Nhiều phụ huynh nhận thấy trẻ 7 tháng chưa biết bò hoặc bé 7 tháng rưỡi chưa biết ngồi sẽ bắt đầu lo lắng con mình bị chậm vận động. Theo các bác sĩ, ngồi vững hoặc bò trườn là vận động cơ bản của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi. Do đó, trẻ 7 tháng hơn song chưa thể tự thực hiện được một số hành động phổ biến thì vẫn chưa gọi là bất thường. Bố mẹ nên tiếp tục cho bé tập ngồi và tập trườn thường xuyên nhằm giúp lưng bé cứng cáp hơn.
2.1. Còi xương
Đối với trường hợp còi xương – thiếu canxi, ngoài ngồi chưa vững và chưa biết trườn bò, bé còn có thêm một số biểu hiện sau:
- Chưa mọc răng;
- Ra nhiều mồ hôi trộm;
- Rụng tóc vành khăn…
Người thân cần lưu ý những bé có cân nặng và chiều cao trung bình, nằm trong giới hạn bình thường cũng có nguy cơ bị thiếu canxi, đe dọa còi xương. Bé cần được đưa đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám và chỉ định bổ sung thêm canxi, vitamin D hoặc kẽm nếu cần thiết.
2.2. Chậm phát triển tâm thần
Có nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau khiến trẻ bị chậm phát triển tâm thần. Nếu trẻ phải sống trong môi trường thiếu tình thương cũng như sự quan tâm, gần gũi của bố mẹ, nhất là trong khoảng thời gian 3 năm đầu đời, thì có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Các biểu hiện bao gồm:
- Không có nhu cầu bú sữa mẹ.
- Trẻ ngủ nhiều, ít cựa quậy, ít hoặc không khóc.
- Ít phản ứng khi có tiếng động hoặc phản ứng ở tốc độ chậm.
- Trẻ chậm cười, chậm có sự chú ý tới những kích thích chung quanh.
- Chậm phát triển về vận động như: chậm lẫy, bò, ngồi, đi, đứng, nói, nhai.
- Hay nằm nhìn hai bàn tay chính mình cử động.
- Không nhặt lại những đồ vật bị đánh rơi.
- Quá hiền lành, ngờ nghệch; hoặc ngược lại quá tăng động, giảm chú ý.
Trên thực tế, trẻ chậm phát triển tâm thần có thể phát triển bình thường cho tới một độ tuổi nào đó, thường là trước 3 tuổi, lại có dấu hiệu chậm phát triển về sự vận động hay hoạt động tâm thần khác, và ngược lại. Chính vì thế, nếu nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển tâm thần, phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và theo dõi cẩn thận để có kết luận chính xác, từ đó can thiệp điều trị kịp thời và phù hợp.
2.3. Bại não
Khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên mà có những dấu hiệu sau đây thì có thể nghi ngờ bé bị bại não:
- Không nhận ra mẹ;
- Ăn uống khó khăn;
- Không đáp ứng khi được gọi hoặc hỏi;
- Khóc nhiều suốt ngày đêm.
Ngoài ra, cần đưa trẻ đến bác sĩ Nhi khoa ở phòng Phục hồi chức năng hoặc Thần kinh nhi để khám ngay nếu thấy trẻ có biểu hiện:
- Không lẫy, không thể kiểm soát đầu cổ, nằm sấp nhưng không ngẩng đầu.
- Có cơn co cứng hoặc chân duỗi cứng khi đứng.
- Hai tay nắm chặt, không biết với cầm.
Nhiều phụ huynh nhận thấy trẻ 7 tháng chưa biết bò hoặc bé 7 tháng rưỡi chưa biết ngồi sẽ bắt đầu lo lắng con mình bị chậm vận động. Theo các bác sĩ, ngồi vững hoặc bò trườn là vận động cơ bản của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi. Do đó, trẻ 7 tháng hơn song chưa thể tự thực hiện được một số hành động phổ biến thì vẫn chưa gọi là bất thường. Bố mẹ nên tiếp tục cho bé tập ngồi và tập trườn thường xuyên nhằm giúp lưng bé cứng cáp hơn.
2.1. Còi xương
Đối với trường hợp còi xương – thiếu canxi, ngoài ngồi chưa vững và chưa biết trườn bò, bé còn có thêm một số biểu hiện sau:
- Chưa mọc răng;
- Ra nhiều mồ hôi trộm;
- Rụng tóc vành khăn…
Người thân cần lưu ý những bé có cân nặng và chiều cao trung bình, nằm trong giới hạn bình thường cũng có nguy cơ bị thiếu canxi, đe dọa còi xương. Bé cần được đưa đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám và chỉ định bổ sung thêm canxi, vitamin D hoặc kẽm nếu cần thiết.
2.2. Chậm phát triển tâm thần
Có nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau khiến trẻ bị chậm phát triển tâm thần. Nếu trẻ phải sống trong môi trường thiếu tình thương cũng như sự quan tâm, gần gũi của bố mẹ, nhất là trong khoảng thời gian 3 năm đầu đời, thì có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Các biểu hiện bao gồm:
- Không có nhu cầu bú sữa mẹ.
- Trẻ ngủ nhiều, ít cựa quậy, ít hoặc không khóc.
- Ít phản ứng khi có tiếng động hoặc phản ứng ở tốc độ chậm.
- Trẻ chậm cười, chậm có sự chú ý tới những kích thích chung quanh.
- Chậm phát triển về vận động như: chậm lẫy, bò, ngồi, đi, đứng, nói, nhai.
- Hay nằm nhìn hai bàn tay chính mình cử động.
- Không nhặt lại những đồ vật bị đánh rơi.
- Quá hiền lành, ngờ nghệch; hoặc ngược lại quá tăng động, giảm chú ý.
Trên thực tế, trẻ chậm phát triển tâm thần có thể phát triển bình thường cho tới một độ tuổi nào đó, thường là trước 3 tuổi, lại có dấu hiệu chậm phát triển về sự vận động hay hoạt động tâm thần khác, và ngược lại. Chính vì thế, nếu nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển tâm thần, phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và theo dõi cẩn thận để có kết luận chính xác, từ đó can thiệp điều trị kịp thời và phù hợp.
2.3. Bại não
Khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên mà có những dấu hiệu sau đây thì có thể nghi ngờ bé bị bại não:
- Không nhận ra mẹ;
- Ăn uống khó khăn;
- Không đáp ứng khi được gọi hoặc hỏi;
- Khóc nhiều suốt ngày đêm.
Ngoài ra, cần đưa trẻ đến bác sĩ Nhi khoa ở phòng Phục hồi chức năng hoặc Thần kinh nhi để khám ngay nếu thấy trẻ có biểu hiện:
- Không lẫy, không thể kiểm soát đầu cổ, nằm sấp nhưng không ngẩng đầu.
- Có cơn co cứng hoặc chân duỗi cứng khi đứng.
- Hai tay nắm chặt, không biết với cầm.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi