửa.

Một số nguy hại khi mẹ bầu ăn rau dền quá nhiều, không đúng liều lượng:

  • Gây đầy hơi, chướng bụng, thậm chí táo bón: Do hàm lượng chất xơ trong rau dền cao, bởi vậy không nên ăn nhiều cùng một lúc.
  • Gây sỏi thận: Hàm lượng purin cao trong rau dền gây hại thận và chuyển hóa thành axit uric và canxi kết tủa gây sỏi thận.
  • Gây bệnh gút: Do rau dền có chứa hàm lượng acid oxalic lớn làm trầm trọng hơn những phản viêm dẫn đến các triệu chứng bệnh gút nặng nề hơn.
  • Khiến bề mặt răng mất độ nhẵn nhụi: Rau dền có hàm lượng axit oxalic không tan trong nước khiến bề mặt răng bị sần, nhám trong vài giờ.

Với những thông tin trong bài viết này, câu hỏi “mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không?” đã có câu trả lời là CÓ. Mẹ bầu nên bổ sung rau dền vào thực đơn với mức độ vừa phải và tuân thủ những lưu ý kể trên khi ăn.

Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.