Bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt nhất? – Monkey

Nguyên nhân khiến mẹ tăng cân khi mang thai

Tất cả phụ nữ khi mang thai đều có những thay đổi trong cơ thể để phù hợp với việc nuôi dưỡng thai nhi ngay từ khi còn trong bụng. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân như:

  • Ngực tăng 1- 1,5kg.

  • Tử cung tăng 1 – 2,5kg.

  • Lượng máu trong cơ thể tăng khoảng 2kg.

  • Chất béo dự trữ trong cơ thể tăng 2,5 – 4kg.

  • Xuất hiện nhau thai có cân nặng 1 – 1,5kg.

  • Lượng nước ối trong túi ối bao bọc thai nhi nặng 1 – 1,5kg.

  • Trọng lượng thai nhi từ 3200 – 3600g.

Vì vậy, tăng cân là hiện tượng bình thường khi chị em có bầu. Sẽ thật đáng lo ngại nếu mẹ bầu không tăng cân trong thai kỳ vì điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Cân nặng bà bầu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi trong cơ thể mẹ nêu trên, cân nặng bà bầu còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ ốm nghén: Ốm nghén sẽ làm mẹ buồn nôn và giảm cảm giác thèm ăn nên rất dễ bị giảm cân hoặc không tăng cân, mức độ ốm nghén càng mạnh thì khả năng tăng cân càng thấp.

  • Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ: Đây là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị suy nhược, gầy mòn, khó hấp thu dinh dưỡng và không thể tăng cân.

  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ ăn uống đủ chất và thực đơn khoa học sẽ dễ tăng cân hơn so với ăn uống thất thường, không đủ chất.

  • Do bệnh lý: Nếu bà bầu bị một bệnh lý nào đó, nhất là về đường tiêu hóa sẽ rất khó tăng cân dù ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý.

  • Cơ địa: Cơ địa chị em thuộc tạng người thon nhỏ, khó tăng cân sẽ tăng cân ít lúc mang thai.

Bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Thông thường, ở tam cá nguyệt đầu tiên, đa số mẹ bầu bị ốm nghén nên nhiều mẹ bị giảm cân và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bước vào tam cá nguyệt thứ hai mà thai phụ vẫn không thể tăng cân thì đó là vấn đề rất đáng lo ngại, bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.

Ở tháng thứ 5, cân nặng của phụ nữ mang thai tăng lên do bụng bầu đã to hơn, thai nhi lúc này đã dài tầm 33cm, nặng khoảng 500 – 600g. Cơ thể người mẹ bắt đầu trở nên nặng nề hơn một chút cùng với sự tăng cân. Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn này mẹ bầu cần tăng khoảng 1,8kg để đáp ứng đủ điều kiện phát triển của em bé.

Tuy nhiên, bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân mới hợp lý còn phụ thuộc vào tình trạng của từng mẹ. Mỗi người sẽ có thai kỳ khác nhau và cũng không một ai có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn qua mỗi tháng. Nhìn chung, mức tăng cân tốt nhất cho phụ nữ mang thai tháng thứ 5 là:

  • Thai phụ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 11,3 – 16kg.

  • Thai phụ nhẹ cân trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 12,7 – 18,3kg.

  • Thai phụ thừa cân trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 7 – 11,3 kg.

  • Thai phụ mang thai đôi: Nên tăng khoảng 16 – 20,5kg.

Mẹ bầu cần biết mình thuộc trường hợp nào để xác định bản thân có đang tăng cân hợp lý hay không, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện, giúp cân nặng tăng ở mức ổn định và đạt chuẩn với cơ thể mình.

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có ảnh hưởng gì không?

Vấn đề bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân rất quan trọng bởi việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tăng cân quá nhiều

Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mẹ bầu 5 tháng tăng cân quá nhiều sẽ để lại hậu quả như sau:

  • Nếu tăng trên 2kg/tháng thì có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ.

  • Nếu tăng trên 1kg/tuần là dấu hiệu của cao huyết áp, phù nề, dễ dẫn đến tiền sản giật và tăng tỷ lệ sinh non.

  • Thai lớn chèn ép lên các bộ phận bên trong cơ thể, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi hơn.

  • Nguy cơ sinh mổ cao do khó sinh vì kích thước thai quá lớn.

  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ sơ sinh như có khả năng cao bị béo phì khi lớn lên, dễ mắc các bệnh về tim mạch và hô hấp, dị ứng.

Tăng cân quá ít

Tăng cân quá ít khi mang thai tháng thứ 5 cũng khiến mẹ và thai nhi phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Mẹ bầu bị chuyển dạ sớm.

  • Em bé chậm tăng trưởng hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi do thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu máu.

  • Trẻ sơ sinh dễ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng.

  • Nếu bé sinh ra chưa được 2,5kg thì có nguy cơ bị suy hô hấp, sức đề kháng rất yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Phụ nữ mang thai không nên cho rằng có bầu phải ăn gấp đôi vì ăn uống cho cả mẹ và con, sẽ rất dễ tăng cân quá mức; Cũng không phải là lúc thích hợp để giảm cân, giữ dáng dẫn tới tăng cân quá ít. Điều quan trọng là phải đảm bảo tăng cân từ từ và ổn định trong phạm vi cho phép, phù hợp với tình trạng của bản thân.

Cách tính mức cân nặng phù hợp với thể trạng từng thai phụ

Để biết bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là phù hợp, chị em hãy tham khảo công thức tính mức cân nặng theo thể trạng như sau:

Công thức tính theo chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối của cơ thể, dùng để xác định tình trạng hiện tại của một người có bị thiếu cân hoặc béo phì hay không. Mẹ hãy tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức sau:

BMI = Cân nặng hiện tại (kg) / bình phương chiều cao (mét).

Chỉ số BMI ở mức bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 đến 24,9. Nếu mẹ bầu có kết quả này sau phép tính trên chứng tỏ bạn là người có mức cân nặng lý tưởng.

Mức tăng cân phù hợp theo từng chỉ số BMI

Tùy thuộc vào chỉ số khối của cơ thể, bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân sẽ được xác định như sau:

  • Chỉ số khối dưới 18,5: Mẹ bị thiếu cân, cần tăng từ 450g đến 580g/tuần.

  • Chỉ số khối từ 18.5 – 24.9: Mẹ có cân nặng bình thường, cần tăng từ 360g đến 450g/tuần.

  • Chỉ số khối từ 25 – 29.9: Mẹ bị thừa cân, chỉ nên tăng từ 225g đến 360g/tuần.

  • Chỉ số khối trên 30: Mẹ bị béo phì, chỉ cần tăng từ 180g đến 270g/tuần.

Trường hợp mẹ bầu mang thai đôi và đa thai thì bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của cả thai phụ và thai nhi để đưa ra mức cân nặng cần tăng cho phù hợp. Để đạt mức tăng cân trong ngưỡng an toàn và ổn định thì mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.

Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 5: Lời khuyên từ chuyên gia

Kiểm soát cân nặng khi mang thai 5 tháng

Mẹ đã biết bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt cho cả bản thân và thai nhi, nhưng có một điều quan trọng không kém đó là cách kiểm soát cân nặng khi mang thai. Mẹ bầu hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để đạt được mức cân nặng lý tưởng.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng đối với thai phụ tháng thứ 5. Chuyên gia khuyên mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau đây trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Nhóm chất bột: Có trong gạo, khoai tây, bột mì, ngô, khoai, ngũ cốc,…

  • Nhóm chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ,…

  • Nhóm chất béo: Có trong các loại dầu, mỡ, bơ, vừng, lạc, cá,…

  • Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ: Có trong các loại rau có màu xanh và quả chín.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nhớ uống đủ ít nhất 2-3l nước mỗi ngày. Thai phụ cũng cần chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bị các vấn đề về đường ruột, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Để có được cân nặng chuẩn khi mang thai, chị em bầu bị nên chú ý bổ sung đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu, bao gồm:

  • Các vitamin (nhóm A, B, C, D, E, K): Các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày như trái cây, rau củ các loại,…

  • Canxi: Sữa, trứng, váng sữa, sữa chua.

  • Acid folic: Gan động vật, rau có màu xanh, súp-lơ, các loại đậu.

  • Omega 3: Cá mòi, hạt chia, quả óc chó, dầu oliu, dầu nành;…

  • Protein: Cá, gà, thịt, trứng, đậu.

  • Sắt: Gan, lòng đỏ trứng gà, các loại thịt đỏ, các loại rau củ quả.

  • Kẽm: Cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa.

  • Iốt: Muối ốt, lá lốt, tía tô, thịt bò, hải sản,…

Những nhóm vitamin và khoáng chất trên không chỉ được cung cấp bằng các loại thực phẩm mà còn có thể được bổ sung thông qua các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin với liều lượng hợp lý và có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ vận động

Cùng với một chế độ dinh dưỡng đủ chất và khoa học, bà bầu mang thai 5 tháng nên có chế độ vận động phù hợp, để hỗ trợ hiệu quả cho việc duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Làm việc theo khả năng của mình, tránh làm quá sức, mang vác vật nặng, nên kết hợp với nghỉ ngơi và dưỡng sức hợp lý.

  • Vận động thật nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp với người mang thai như yoga, đi bộ, bơi lội,… có sự tư vấn của bác sĩ.

  • Không nên nằm nghỉ một chỗ quá lâu mà không vận động.

  • Không nên đi du lịch xa, nhất là du lịch leo núi, mạo hiểm.

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, thời gian ngủ ít nhất 8 tiếng, duy trì giấc ngủ trưa.

  • Đừng để đầu óc suy nghĩ quá nhiều về những điều phiền muộn để tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thư giãn tinh thần được thoải mái.

Bài viết trên đã giúp chị em biết được bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt nhất. Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, mẹ hãy nhớ khám thai định kỳ để có được những lời khuyên phù hợp về vấn đề tăng cân khi mang thai.

Bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt nhất? – Monkey

Nguyên nhân khiến mẹ tăng cân khi mang thai

Tất cả phụ nữ khi mang thai đều có những thay đổi trong cơ thể để phù hợp với việc nuôi dưỡng thai nhi ngay từ khi còn trong bụng. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân như:

  • Ngực tăng 1- 1,5kg.

  • Tử cung tăng 1 – 2,5kg.

  • Lượng máu trong cơ thể tăng khoảng 2kg.

  • Chất béo dự trữ trong cơ thể tăng 2,5 – 4kg.

  • Xuất hiện nhau thai có cân nặng 1 – 1,5kg.

  • Lượng nước ối trong túi ối bao bọc thai nhi nặng 1 – 1,5kg.

  • Trọng lượng thai nhi từ 3200 – 3600g.

Vì vậy, tăng cân là hiện tượng bình thường khi chị em có bầu. Sẽ thật đáng lo ngại nếu mẹ bầu không tăng cân trong thai kỳ vì điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Cân nặng bà bầu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi trong cơ thể mẹ nêu trên, cân nặng bà bầu còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ ốm nghén: Ốm nghén sẽ làm mẹ buồn nôn và giảm cảm giác thèm ăn nên rất dễ bị giảm cân hoặc không tăng cân, mức độ ốm nghén càng mạnh thì khả năng tăng cân càng thấp.

  • Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ: Đây là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị suy nhược, gầy mòn, khó hấp thu dinh dưỡng và không thể tăng cân.

  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ ăn uống đủ chất và thực đơn khoa học sẽ dễ tăng cân hơn so với ăn uống thất thường, không đủ chất.

  • Do bệnh lý: Nếu bà bầu bị một bệnh lý nào đó, nhất là về đường tiêu hóa sẽ rất khó tăng cân dù ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý.

  • Cơ địa: Cơ địa chị em thuộc tạng người thon nhỏ, khó tăng cân sẽ tăng cân ít lúc mang thai.

Bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Thông thường, ở tam cá nguyệt đầu tiên, đa số mẹ bầu bị ốm nghén nên nhiều mẹ bị giảm cân và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bước vào tam cá nguyệt thứ hai mà thai phụ vẫn không thể tăng cân thì đó là vấn đề rất đáng lo ngại, bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.

Ở tháng thứ 5, cân nặng của phụ nữ mang thai tăng lên do bụng bầu đã to hơn, thai nhi lúc này đã dài tầm 33cm, nặng khoảng 500 – 600g. Cơ thể người mẹ bắt đầu trở nên nặng nề hơn một chút cùng với sự tăng cân. Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn này mẹ bầu cần tăng khoảng 1,8kg để đáp ứng đủ điều kiện phát triển của em bé.

Tuy nhiên, bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân mới hợp lý còn phụ thuộc vào tình trạng của từng mẹ. Mỗi người sẽ có thai kỳ khác nhau và cũng không một ai có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn qua mỗi tháng. Nhìn chung, mức tăng cân tốt nhất cho phụ nữ mang thai tháng thứ 5 là:

  • Thai phụ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 11,3 – 16kg.

  • Thai phụ nhẹ cân trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 12,7 – 18,3kg.

  • Thai phụ thừa cân trước khi mang thai: Nên tăng khoảng 7 – 11,3 kg.

  • Thai phụ mang thai đôi: Nên tăng khoảng 16 – 20,5kg.

Mẹ bầu cần biết mình thuộc trường hợp nào để xác định bản thân có đang tăng cân hợp lý hay không, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện, giúp cân nặng tăng ở mức ổn định và đạt chuẩn với cơ thể mình.

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có ảnh hưởng gì không?

Vấn đề bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân rất quan trọng bởi việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tăng cân quá nhiều

Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mẹ bầu 5 tháng tăng cân quá nhiều sẽ để lại hậu quả như sau:

  • Nếu tăng trên 2kg/tháng thì có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ.

  • Nếu tăng trên 1kg/tuần là dấu hiệu của cao huyết áp, phù nề, dễ dẫn đến tiền sản giật và tăng tỷ lệ sinh non.

  • Thai lớn chèn ép lên các bộ phận bên trong cơ thể, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi hơn.

  • Nguy cơ sinh mổ cao do khó sinh vì kích thước thai quá lớn.

  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ sơ sinh như có khả năng cao bị béo phì khi lớn lên, dễ mắc các bệnh về tim mạch và hô hấp, dị ứng.

Tăng cân quá ít

Tăng cân quá ít khi mang thai tháng thứ 5 cũng khiến mẹ và thai nhi phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Mẹ bầu bị chuyển dạ sớm.

  • Em bé chậm tăng trưởng hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi do thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu máu.

  • Trẻ sơ sinh dễ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng.

  • Nếu bé sinh ra chưa được 2,5kg thì có nguy cơ bị suy hô hấp, sức đề kháng rất yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Phụ nữ mang thai không nên cho rằng có bầu phải ăn gấp đôi vì ăn uống cho cả mẹ và con, sẽ rất dễ tăng cân quá mức; Cũng không phải là lúc thích hợp để giảm cân, giữ dáng dẫn tới tăng cân quá ít. Điều quan trọng là phải đảm bảo tăng cân từ từ và ổn định trong phạm vi cho phép, phù hợp với tình trạng của bản thân.

Cách tính mức cân nặng phù hợp với thể trạng từng thai phụ

Để biết bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là phù hợp, chị em hãy tham khảo công thức tính mức cân nặng theo thể trạng như sau:

Công thức tính theo chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối của cơ thể, dùng để xác định tình trạng hiện tại của một người có bị thiếu cân hoặc béo phì hay không. Mẹ hãy tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức sau:

BMI = Cân nặng hiện tại (kg) / bình phương chiều cao (mét).

Chỉ số BMI ở mức bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 đến 24,9. Nếu mẹ bầu có kết quả này sau phép tính trên chứng tỏ bạn là người có mức cân nặng lý tưởng.

Mức tăng cân phù hợp theo từng chỉ số BMI

Tùy thuộc vào chỉ số khối của cơ thể, bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân sẽ được xác định như sau:

  • Chỉ số khối dưới 18,5: Mẹ bị thiếu cân, cần tăng từ 450g đến 580g/tuần.

  • Chỉ số khối từ 18.5 – 24.9: Mẹ có cân nặng bình thường, cần tăng từ 360g đến 450g/tuần.

  • Chỉ số khối từ 25 – 29.9: Mẹ bị thừa cân, chỉ nên tăng từ 225g đến 360g/tuần.

  • Chỉ số khối trên 30: Mẹ bị béo phì, chỉ cần tăng từ 180g đến 270g/tuần.

Trường hợp mẹ bầu mang thai đôi và đa thai thì bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của cả thai phụ và thai nhi để đưa ra mức cân nặng cần tăng cho phù hợp. Để đạt mức tăng cân trong ngưỡng an toàn và ổn định thì mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.

Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 5: Lời khuyên từ chuyên gia

Kiểm soát cân nặng khi mang thai 5 tháng

Mẹ đã biết bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt cho cả bản thân và thai nhi, nhưng có một điều quan trọng không kém đó là cách kiểm soát cân nặng khi mang thai. Mẹ bầu hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để đạt được mức cân nặng lý tưởng.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng đối với thai phụ tháng thứ 5. Chuyên gia khuyên mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau đây trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Nhóm chất bột: Có trong gạo, khoai tây, bột mì, ngô, khoai, ngũ cốc,…

  • Nhóm chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ,…

  • Nhóm chất béo: Có trong các loại dầu, mỡ, bơ, vừng, lạc, cá,…

  • Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ: Có trong các loại rau có màu xanh và quả chín.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nhớ uống đủ ít nhất 2-3l nước mỗi ngày. Thai phụ cũng cần chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bị các vấn đề về đường ruột, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Để có được cân nặng chuẩn khi mang thai, chị em bầu bị nên chú ý bổ sung đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu, bao gồm:

  • Các vitamin (nhóm A, B, C, D, E, K): Các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày như trái cây, rau củ các loại,…

  • Canxi: Sữa, trứng, váng sữa, sữa chua.

  • Acid folic: Gan động vật, rau có màu xanh, súp-lơ, các loại đậu.

  • Omega 3: Cá mòi, hạt chia, quả óc chó, dầu oliu, dầu nành;…

  • Protein: Cá, gà, thịt, trứng, đậu.

  • Sắt: Gan, lòng đỏ trứng gà, các loại thịt đỏ, các loại rau củ quả.

  • Kẽm: Cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa.

  • Iốt: Muối ốt, lá lốt, tía tô, thịt bò, hải sản,…

Những nhóm vitamin và khoáng chất trên không chỉ được cung cấp bằng các loại thực phẩm mà còn có thể được bổ sung thông qua các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin với liều lượng hợp lý và có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ vận động

Cùng với một chế độ dinh dưỡng đủ chất và khoa học, bà bầu mang thai 5 tháng nên có chế độ vận động phù hợp, để hỗ trợ hiệu quả cho việc duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Làm việc theo khả năng của mình, tránh làm quá sức, mang vác vật nặng, nên kết hợp với nghỉ ngơi và dưỡng sức hợp lý.

  • Vận động thật nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp với người mang thai như yoga, đi bộ, bơi lội,… có sự tư vấn của bác sĩ.

  • Không nên nằm nghỉ một chỗ quá lâu mà không vận động.

  • Không nên đi du lịch xa, nhất là du lịch leo núi, mạo hiểm.

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, thời gian ngủ ít nhất 8 tiếng, duy trì giấc ngủ trưa.

  • Đừng để đầu óc suy nghĩ quá nhiều về những điều phiền muộn để tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thư giãn tinh thần được thoải mái.

Bài viết trên đã giúp chị em biết được bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân là tốt nhất. Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, mẹ hãy nhớ khám thai định kỳ để có được những lời khuyên phù hợp về vấn đề tăng cân khi mang thai.