Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không? – Nhà thuốc FPT Long Châu

Bà bầu 3 tháng đầu không thể tùy tiện ăn các loại trái cây theo sở thích. Có những quả ăn vào sẽ khiến thai phụ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nguy cơ sảy thai. Ổi theo Đông y là quả có tính ấm, theo kinh nghiệm dân gian là quả có thể gây táo bón. Vậy bà bầu ba tháng đầu ăn quả ổi được không? Bầu 3 tháng đầu muốn ăn ổi thì ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và bé?

Bà bầu 3 tháng đầu ăn ổi có tốt không?

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Bé bắt đầu phát triển hệ thần kinh vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Đến tuần thứ 6 thì bắt đầu hình thành não, tủy sống cùng với tim, hệ tuần hoàn và nội tạng. Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Quả ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu 3 tháng đầu không?

Quả ổi chứa hầu hết các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Thống kê trong 100g ổi đáp ứng các chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Chất xơ (5.5g): Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón thai kỳ.
  • Canxi (17mg): Giúp bà bầu có xương chắc khỏe, phòng ngừa chuột rút. Ở tuần thứ 7, các ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu hình thành. Canxi sẽ thúc đẩy hình thành khung xương, chống dị dạng ở xương.
  • Vitamin C (228.3mg): Giúp thai phụ tăng đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và chống lại các mầm bệnh từ bên ngoài. Vitamin C cũng tăng 20% khả năng hấp thụ sắt, phòng ngừa thiếu máu.
  • Các nguyên tố vi lượng: Photpho, magie, natri tham gia vào duy trì chức năng của các cơ quan. Thành phần vitamin B6, B12 và đặc biệt là vitamin B9 (axit folic) có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét theo giá trị dinh dưỡng, thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn ổi có tốt không được giải đáp là rất tốt. Nhưng không vì thế mà thai phụ thoải mái ăn theo sở thích. Ăn nhiều ổi hoặc ăn ổi sai cách sẽ dẫn tới mối nguy cho cả mẹ và bé.

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không?

Ổi là trái cây lành tính và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Kể cả trẻ nhỏ, người tiểu đường, người bị bệnh về dạ dày cũng có thể ăn hoặc uống nước ép ổi. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu ăn được ổi trong liều lượng cho phép. Thai phụ không nên ăn nhiều ổi để tránh các mối nguy tới sức khỏe:

  • Ăn nhiều ổi có thể khiến bà bầu bị đầy hơi, táo bón. Nguyên nhân do ổi chứa tanin là chất có đặc tính làm se. Tanin tích tụ trong dạ dày sẽ làm se niêm mạc, làm chậm nhu động ruột và cản trở đào thải cặn bã.
  • Mặc dù trong ổi chứa protein tyrosine phosphatase cải thiện tình trạng kháng insulin, tốt cho bệnh tiểu đường. Nhưng nếu ăn nhiều hoặc ăn cả vỏ có thể làm tăng đường huyết, nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Thai phụ dễ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày vì cơ thể thay đổi progesterone. Ăn nhiều ổi dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, nhất là ăn cả hạt có thể gây viêm loét dạ dày, hội chứng kích thích ruột.
  • Quả ổi dễ tiếp xúc với khuẩn salmonella, E.coli và listeria. Bà bầu ăn ổi cả vỏ mà không rửa sạch có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, đau bụng, tiêu chảy.

Ăn ổi như thế nào tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Bạn không còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không nhưng chưa biết cách ăn tốt cho bà bầu? Dưới đây là những gợi ý ăn ổi đúng cách khi mang thai.

  • Không ăn ổi non, ổi xanh vì nguy cơ táo bón cao hơn ổi chín.
  • Rửa sạch và gọt bỏ vỏ nếu không an tâm về chất lượng của ổi. Có thể ăn cả vỏ nếu chắc chắn rằng ổi sạch, không chứa hóa chất.
  • Nhai kỹ ổi để dễ tiêu hóa, loại bỏ hạt để tránh tăng áp lực lên dạ dày. Nếu lo ngại ăn ổi bị đau dạ dày, bạn có thể dùng nước ép ổi.
  • Chỉ sử dụng những quả ổi còn tươi và lành, không bị dập nát hoặc bị thối.
  • Mỗi ngày, thai phụ chỉ nên ăn khoảng 100g ổi. Nếu muốn ăn nhiều hơn, hãy chờ ít nhất 2 tiếng sau đó để giảm tải cho hệ tiêu hóa.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Mặc dù trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe thai kỳ nhưng không phải quả nào cũng an toàn. Không chỉ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không, các thai phụ còn băn khoăn khi lựa chọn nhiều loại thực phẩm và trái cây khác. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu cần hết sức thận trọng khi ăn các loại trái cây gây sảy thai, nóng trong người hoặc dị ứng.

  • Quả dứa: Chất bromelain có tác dụng làm mềm và yếu cổ tử cung nên dễ gây sảy thai. Dứa càng xanh thì hàm lượng bromelain càng cao.
  • Quả nhãn, vải: Hai quả này có tính nóng, tăng sinh nhiệt bên trong cơ thể. Thai phụ ăn nhiều dễ bị “bốc hỏa”, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đu đủ xanh: Chứa chất latex gây co bóp tử cung, nguy cơ sảy thai. Enzyme papain trong đu đủ xanh ức chế phát triển tế bào không tốt cho thai nhi.
  • Quả đào: Đào vừa có tính nóng, vừa là quả dễ gây dị ứng, tăng nguy cơ chảy máu bất thường ở thai phụ. Bà bầu tuyệt đối không ăn đào nếu có dấu hiệu xuất huyết.

Những giải đáp về việc mang bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không đã giúp các thai phụ an tâm hơn khi ăn ổi. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và giúp bé phát triển, bà bầu nên tăng cường bổ sung axit folic khi mang thai, uống sắt và canxi. Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không? – Nhà thuốc FPT Long Châu

Bà bầu 3 tháng đầu không thể tùy tiện ăn các loại trái cây theo sở thích. Có những quả ăn vào sẽ khiến thai phụ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nguy cơ sảy thai. Ổi theo Đông y là quả có tính ấm, theo kinh nghiệm dân gian là quả có thể gây táo bón. Vậy bà bầu ba tháng đầu ăn quả ổi được không? Bầu 3 tháng đầu muốn ăn ổi thì ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và bé?

Bà bầu 3 tháng đầu ăn ổi có tốt không?

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Bé bắt đầu phát triển hệ thần kinh vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Đến tuần thứ 6 thì bắt đầu hình thành não, tủy sống cùng với tim, hệ tuần hoàn và nội tạng. Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Quả ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu 3 tháng đầu không?

Quả ổi chứa hầu hết các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Thống kê trong 100g ổi đáp ứng các chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Chất xơ (5.5g): Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón thai kỳ.
  • Canxi (17mg): Giúp bà bầu có xương chắc khỏe, phòng ngừa chuột rút. Ở tuần thứ 7, các ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu hình thành. Canxi sẽ thúc đẩy hình thành khung xương, chống dị dạng ở xương.
  • Vitamin C (228.3mg): Giúp thai phụ tăng đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và chống lại các mầm bệnh từ bên ngoài. Vitamin C cũng tăng 20% khả năng hấp thụ sắt, phòng ngừa thiếu máu.
  • Các nguyên tố vi lượng: Photpho, magie, natri tham gia vào duy trì chức năng của các cơ quan. Thành phần vitamin B6, B12 và đặc biệt là vitamin B9 (axit folic) có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét theo giá trị dinh dưỡng, thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn ổi có tốt không được giải đáp là rất tốt. Nhưng không vì thế mà thai phụ thoải mái ăn theo sở thích. Ăn nhiều ổi hoặc ăn ổi sai cách sẽ dẫn tới mối nguy cho cả mẹ và bé.

