Mang thai tháng thứ 4 nhưng mẹ bầu không tăng cân có tác hại gì đến sự phát triển của thai nhi không?
Thai nhi tăng cân nếu mẹ bầu khi mang thai cũng tăng cân. Trung bình, mẹ bầu sẽ tăng từ 9 đế 12 kg trong suốt thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, bạn sẽ tăng nhẹ khoảng 2 kg. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không tăng hoặc sụt cân. Điều này là do mẹ bầu gặp phải tình trạng nghén, chán ăn. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứu 6, mẹ bầu sẽ tăng thêm 2,5 – 3kg nữa. Đến tháng thứ 7 sẽ tăng lên 3,5-4kg và khoảng 4,5-5kg cho đến lúc sinh.
Tăng khẩu phần ăn nhiều năng lượng. Không nói đến chuyện ăn cho hai người, nhu cầu của phụ nữ mang thai thậm chí còn lên đến 2.000 – 2.200 kcal/ngày vào thời điểm đầu, tăng lên 2.500 kcal/ngày sau đó.
Vào đầu thai kỳ, nguồn năng lượng này được dự trữ dưới dạng protein và mỡ. Sau đó, nó được sử dụng cho việc phát triển ngực, tử cung và lượng máu cung cấp cho thai nhi.
Coi chừng lên cân quá nhiều:Tùy theo hình thể của bạn khi bắt đầu mang thai, sự tăng cân trong quá trình mang thai sẽ không giống nhau. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg.
Vì vậy, nếu bạn là người “tròn trịa” trước đó thì có thể giảm nguồn cung cấp thực phẩm; thay vì 2.500 kcalo, chỉ nên bổ sung 1.800 kcalo/ngày, nhất là trong những tháng cuối, đồng thời giảm chất béo và đường, tuyệt đối không nên ăn vặt.
Tăng cân nhanh sẽ khó sinh
Tình trạng lên cân nhiều trong thời gian mang thai không phải là không nguy hiểm. Vì một bà mẹ quá nặng cân sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao và tiểu đường, đẻ khó, sau đó phát triển thành bệnh béo phì rất khó chữa. Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói.
Hơn bao giờ hết, chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, thịt đỏ, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Để rõ ràng hơn, 2.500 calo hằng ngày mà bạn cần tương đương với: 500 ml sữa, 2 hộp sữa chua, 50g pho mát, 200 g thịt, 250 g bánh, 200 g khoai tây, 200 g rau xanh, 300 g trái cây, 20 g bơ, 15 g dầu và 35 g đường. Cuối cùng đừng quên uống thật nhiều nước.
Môn thể thao phù hợp khi mang thai
Đừng bỏ thể thao: Chú ý những môn thể thao nhiều nguy cơ. Nguy hiểm đầu tiên có thể xảy ra với phụ nữ mang thai chơi thể thao là ngã và chấn thương, vì vậy nên tránh các hoạt động mạnh. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm…
Thể thao và mang thai không phải là không hợp nhau, ngược lại, hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa). Nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Câu chuyên tăng cân khi mang thai của mẹ Mốc
Bước qua sinh nhật tuổi 27, mình và chồng bắt đầu lên kế hoạch sinh em bé đầu lòng. Thời điểm đó, mình nặng 56kg, cao 1m66, sức khỏe bình thường (thực ra hơi thiếu máu một chút nhưng bác sĩ bảo không đáng lo ngại). Sau 1 tháng, mình cấn bầu, rất may trong lần khám thai đầu tiên bác sĩ đã khuyên với chỉ số cân nặng, chiều cao như của mình thì trong suốt thời gian thai kỳ chỉ nên tăng 10 -12 kg. Điều này đã giúp ích vô cùng lớn vì trước đó mình chưa hề có ý niệm gì về những hậu quả của việc tăng cân quá nhiều khi mang thai. Chính vì lời tư vấn này đã khiến mình lưu tâm và tìm hiểu kỹ hơn về việc kiểm soát cân nặng thai kỳ.
Sau khi tìm hiểu kỹ hơn mình rút ra kết luận với những người có cân nặng chiều cao bình thường như mình (có chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 24,9) thì trong suốt thai kỳ chỉ cần tăng 9 – 12kg là vừa đủ để có 1 em bé khỏe mạnh. Trong đó, 3 tháng đầu tăng từ 1 – 2kg, 6 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 1 – 2kg. Biết được thông tin này, mình bắt đầu lên kế hoạch cho việc tăng cân khi mang bầu.
Bước qua 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén và việc “sợ” ăn dần biến mất. Tháng 4, 5 là khoảng thời gian khá thoải mái vì em bé trong bụng chưa quá to, chưa đến mức “ì ạch” và đã hết ốm nghén. Trong 2 tháng này mình duy trì lịch ăn uống như thời kỳ trước bầu cộng thêm 1 bữa phụ (thường là 1 bát soup nhỏ) và bổ sung thêm 2 lần uống sữa tươi theo nhu cầu (mình không uống sữa bầu), 1 viên vitamin tổng hợp, 1 viên sắt mỗi ngày. Tâm lý thoải mái, sức khỏe và chế độ ăn ổn định nên trong 2 tháng mình tăng được 2,5kg.
Sang tháng thứ 6, mình có cảm giác thèm ăn hơn, ăn nhiều hơn và “đột biến” trong 1 tháng tăng 3 kg. Vậy là sau 6 tháng mang thai, mình đã tăng 6,5 kg, theo kế hoạch 3 tháng tiếp theo chỉ cần tăng thêm 3,5kg là đủ.
Chính vì thế, trong suốt tháng thứ 7 và thứ 8 mình ăn rất ít tinh bột (chủ yếu là phở, miến, hạn chế cơm) thay vào đó là rau, củ và thủy hải sản. Đây cũng là “bí quyết” kiểm soát cân nặng ở mẹ nhưng con vẫn tăng cân tốt. Thực đơn thời gian này dù thay đổi nhưng vẫn duy trì 3 bữa chính, 2 bữa phụ theo công thức như sau: Bữa sáng sữa tươi và hoa quả (hoặc soup, phở và hoa quả, sữa chua), 2 bữa phụ buổi sáng – chiều gồm 1 lát bánh mỳ nhỏ (hoặc 2 cái bánh gạo), 1 quả trứng (hoặc 1 cốc chè đậu, nếu bữa sáng không uống sữa thì 2 bữa phụ có thêm sữa), sữa chua, bữa trưa và tối thường 1 bát miến bò/gà/lợn/cá nhiều rau, hoa quả hoặc 1 bát cơm ăn kèm thịt và nhiều rau, canh. Đặc biệt thời gian này mình ăn rất nhiều cua và cá, thịt đỏ ăn vừa phải (điều này cũng giúp mẹ ít tăng cân mà con vẫn lớn).
Duy trì chế độ ăn uống khá điều độ và đều đặn nên trong 2 tháng mình chỉ tăng thêm 2 kg. Bước sang tháng thứ 9, mình vẫn giữ chế độ ăn như thế nhưng thoải mái hơn, cho phép bản thân ăn nhiều thứ hơn song đến tháng cuối này thai đã phát triển khá to, chèn vào dạ dày nên ăn thường nhanh no. Do đó, mình ăn vặt nhiều hơn. Chế độ 5 bữa/ngày bị phá vỡ song cân nặng của mình cũng không tăng nhiều.
Bé Mốc ra đời ở tuần thứ 38, sớm so với dự sinh 2 tuần, nặng 3,28kg. Trước khi lên bàn đẻ, mình nặng 65,7kg, tăng gần 10kg so với trước bầu.