14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe – MarryBaby

>>> Bạn có thể quan tâm: Trị tàn nhang sau sinh: Áp dụng cách này để mờ nám nhanh chóng!

6. Sử dụng gối mềm khi đi xe hơi

Khi đi taxi hay đi ô tô từ bệnh viện về nhà hoặc di chuyển ra ngoài khi có việc gấp, mẹ nên đặt một chiếc gối mềm ở dưới bụng để giảm cơn nhói khi đi xe.

Dù xe có đi chậm thì cũng không thể tránh được những cú phanh xe hay dừng đột ngột. Việc làm này giúp chỗ khâu bụng bị ít ảnh hưởng và đau hơn.

7. Kiêng cữ sau sinh: Không leo cầu thang nhiều

Sau sinh cần kiêng những gì? Nếu phòng nghỉ của bạn ở tầng cao thì tốt nhất là nên dọn xuống tầng 1 hay tầng trệt để nghỉ ngơi vì sinh mổ nên kiêng leo cầu thang. Hãy hạn chế leo cầu thang nhất có thể.

8. Kiêng cữ sau sinh thường: Tránh xa các thiết bị điện tử

Sau sinh cần kiêng những gì? Sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… cũng là điều tối kỵ của việc kiêng cữ sau sinh khoa học. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sau sinh có được dùng điện thoại không? 5 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết

9. Ở cữ kiêng những gì? 6 tuần mới quan hệ tình dục

Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 6 tuần thì mới tốt, với điều kiện vết thương không đau. Quan hệ sau sinh sớm vừa đau lại dễ bục vết khâu, bạn nhớ dặn chồng chịu khó chờ nhé. Đặc biệt nếu có quan hệ thì phải ngừa thai, vì trứng có thể rụng trở lại bất cứ lúc nào.

kiêng quan hệ sau sinh
Bà đẻ kiêng cữ bao lâu? Bố mẹ nên kiêng quan hệ ít nhất 4 tuần sau khi sinh em bé

10. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nín tiểu

1 điều quan trọng ở cữ sau sinh là mẹ sau sinh không nên nín đi vệ sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kiêng cữ sau sinh mổ

Sau sinh mổ ở cữ kiêng những gì và đây là những điều kiêng kỵ khi nằm ổ dành cho bạn:

1. Không khóc khi tắm

Dù có bất kỳ chuyện ấm ức gì sau sinh mẹ cũng không nên trốn vào nhà tắm vừa khóc vừa bật vòi nước, nhất là với mẹ sinh mổ. Khi nước mắt nhỏ vào vết sinh mổ thì vết mổ càng lâu lành. Lâu lành đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đau lâu.

2. Nhờ người nhà chăm sóc vết mổ

Mẹ đừng cố gắng kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ. Thay vào đó, hãy nhờ người thân quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy máu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đờ tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị đờ tử cung sau sinh

3. Kiêng cữ sau sinh: Tư thế nằm ngủ và cho con bú

Mẹ nằm hơi ngả lưng về phía sau và bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ. Tư thế này áp dụng cho các mẹ sinh mổ nhằm tránh bé động vào vết thương phẫu thuật trên bụng.

4. Tránh thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ

Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

ở cữ kiêng ăn rau muống
Ở cữ kiêng những gì? Mẹ không nên ăn các món gây khó lành vết thương như rau muống, hải sản, nếp

Điều cần biết về kiêng cữ sau sinh con rạ

Sinh con rạ có thể kéo dài từ 8 tiếng tùy theo sức khỏe của mẹ, song sẽ nhanh hơn và dễ hơn vì mẹ bầu đã có kinh nghiệm sinh con từ lần trước.

Sau khi sinh con, mẹ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và lưu ý những điều kiêng kỵ khi nằm ổ ví dụ như kiêng các loại thực phẩm có tính hàn hay đồ nếp, rau muống,… vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

Với những kinh nghiệm khi sinh lần đầu tiên, mẹ bầu có thể áp dụng với lần sinh con thứ hai. Tuy nhiên, việc kiêng cữ sau sinh không cần phải quá khắt khe như ông bà ngày xưa vẫn làm.

Chỉ cần mẹ và bé khỏe mạnh thì có thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt bình thường miễn sao giữ cho mẹ chế độ nghỉ ngơi phù hợp.