Sữa đậu nành là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Nhưng theo quan niệm dân gian, đậu nành không tốt cho độ tuổi sinh sản, làm lệch lạc giới tính thai nhi. Điều đó đúng hay không chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1Giá trị dinh dưỡng cao từ sữa đậu nành với bà bầu
Axit folic
Axit folic có trong sữa đậu nành quan trọng cho phụ nữ mang thai. Nếu được sử dụng thường xuyên từ giai đoạn đầu của thai kỳ axit folic hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh của trẻ.
Vitamin
Sữa đậu nành cung cấp lượng lớn vitamin tốt cho phụ nữ mang thai như vitamin A, vitamin B1, sắt, kẽm, folat, PP, B, D. Giúp mẹ luôn ổn định sức khỏe, rất tốt trong quá trình phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ.
Chất đạm
Sữa đậu nành có hàm lượng đạm thực vật cao và nguồn protein dồi dào giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thời gian mang thai, có thể giúp kiểm soát sự phát triển các cơ quan của em bé một cách tối ưu nhất.
Carbohydrate
Thông thường, phụ nữ mang thai rất hay gặp tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mệt mỏi, luôn cần thêm năng lượng bổ sung. Do đó sữa đậu nành là một giải pháp giúp hấp thụ carbohydrate nhanh chóng cho phụ nữ mang thai nhằm bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt.
Chất béo
Các loại chất béo có trong sữa đậu nành là chất béo thực vật, là chất béo tốt chống lại cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra chất béo này cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi trong dạ con.
2Tác hại khi lạm dụng sữa đậu nành trong thời kỳ thai sản
Thực tế đậu nành có hàm lượng glucozo cao, nên nếu bạn sử dụng sữa đậu nành có đường liên tục trong thời gian mang thai hãy cẩn trọng. Lượng glucozo trong đậu nành kết hợp với đường trong sữa dễ gây nguy cơ tăng cân và bệnh tim mạch.
Theo trường Đại học Y tế công cộng Harvard năm 2014 và tờ Natual Toxins đưa tin, nếu bạn lạm dụng sữa đậu nành, dùng trên 3 ly sữa tương đương 1500ml trong một ngày sẽ làm giảm hormone sinh sản trong cơ thể. Nhưng cũng đồng thời đưa ra kết luận, chưa có thông tin rõ rệt nào chứng minh rằng, sữa và những sản phẩm từ đậu nành gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
3Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Có gây biến đổi giới tính thai nhi?
Dân gian vẫn hay truyền miệng rằng, đậu nành làm thay đổi giới tính ở nam giới, gây biến đổi giới tính thai nhi. Tuy nhiên những dẫn chứng khoa học lại cho thấy sữa đậu nành rất tốt cho mẹ và thai nhi.
Isoflavone trong đậu nành mang hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ dẫn đến quan niệm đậu nành làm lệch lạc giới tính thai nhi.
Nhưng đến thời điểm hiện tại các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chưa có một chứng minh nào cho thấy estrogen gây biến đổi giới tính thai nhi khi mẹ sử dụng sữa đậu nành trong quá trinh mang thai. Theo đó càng không có dẫn chứng cho việc đậu nành làm teo tinh hoàn, gây vô sinh.
Theo nghiên cứu của Daniel Doerge năm 2001 công bố, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể đi qua nhau thai. Trên trang Academy of Nutrition and Dietetics, Thomas Badger truyền tải thông điệp sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.
4Bà bầu cần uống bao nhiêu sữa đậu nành trong một ngày
Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ cho biết không nên nạp vào cơ thể quá 100 mg isoflavone mỗi ngày. Khoảng 35mg – 55mg isoflavone là tốt nhất cho cơ thể, giúp cơ thể trẻ trung hơn, dễ chịu hơn.
Theo Academy of Nutrition and Dietetics, có 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một ly sữa đậu nành 500ml sẽ cung cấp cho cơ thể 40mg isoflavone, do vậy bà bầu chỉ nên uống một ly mỗi ngày để bổ sung 250 – 500 calo đồng thời giữ isoflavone trong mức độ thích hợp.
5Cách sử dụng sữa đậu nành cho mẹ trong thời kỳ thai sản
Tham khảo: Chiết xuất đậu nành và những công dụng cho làn da
Khoa học khẳng định đậu nành không gây ảnh hưởng tới sinh sản ở nam giới cũng như giới tính thai nhi. Mặc dù vậy quan niệm dân gian và khoa học luôn là hai luồng ý kiến trái chiều. Bách hóa XANH mong rằng với những thông tin trên bạn đã có câu trả lời cho bản thân về đậu nành và sữa đậu nành.