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không?

Ổi là trái cây lành tính và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Kể cả trẻ nhỏ, người tiểu đường, người bị bệnh về dạ dày cũng có thể ăn hoặc uống nước ép ổi. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu ăn được ổi trong liều lượng cho phép. Thai phụ không nên ăn nhiều ổi để tránh các mối nguy tới sức khỏe:

  • Ăn nhiều ổi có thể khiến bà bầu bị đầy hơi, táo bón. Nguyên nhân do ổi chứa tanin là chất có đặc tính làm se. Tanin tích tụ trong dạ dày sẽ làm se niêm mạc, làm chậm nhu động ruột và cản trở đào thải cặn bã.
  • Mặc dù trong ổi chứa protein tyrosine phosphatase cải thiện tình trạng kháng insulin, tốt cho bệnh tiểu đường. Nhưng nếu ăn nhiều hoặc ăn cả vỏ có thể làm tăng đường huyết, nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Thai phụ dễ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày vì cơ thể thay đổi progesterone. Ăn nhiều ổi dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, nhất là ăn cả hạt có thể gây viêm loét dạ dày, hội chứng kích thích ruột.
  • Quả ổi dễ tiếp xúc với khuẩn salmonella, E.coli và listeria. Bà bầu ăn ổi cả vỏ mà không rửa sạch có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, đau bụng, tiêu chảy.

Ăn ổi như thế nào tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Bạn không còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không nhưng chưa biết cách ăn tốt cho bà bầu? Dưới đây là những gợi ý ăn ổi đúng cách khi mang thai.

  • Không ăn ổi non, ổi xanh vì nguy cơ táo bón cao hơn ổi chín.
  • Rửa sạch và gọt bỏ vỏ nếu không an tâm về chất lượng của ổi. Có thể ăn cả vỏ nếu chắc chắn rằng ổi sạch, không chứa hóa chất.
  • Nhai kỹ ổi để dễ tiêu hóa, loại bỏ hạt để tránh tăng áp lực lên dạ dày. Nếu lo ngại ăn ổi bị đau dạ dày, bạn có thể dùng nước ép ổi.
  • Chỉ sử dụng những quả ổi còn tươi và lành, không bị dập nát hoặc bị thối.
  • Mỗi ngày, thai phụ chỉ nên ăn khoảng 100g ổi. Nếu muốn ăn nhiều hơn, hãy chờ ít nhất 2 tiếng sau đó để giảm tải cho hệ tiêu hóa.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Mặc dù trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe thai kỳ nhưng không phải quả nào cũng an toàn. Không chỉ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không, các thai phụ còn băn khoăn khi lựa chọn nhiều loại thực phẩm và trái cây khác. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu cần hết sức thận trọng khi ăn các loại trái cây gây sảy thai, nóng trong người hoặc dị ứng.

  • Quả dứa: Chất bromelain có tác dụng làm mềm và yếu cổ tử cung nên dễ gây sảy thai. Dứa càng xanh thì hàm lượng bromelain càng cao.
  • Quả nhãn, vải: Hai quả này có tính nóng, tăng sinh nhiệt bên trong cơ thể. Thai phụ ăn nhiều dễ bị “bốc hỏa”, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đu đủ xanh: Chứa chất latex gây co bóp tử cung, nguy cơ sảy thai. Enzyme papain trong đu đủ xanh ức chế phát triển tế bào không tốt cho thai nhi.
  • Quả đào: Đào vừa có tính nóng, vừa là quả dễ gây dị ứng, tăng nguy cơ chảy máu bất thường ở thai phụ. Bà bầu tuyệt đối không ăn đào nếu có dấu hiệu xuất huyết.

Những giải đáp về việc mang bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không đã giúp các thai phụ an tâm hơn khi ăn ổi. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và giúp bé phát triển, bà bầu nên tăng cường bổ sung axit folic khi mang thai, uống sắt và canxi. Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp