Bà bầu có nên ăn chuối sứ? 4 lợi ích và 6 lưu ý khi ăn – MarryBaby

– Lấy bánh ra và ăn kèm với hoa quả, sữa chua.

– Có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng trong 2 – 3 ngày.

3. Chè chuối sứ nước cốt dừa

Chè chuối sứ nước cốt dừa

Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm: chuối sứ 1 nải, muối 1/2 thìa cà phê, đường 1 bát nhỏ, bột năng hoặc bột bắp vừa đủ, dừa bào sợi vừa đủ, lạc (đậu phộng) rang, bột báng 50g, nước cốt dừa 400ml.

Thực hiện:

– Đậu phộng rang giã nhuyễn, chuối bóc vỏ cắt thành những khoanh vừa ăn.

– Ướp chuối với đường, muối để yên 20 – 30 phút cho gia vị thấm đều.

– Bột báng rửa sạch, ngâm nước 15 phút cho nở rồi vớt ra để ráo.

– Bắc nồi lên bếp, đun nóng 1/2 nước cốt dừa với một bát nước lọc.

– Cho chuối vào nồi nấu đến khi vừa chín mềm, tiếp theo cho bột báng vào, khi bột báng đã trong thì nêm đường và 1/2 nước cốt dừa còn lại.

– Pha bột năng hoặc bột bắp với nước rồi đổ dần dần vào nồi chuối, khuấy đều cho đến khi nước chè chuối hơi đặc sền sệt là được. Múc chè ra chén, rắc ít đậu phộng rang và dừa sợi lên trên cho bắt mắt và tăng hương vị.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách làm chuối sấy khô, món ăn vặt hấp dẫn cho mẹ bầu

Những lưu ý khi bà bầu ăn chuối sứ

Bà bầu có nên ăn chuối sứ

1. Không ăn chuối còn xanh hoặc đã chín mục

Bà bầu có nên ăn chuối sứ? Mặc dù mẹ hoàn toàn có thể ăn chuối sứ trong suốt thai kỳ nhưng cần lưu ý không nên ăn chuối sứ khi còn xanh. Bà bầu ăn chuối chưa chín có thể gây táo bón nặng hơn, thậm chí tổn thương dạ dày, đường ruột và ảnh hưởng đến an toàn cho em bé.

Ngoài ra, chuối đã quá chín chuyển sang màu đen cũng nên kiêng vì hàm lượng dinh dưỡng đã thất thoát không ít. Việc bạn bảo quản chuối không cẩn thận còn khiến vi khuẩn bám vào, sinh sôi và xâm nhập gây bệnh cho mẹ bầu.

2. Bà bầu có chứng tỳ vị hư hàn nên ăn chuối sứ đã nấu chín

Chuối sứ khi còn tươi dù quả đã chín vẫn thuộc nhóm trái cây có tính hàn. Do đó, mẹ bầu bị tỳ vị hư hàn chỉ nên ăn chuối sứ đã chế biến qua nhiệt độ, giảm bớt hàn tính và hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.

3. Ăn chuối sứ cần chú ý lượng vừa phải

Mặc dù chuối sứ khá an toàn và dễ ăn, lại giàu dinh dưỡng nhưng do nó có chứa hàm lượng đường khá cao nên khuyến cáo mẹ bầu không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều. Ngoài ra, bạn nên mua chuối ở chỗ uy tín và chuối vừa chặt khỏi cây càng tốt vì còn giữ được độ tươi mới.

Ăn chuối kiêng kị gì?

không ăn chuối sứ với dưa hấu

1. Không ăn chuối trái mùa

Chuối nói riêng và các rau củ quả nói chung đều nên lựa chọn ăn theo đúng mùa. Bởi vì thực vật trồng trái mùa có thể sẽ sử dụng phân thuốc, chất kích thích cao hơn, mức độ nguy hiểm cũng tăng lên nếu quá trình sơ chế, nấu nướng không đảm bảo. Một số trường hợp nặng còn có thể gây dị tật thai nhi.

2. Không ăn chuối cùng với dưa hấu

Chuối và dưa hấu đều có tính hàn khá cao. Mỗi lần mẹ bầu nên ăn với một số lượng nhỏ và không ăn 2 loại quả này cùng lúc để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3. Không ăn chuối với sữa bò

Rất nhiều người có sở thích dùng chuối kết hợp sữa bò, đặc biệt là trong bữa ăn sáng. Điều này sẽ làm giảm dinh dưỡng của thực phẩm, gây khó tiêu và thoát nước của cơ thể.

Trong sữa bò có 80% protein thuộc về nhóm casein, khi ăn chung với chuối sẽ khiến casein bị lắng tụ, ngưng kết, gây bất lợi cho tiêu hóa. Việc này cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và đường ruột cho mẹ bầu.

Hẳn đến đây bạn đã biết bà bầu có nên ăn chuối sứ, bà bầu ăn chuối sứ có tốt không. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

>>> Bạn có thể quan tâm: Ăn chuối có béo không? 10 mẹ ăn, 9 mẹ có thể chưa biết

LÊ PHƯƠNG