Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu hào hứng khoe mức tăng cân của mình và coi đó là một dấu hiệu tốt lành cho một đứa trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm. Tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh.
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.
Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời. Ngược lại, tăng cân ít sẽ dẫn đến nguy cơ đẻ con nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
Tăng cân hợp lý theo BMI
BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).
– Nhẹ cân: BMI dưới 18,5; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
– Cân nặng bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.
– Thừa cân: BMI từ 25 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.
– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.
Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ.
Ước lượng tăng cân của người mẹ
Cơ thể mẹ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu
tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của mẹ bầu còn có sự góp mặt của các yếu tố thai, rau thai, nước ối, cấc mô mỡ dự trữ ở ngực, bụng và khối lượng cơ tử cung tăng thêm, tổng cộng khoảng 12kg.
Theo dõi cân nặng thường xuyên
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11-14 kg và nếu bạn thừa cân thì chỉ cần 8-11 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Khám thai theo định kỳ để sớm phát hiện những bất thường./.
Bác sĩ Như Thùy Vân – Khoa Phụ sản
Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu hào hứng khoe mức tăng cân của mình và coi đó là một dấu hiệu tốt lành cho một đứa trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm. Tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh.
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.
Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời. Ngược lại, tăng cân ít sẽ dẫn đến nguy cơ đẻ con nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
Tăng cân hợp lý theo BMI
BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).
– Nhẹ cân: BMI dưới 18,5; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
– Cân nặng bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.
– Thừa cân: BMI từ 25 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.
– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.
Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ.
Ước lượng tăng cân của người mẹ
Cơ thể mẹ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu
tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của mẹ bầu còn có sự góp mặt của các yếu tố thai, rau thai, nước ối, cấc mô mỡ dự trữ ở ngực, bụng và khối lượng cơ tử cung tăng thêm, tổng cộng khoảng 12kg.
Theo dõi cân nặng thường xuyên
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11-14 kg và nếu bạn thừa cân thì chỉ cần 8-11 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Khám thai theo định kỳ để sớm phát hiện những bất thường./.
Bác sĩ Như Thùy Vân – Khoa Phụ sản
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi