Mẹ bầu tháng thứ 4 cần phải đặc biệt lưu ý những điều gì?

Tháng thứ 4 là giai đoạn bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Lúc này, cơ thể của bà bầu sẽ có nhiều sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu tháng thứ 4 phải ghi nhớ những điều lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con nhé!

1. Dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh vào tháng thứ 4

Tháng thứ 4 của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu và thai nhi có nhiều sự chuyển biến. Mốc thời gian này thường được tính khi thai nhi bước sang tuần thứ 14 trở lên. Hơn nữa, thai nhi cũng phát triển nhanh trong giai đoạn này.

Từ phôi thai nhỏ khoảng 50g, trẻ sẽ tăng cân lên khoảng 150g vào tuần cuối của tháng thứ 4. Chiều dài của em bé trong bụng cũng tăng từ 9 – 10cm lên khoảng 13 – 14cm và kích thích chỉ bằng quả bơ.

Trong giai đoạn này, bàn tay, cánh tay, cơ bắp, bàn chân và hệ thần kinh của thai nhi cũng đã phát triển rõ ràng. Thai nhi cũng hoàn thiện phần da và hình thành lớp lông tơ che phủ cơ thể. Bố mẹ cũng có thể thấy bé đang mút tay hoặc có hành động che mặt mình khi quan sát phim siêu âm.

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu cũng bắt đầu có cảm nhận rõ rệt về tình trạng của bé yêu trong bụng mình. Thai nhi tăng trọng lượng và tử cung phình ra khiến bụng của mẹ bắt đầu to lên và cơ thể dần nặng nề hơn.

Phụ nữ mang thai cũng trở nên dễ mệt mỏi hơn sau khi vận động do tim phải làm việc gấp rưỡi để bảo đảm bơm máu nuôi thai tốt. Mẹ bầu cũng dần cảm nhận được những cơn đói bụng do thai nhi đã hấp thu được dưỡng chất qua cuống rốn nên “đòi ăn” nhiều hơn. Một số thai nhi sẽ đạp vào tuần 16 hoặc 17, những ngày cuối của tháng thai kỳ thứ 4.

Thai nhi phát triển nhanh trong tháng thứ 4 của thai kỳ
Thai nhi phát triển nhanh trong tháng thứ 4 của thai kỳ

2. Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 4 cần đi khám ngay

Khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều đã giảm tình trạng nôn nghén. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này ngày một tăng, đây có thể là một điều bất thường khi mang thai. Nôn nghén quá nhiều và ăn ít sẽ gây suy nhược cơ thể trong khi đó, mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Lúc này, các bạn nên đi khám ngay nếu thấy việc nôn nghén khiến cơ thể suy kiệt.

Tiết dịch hoặc ra máu âm đạo quá nhiều cũng có thể là điều bất thường khi mang thai. Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã ổn định nên rất hiếm trường hợp bị ra máu âm đạo. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ Sản khoa thăm khám.

Bởi nếu dịch âm đạo ở tháng thứ 4 ra quá nhiều hoặc có mùi hôi thì có thể các bạn đã bị viêm hoặc nấm. Vì vậy, mẹ bầu nên thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngứa lòng bàn tay bàn chân dữ dội, bụng to nhanh hơn bình thường, hay nổ đom đóm mắt đều là những nguy cơ thường gặp khi mang thai. Bà bầu nên đến bệnh viện kiểm tra khi thấy những triệu chứng nặng bất thường.

Khi gặp dấu hiệu bất thường, mẹ bầu tháng thứ 4 nên mau chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
Khi gặp dấu hiệu bất thường, mẹ bầu tháng thứ 4 nên mau chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám

3. Mẹ bầu tháng thứ 4 cần lưu ý điều gì?

Những điều mẹ bầu cần phải ghi nhớ khi mang thai tháng thứ 4 là:

3.1. Đau bụng dưới vào tháng thứ 4 của thai kỳ

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi và tử cung tăng kích cỡ nên sẽ chèn ép lên khung chậu, cũng như vùng bụng của mẹ bầu. Điều này dẫn đến các cơn đau bụng hoặc co thắt mạnh ở vùng bụng dưới.

Đau bụng dưới được xem là biểu hiện bình thường ở mẹ bầu tháng thứ 4. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được xem là bất thường nếu mẹ bầu đau bụng dưới liên tục, đau kèm ra máu hoặc đau kéo dài.

Đau bụng dưới cũng vô cùng nguy hiểm nếu đi kèm với biểu hiện đau rát đường tiểu, nước tiểu có máu, hôi và có cảm giác buốt thắt hoặc nóng khi đi tiểu. Nếu xác định đau bụng dưới là tình trạng bất thường, phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất.

3.2. Bụng căng cứng khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 4

Bụng căng cứng không phải là hiện tượng bất thường hoặc nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4. Lúc này, thai nhi lớn dần lên và tử cung giãn ra nên chèn ép lên hố chậu, bà bầu cũng tăng cân nhanh hơn.

Tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng ở mẹ bầu tháng thứ 4. Mặc dù không nguy hiểm nhưng phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó chịu khi căng cứng bụng.

Lúc này, bà bầu có thể giảm bớt biểu hiện này bằng cách hạn chế xoa bụng, thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm khi thấy căng tức. Giảm bớt tình dục hoặc đi tiểu đều đặn cũng giúp phụ nữ mang thai đỡ căng bụng trong giai đoạn này.

3.3. Thai nhi đã biết đạp khi mẹ bầu tháng thứ 4 chưa?

Thai nhi đã có những cử động đầu tiên khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không nhất định sẽ diễn ra ở tháng thứ 4 của thai kỳ nên nếu thấy trẻ chưa đạp, các bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì một số bé cử động rất nhẹ nên mẹ bầu không cảm nhận được, còn số khác lại quá lười biếng để vận động trong thời gian này.

Phụ nữ mang thai chỉ nên lo lắng khi qua tháng thứ 5 mà vẫn chưa cảm nhận được các cú huých. Còn khi mang thai tháng thứ 4, các bạn hãy cứ an tâm và thoải mái tận hưởng những ngày bình yên, nhẹ nhàng nhất của thai kỳ.

3.4. Tư thế nằm của mẹ bầu tháng thứ 4

Tháng thứ 4 được biết đến là tháng thoải mái nhất trong cả thai kỳ. Bởi vì vào giai đoạn này, hầu hết các mẹ bầu đã qua giai đoạn nôn nghén. Đồng thời những áp lực do thai lớn chưa xuất hiện nhiều nên phụ nữ mang thai khá thoải mái. Lúc này, các bạn chỉ cần chọn cho mình tư thế nằm thoải mái nhất để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹ bầu có thể nằm nghiêng sang bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ và tránh làm giảm lưu thông máu đến thai nhi. Dùng gối bà bầu, kê cao chân, kê cao đầu đều được nếu những điều này khiến chị em cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ, phụ nữ mang thai nên ngủ giấc trưa dài để tránh bản thân bị thiếu ngủ trong thời gian này.

3.5. Mẹ bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bổ sung canxi, sắt và vitamin D trong tháng thứ 4 của thai kỳ sẽ rất có lợi cho em bé trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này, thai nhi đang hoàn thiện hệ xương nên cần phải bổ sung một hàm lượng lớn canxi.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung 20 – 30mg sắt/ ngày để đủ cung cấp máu cho em bé trong bụng. Vấn đề kéo theo khi bổ sung sắt là dễ bị táo bón nên bà bầu hãy ăn nhiều rau xanh để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh những vấn đề khó chịu như đầy hơi, táo bón,…

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai thứ 4 cần nhiều năng lượng nên hãy tăng cường những chất béo có lợi từ các loại quả, hạt giàu acid folic. Hoặc, các bạn cũng nên ăn những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp để bổ sung Omega 3, Omega 6 và Omega 9.

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu acid folic
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu acid folic

Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng mọi người đã có cái nhìn tổng quan nhất về mẹ bầu tháng thứ 4. Vào tuần thai thứ 14, 15 của thai kỳ, nhau thai gần như đã hoàn thiện và mẹ đỡ ốm nghén, bước vào giai đoạn ổn định hơn. Lúc này, ngoài việc khám thai định kỳ, sử dụng viên bổ bà bầu Vital Pregna, chị em cũng có thể đi ra ngoài hoặc đi du lịch để lấy tinh thần, thay đổi tâm trạng, tập thể dục nhẹ nhàng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu muốn được tư vấn thêm về thực phẩm chức năng Vital Pregna, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770.