Nguồn: Báo Lao Động
Bạn sẽ quan tâm:
Chọn mua các loại sữa đậu nành tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Sữa đậu nành là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Nhưng theo quan niệm dân gian, đậu nành không tốt cho độ tuổi sinh sản, làm lệch lạc giới tính thai nhi. Điều đó đúng hay không chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1Giá trị dinh dưỡng cao từ sữa đậu nành với bà bầu
Axit folic
Axit folic có trong sữa đậu nành quan trọng cho phụ nữ mang thai. Nếu được sử dụng thường xuyên từ giai đoạn đầu của thai kỳ axit folic hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh của trẻ.
Vitamin
Sữa đậu nành cung cấp lượng lớn vitamin tốt cho phụ nữ mang thai như vitamin A, vitamin B1, sắt, kẽm, folat, PP, B, D. Giúp mẹ luôn ổn định sức khỏe, rất tốt trong quá trình phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ.
Chất đạm
Sữa đậu nành có hàm lượng đạm thực vật cao và nguồn protein dồi dào giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thời gian mang thai, có thể giúp kiểm soát sự phát triển các cơ quan của em bé một cách tối ưu nhất.
Carbohydrate
Thông thường, phụ nữ mang thai rất hay gặp tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mệt mỏi, luôn cần thêm năng lượng bổ sung. Do đó sữa đậu nành là một giải pháp giúp hấp thụ carbohydrate nhanh chóng cho phụ nữ mang thai nhằm bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt.
Chất béo
Các loại chất béo có trong sữa đậu nành là chất béo thực vật, là chất béo tốt chống lại cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra chất béo này cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi trong dạ con.
2Tác hại khi lạm dụng sữa đậu nành trong thời kỳ thai sản
Thực tế đậu nành có hàm lượng glucozo cao, nên nếu bạn sử dụng sữa đậu nành có đường liên tục trong thời gian mang thai hãy cẩn trọng. Lượng glucozo trong đậu nành kết hợp với đường trong sữa dễ gây nguy cơ tăng cân và bệnh tim mạch.
Theo trường Đại học Y tế công cộng Harvard năm 2014 và tờ Natual Toxins đưa tin, nếu bạn lạm dụng sữa đậu nành, dùng trên 3 ly sữa tương đương 1500ml trong một ngày sẽ làm giảm hormone sinh sản trong cơ thể. Nhưng cũng đồng thời đưa ra kết luận, chưa có thông tin rõ rệt nào chứng minh rằng, sữa và những sản phẩm từ đậu nành gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
3Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Có gây biến đổi giới tính thai nhi?
Dân gian vẫn hay truyền miệng rằng, đậu nành làm thay đổi giới tính ở nam giới, gây biến đổi giới tính thai nhi. Tuy nhiên những dẫn chứng khoa học lại cho thấy sữa đậu nành rất tốt cho mẹ và thai nhi.
Isoflavone trong đậu nành mang hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ dẫn đến quan niệm đậu nành làm lệch lạc giới tính thai nhi.
Nhưng đến thời điểm hiện tại các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chưa có một chứng minh nào cho thấy estrogen gây biến đổi giới tính thai nhi khi mẹ sử dụng sữa đậu nành trong quá trinh mang thai. Theo đó càng không có dẫn chứng cho việc đậu nành làm teo tinh hoàn, gây vô sinh.
Theo nghiên cứu của Daniel Doerge năm 2001 công bố, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể đi qua nhau thai. Trên trang Academy of Nutrition and Dietetics, Thomas Badger truyền tải thông điệp sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.
4Bà bầu cần uống bao nhiêu sữa đậu nành trong một ngày
Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ cho biết không nên nạp vào cơ thể quá 100 mg isoflavone mỗi ngày. Khoảng 35mg – 55mg isoflavone là tốt nhất cho cơ thể, giúp cơ thể trẻ trung hơn, dễ chịu hơn.
Theo Academy of Nutrition and Dietetics, có 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một ly sữa đậu nành 500ml sẽ cung cấp cho cơ thể 40mg isoflavone, do vậy bà bầu chỉ nên uống một ly mỗi ngày để bổ sung 250 – 500 calo đồng thời giữ isoflavone trong mức độ thích hợp.
5Cách sử dụng sữa đậu nành cho mẹ trong thời kỳ thai sản
Tham khảo: Chiết xuất đậu nành và những công dụng cho làn da
Khoa học khẳng định đậu nành không gây ảnh hưởng tới sinh sản ở nam giới cũng như giới tính thai nhi. Mặc dù vậy quan niệm dân gian và khoa học luôn là hai luồng ý kiến trái chiều. Bách hóa XANH mong rằng với những thông tin trên bạn đã có câu trả lời cho bản thân về đậu nành và sữa đậu nành.
Nguồn: Báo Lao Động
Bạn sẽ quan tâm:
Chọn mua các loại sữa đậu nành tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi