Đáp án cho câu hỏi “Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?” là không nên. Bởi vì, tư thế ngồi xổm gây ra nhiều tác hại cho người mẹ và có thể gián tiếp đưa tới nguy hiểm cho thai nhi. Vấn đề này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi vì ngồi xổm sẽ gây hại cho cột sống, tử cung, bụng dưới, xương bánh chè, phần chân, tử cung, bàng quang,… Đồng thời, ngồi xổm khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dễ khiến mẹ bầu bị ngã, có thể bị sảy thai.
Tư thế ngồi xổm mang lại nhiều tác hại cho bà bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu được giải thích như sau:
- Tăng áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, phần sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới, gây áp lực cho tử cung và bàng quang gây đau bụng cho mẹ bầu. Tình trạng đau bụng xảy ra thường xuyên sẽ tác động xấu tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Gây phù nề, giãn tĩnh mạch: Khi ngồi xổm chân sẽ co lại khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn, không lưu thông bình thường được. Điều này khiến cho mẹ bầu bị tê chân, phù nề hoặc giãn tĩnh mạch.
Việc chân bị tê mỏi hoặc phù nề khiến mẹ bầu khó giữ được thăng bằng nên nguy cơ bị ngã về phía trước hoặc bật ngửa ra sau là rất cao. Việc bị ngã trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm bởi lúc này bào thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung, nên mẹ bầu có thể bị sảy thai.
- Gây đau xương khớp ở chân: Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.
- Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai dần lớn lên kéo theo cân nặng tăng lên. Điều này đã tạo ra một gánh nặng cho cột sống nhằm giữ được cân bằng cho cơ thể. Do đó, cột sống của bà bầu 3 tháng đầu dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, gây ra cảm giác đau nhói.
Như vậy, từ những nguyên nhân và hệ quả kể trên, bà bầu 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Thay vào đó, các mẹ bầu nên thực hiện những tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho cơ thể lúc này.
Xem thêm:
- Đi xe máy trong 3 tháng bầu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi hay không?
- 9 lầm tưởng về âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ bầu PHẢI BIẾT
- 9 trạng thái tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường xuyên gặp phải | Cách xử lý
2. Tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho bà bầu 3 tháng đầu
Mặc dù, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai còn khá nhỏ, mẹ chưa gặp khó khăn trong việc di chuyển, đứng ngồi giống như 2 giai đoạn sau. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lựa chọn loại ghế ngồi phù hợp và tư thế ngồi đúng cách khi làm việc tại nhà.
2.1 Khi ngồi làm việc tại nhà
Khi ngồi làm các công việc nhà như nhặt rau, giặt quần áo,… mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần lưu ý những điều sau để tránh việc tạo áp lực ở vùng bụng:
- Loại ghế ngồi: Mẹ bầu nên chọn loại ghế có lưng tựa và có chiều cao sao cho khi ngồi xuống, chân mẹ có thể gập 90 độ là được. Mẹ không nên chọn loại ghế quá thấp khiến cho việc đứng lên ngồi xuống khó khăn.
- Tư thế ngồi: Mẹ nên ngồi thẳng lưng và cổ, chân chạm sàn và mở ra để tránh tạo lực ép vào bụng.
- Cách ngồi xuống, đứng lên: Mẹ nên từ từ đứng lên và ngồi xuống để tránh bị ngã đột ngột do máu chưa kịp lên não gây chóng mặt. Mẹ nên đặt mông ngồi xuống trước rồi mới tựa lưng vào ghế.
- Tư thế nên tránh: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên tránh ngồi gập người về phía trước. Bởi vì tư thế này tạo ra áp lực lên bụng gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên ngồi ngửa ra đằng sau, mông không chạm phần lưng ghế vì nó sẽ khiến mẹ bầu bị mỏi cột sống và dễ bị trượt ngã về đằng trước.
Lưu ý:
Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu khiến cơ thể bị nhức mỏi, chân bị tê. Mẹ nên để đồ vật lên cao để có thể đứng làm sẽ thoải mái hơn, hạn chế đứng lên ngồi xuống.
2.2 Khi thư giãn (đọc sách, uống trà…)
Khi ngồi thư giãn như đọc sách, uống trà,… bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên lựa chọn ghế, tư thế ngồi, cách đứng lên, ngồi xuống… như dưới đây để tạo được cảm giác thoải mái nhất:
- Chọn ghế: Mẹ bầu nên ngồi trên ghế sofa rộng, có điểm tựa lưng để mẹ bầu dựa vào khi ngồi. Hoặc mẹ có thể lựa chọn các loại ghế chuyên dụng được thiết kế phù hợp với cơ thể của mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
- Tư thế ngồi: Khi ngồi thư giãn trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên đặt mông hoàn toàn trong ghế, lưng tựa vào ghế, duỗi 2 chân ra và song song với mặt đất.
- Cách đứng lên, ngồi xuống: Mẹ bầu nên đứng lên ngồi xuống chậm rãi, tay nên bám vào 1 vị trí chắc chắn trên ghế để đặt mông ngồi xuống trước, sau đó đưa lưng vào sát lưng ghế. Mẹ bầu nên dùng thêm 1 chiếc gối kê vùng lõm của lưng để giảm tình trạng mỏi lưng.
- Tư thế nên tránh: Mẹ bầu nên tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi hoặc ngồi ngửa vì sẽ ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng gây đau nhức lưng. Bà bầu 3 tháng đầu nên tránh buông tư thế buông thõng vai, ngồi không tựa vì sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể đè lên phần cột sống. Về lâu về dài sẽ làm cho lưng bị mỏi do cột sống bị tổn thương.
2.3 Khi ngồi làm việc văn phòng
Đối với những bà bầu mang thai 3 tháng đầu và vẫn đi làm việc văn phòng thì cần chú ý những điều sau để cảm giác thoải mái hơn trong vòng 8 tiếng hoặc hơn:
- Tư thế ngồi: Mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên hướng về phía trước để hạn chế tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng. Cách giúp mẹ bầu ngồi thẳng lưng, cổ hiệu quả là để mông và lưng chạm sát vào lưng ghế. Mẹ cũng nên thả lỏng vai, chân đặt vuông góc 90 độ với mặt đất.
Mẹo để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi đó là dùng gối tựa cho vùng võng lưng để giảm cảm giác mỏi lưng. Hoặc mẹ nên sử dụng thêm 1 chiếc ghế nhỏ để kê chân để đầu gối chân tạo thành 1 góc 90 độ sẽ giảm áp lực cho phần lưng.
- Chọn ghế làm việc: Mẹ bầu nên lựa chọn ghế có lưng tựa và cao 40cm để đảm bảo chân chạm với mặt phẳng của sàn. Việc này sẽ giúp mẹ bớt mỏi và không bị mất thăng bằng khiến mẹ bầu bị ngã về phía trước.
- Tránh tư thế ngồi nửa mông, ngồi vắt chéo chân: Tư thế ngồi nửa mông khiến cho phần cột sống và chân phải cố gắng chống đỡ cho cơ thể để giữ cân bằng. Tư thế vắt chéo chân khiến cho các dây thần kinh đùi bị căng ra làm đùi và gối dễ bị tê phù.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên ngồi lâu quá 1 tiếng vì sẽ khiến các mạch máu hoạt động chậm hơn, gây tê mỏi. Vì vậy, cứ sau 40 – 45 phút ngồi làm việc, thì mẹ bầu nên đứng lên đi lại để thoải mái cho cơ thể và cả tinh thần.
Như vậy, qua bài viết “Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?” Hy vọng những thông tin hữu ích mà MEDIPLUS chia sẻ đã có thể giúp mẹ bầu tránh được những lỗi chủ quan như ngồi vắt chéo chân, tư thế buông thõng vai… đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Đáp án cho câu hỏi “Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?” là không nên. Bởi vì, tư thế ngồi xổm gây ra nhiều tác hại cho người mẹ và có thể gián tiếp đưa tới nguy hiểm cho thai nhi. Vấn đề này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi vì ngồi xổm sẽ gây hại cho cột sống, tử cung, bụng dưới, xương bánh chè, phần chân, tử cung, bàng quang,… Đồng thời, ngồi xổm khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dễ khiến mẹ bầu bị ngã, có thể bị sảy thai.
Tư thế ngồi xổm mang lại nhiều tác hại cho bà bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu được giải thích như sau:
- Tăng áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, phần sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới, gây áp lực cho tử cung và bàng quang gây đau bụng cho mẹ bầu. Tình trạng đau bụng xảy ra thường xuyên sẽ tác động xấu tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Gây phù nề, giãn tĩnh mạch: Khi ngồi xổm chân sẽ co lại khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn, không lưu thông bình thường được. Điều này khiến cho mẹ bầu bị tê chân, phù nề hoặc giãn tĩnh mạch.
Việc chân bị tê mỏi hoặc phù nề khiến mẹ bầu khó giữ được thăng bằng nên nguy cơ bị ngã về phía trước hoặc bật ngửa ra sau là rất cao. Việc bị ngã trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm bởi lúc này bào thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung, nên mẹ bầu có thể bị sảy thai.
- Gây đau xương khớp ở chân: Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.
- Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai dần lớn lên kéo theo cân nặng tăng lên. Điều này đã tạo ra một gánh nặng cho cột sống nhằm giữ được cân bằng cho cơ thể. Do đó, cột sống của bà bầu 3 tháng đầu dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, gây ra cảm giác đau nhói.
Như vậy, từ những nguyên nhân và hệ quả kể trên, bà bầu 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Thay vào đó, các mẹ bầu nên thực hiện những tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho cơ thể lúc này.
Xem thêm:
- Đi xe máy trong 3 tháng bầu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi hay không?
- 9 lầm tưởng về âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ bầu PHẢI BIẾT
- 9 trạng thái tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường xuyên gặp phải | Cách xử lý
2. Tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho bà bầu 3 tháng đầu
Mặc dù, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai còn khá nhỏ, mẹ chưa gặp khó khăn trong việc di chuyển, đứng ngồi giống như 2 giai đoạn sau. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lựa chọn loại ghế ngồi phù hợp và tư thế ngồi đúng cách khi làm việc tại nhà.
2.1 Khi ngồi làm việc tại nhà
Khi ngồi làm các công việc nhà như nhặt rau, giặt quần áo,… mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần lưu ý những điều sau để tránh việc tạo áp lực ở vùng bụng:
- Loại ghế ngồi: Mẹ bầu nên chọn loại ghế có lưng tựa và có chiều cao sao cho khi ngồi xuống, chân mẹ có thể gập 90 độ là được. Mẹ không nên chọn loại ghế quá thấp khiến cho việc đứng lên ngồi xuống khó khăn.
- Tư thế ngồi: Mẹ nên ngồi thẳng lưng và cổ, chân chạm sàn và mở ra để tránh tạo lực ép vào bụng.
- Cách ngồi xuống, đứng lên: Mẹ nên từ từ đứng lên và ngồi xuống để tránh bị ngã đột ngột do máu chưa kịp lên não gây chóng mặt. Mẹ nên đặt mông ngồi xuống trước rồi mới tựa lưng vào ghế.
- Tư thế nên tránh: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên tránh ngồi gập người về phía trước. Bởi vì tư thế này tạo ra áp lực lên bụng gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên ngồi ngửa ra đằng sau, mông không chạm phần lưng ghế vì nó sẽ khiến mẹ bầu bị mỏi cột sống và dễ bị trượt ngã về đằng trước.
Lưu ý:
Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu khiến cơ thể bị nhức mỏi, chân bị tê. Mẹ nên để đồ vật lên cao để có thể đứng làm sẽ thoải mái hơn, hạn chế đứng lên ngồi xuống.
2.2 Khi thư giãn (đọc sách, uống trà…)
Khi ngồi thư giãn như đọc sách, uống trà,… bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên lựa chọn ghế, tư thế ngồi, cách đứng lên, ngồi xuống… như dưới đây để tạo được cảm giác thoải mái nhất:
- Chọn ghế: Mẹ bầu nên ngồi trên ghế sofa rộng, có điểm tựa lưng để mẹ bầu dựa vào khi ngồi. Hoặc mẹ có thể lựa chọn các loại ghế chuyên dụng được thiết kế phù hợp với cơ thể của mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
- Tư thế ngồi: Khi ngồi thư giãn trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên đặt mông hoàn toàn trong ghế, lưng tựa vào ghế, duỗi 2 chân ra và song song với mặt đất.
- Cách đứng lên, ngồi xuống: Mẹ bầu nên đứng lên ngồi xuống chậm rãi, tay nên bám vào 1 vị trí chắc chắn trên ghế để đặt mông ngồi xuống trước, sau đó đưa lưng vào sát lưng ghế. Mẹ bầu nên dùng thêm 1 chiếc gối kê vùng lõm của lưng để giảm tình trạng mỏi lưng.
- Tư thế nên tránh: Mẹ bầu nên tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi hoặc ngồi ngửa vì sẽ ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng gây đau nhức lưng. Bà bầu 3 tháng đầu nên tránh buông tư thế buông thõng vai, ngồi không tựa vì sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể đè lên phần cột sống. Về lâu về dài sẽ làm cho lưng bị mỏi do cột sống bị tổn thương.
2.3 Khi ngồi làm việc văn phòng
Đối với những bà bầu mang thai 3 tháng đầu và vẫn đi làm việc văn phòng thì cần chú ý những điều sau để cảm giác thoải mái hơn trong vòng 8 tiếng hoặc hơn:
- Tư thế ngồi: Mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên hướng về phía trước để hạn chế tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng. Cách giúp mẹ bầu ngồi thẳng lưng, cổ hiệu quả là để mông và lưng chạm sát vào lưng ghế. Mẹ cũng nên thả lỏng vai, chân đặt vuông góc 90 độ với mặt đất.
Mẹo để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi đó là dùng gối tựa cho vùng võng lưng để giảm cảm giác mỏi lưng. Hoặc mẹ nên sử dụng thêm 1 chiếc ghế nhỏ để kê chân để đầu gối chân tạo thành 1 góc 90 độ sẽ giảm áp lực cho phần lưng.
- Chọn ghế làm việc: Mẹ bầu nên lựa chọn ghế có lưng tựa và cao 40cm để đảm bảo chân chạm với mặt phẳng của sàn. Việc này sẽ giúp mẹ bớt mỏi và không bị mất thăng bằng khiến mẹ bầu bị ngã về phía trước.
- Tránh tư thế ngồi nửa mông, ngồi vắt chéo chân: Tư thế ngồi nửa mông khiến cho phần cột sống và chân phải cố gắng chống đỡ cho cơ thể để giữ cân bằng. Tư thế vắt chéo chân khiến cho các dây thần kinh đùi bị căng ra làm đùi và gối dễ bị tê phù.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên ngồi lâu quá 1 tiếng vì sẽ khiến các mạch máu hoạt động chậm hơn, gây tê mỏi. Vì vậy, cứ sau 40 – 45 phút ngồi làm việc, thì mẹ bầu nên đứng lên đi lại để thoải mái cho cơ thể và cả tinh thần.
Như vậy, qua bài viết “Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?” Hy vọng những thông tin hữu ích mà MEDIPLUS chia sẻ đã có thể giúp mẹ bầu tránh được những lỗi chủ quan như ngồi vắt chéo chân, tư thế buông thõng vai… đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi