Trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân, bố mẹ phải làm sao? – Nutrihome

Nuôi con là một hành trình dài vô cùng gian nan và nhiều thử thách. Trẻ 8 tháng biếng ăn đang là tình trạng khá phổ biến ở nhiều gia đình, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trong bài viết sau, Nutrihome sẽ chia sẻ nguyên nhân chính cũng như cách chăm sóc hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân!

Dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn

Dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ 8 tháng biếng ăn luôn khiến bố mẹ lo âu

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể được biểu hiện bằng các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Con thường xuyên từ chối thức ăn, không chịu ăn cháo, bột mà bố mẹ bón. Đặc biệt khi bị ép ăn, bé sẽ có trạng thái như quấy khóc, khó chịu, cáu gắt và không chịu hợp tác. Nghiêm trọng hơn nữa là ném thìa muỗng, bôi bẩn đồ ăn lên quần áo, bàn ghế
  • Con chỉ ăn một hoặc một số món ăn mà con thích. Hoặc có ăn thì cũng chỉ là một lượng nhỏ, ăn rất chậm, chỉ ngậm trong miệng mà không chịu nuốt.
  • Thời gian của bữa ăn bị kéo dài ra lâu hơn gấp đôi hoặc gấp ba so với bình thường. Tuy nhiên, lượng thức ăn thực tế hấp thu lại cực kỳ ít.
  • Bé 8 tháng lười ăn do ham chơi, không có cảm giác đói, không đòi ăn và thường có sức ăn yếu hơn các bạn đồng trang lứa.
  • Trẻ 8 tháng lười ăn, lười uống sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Trong khi ăn, bé dễ bị xao nhãng bởi những tác nhân bên ngoài như tivi, điện thoại, đồ chơi.

Trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân có làm sao không?

Trẻ 8 tháng là một trong các giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân trong thời điểm này có thể khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.

Ở một số trẻ nhỏ, trẻ chưa thích nghi được với việc ăn bổ sung nên dễ gặp khủng hoảng trong thời điểm đầu tiên. Bố mẹ nên kiên nhẫn tập ăn cùng trẻ, xây dựng các thói quen tốt và giúp trẻ thoải mái khi ăn các bữa bổ sung trong ngày.

Có thể nói, trẻ 8 tháng biếng ăn không nguy hiểm nhưng vẫn cần được lưu ý. Bố mẹ cần nhanh chóng tìm ra chính xác nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, không để làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng có chuyên môn để nhận được sự tư vấn đúng đắn và kịp thời nếu trẻ biếng ăn chậm lớn kéo dài.

Nguyên nhân bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn

Để tìm ra biện pháp phù hợp khắc phục tình trạng bé 8 tháng biếng ăn, chúng ta cần biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là do đâu. Thông thường tình trạng này sẽ bắt nguồn từ một số lý do như sau:

Nguyên nhân bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân

1. Thực đơn ăn dặm không phù hợp

Vấn đề từ thực đơn mà trẻ ăn hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bé 8 tháng lười ăn. 8 tháng là thời điểm mà trẻ bắt đầu tập ăn dặm nên thực đơn vào thời điểm này vô cùng quan trọng. Những món ăn không hấp dẫn, quá thô cứng khiến trẻ 8 tháng không ăn được, dần dần sẽ gây nhàm chán, dẫn đến biếng ăn.

2. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ. Đến giai đoạn 8 tháng, bé có sự thay đổi lớn về thể trạng và nhận thức. Một số bé còn gặp trường hợp mọc răng, lại phải thích nghi khi thay đổi từ sữa bột và sữa mẹ sang thức ăn dặm. Điều này khiến trẻ 8 tháng trở nên khó tính, thường xuyên quấy khóc và không chịu ăn. Thức ăn đặc hơn nhưng lại phải hấp thu với số lượng nhiều đôi khi làm bé cảm thấy khó chịu, hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn. Ngoài ra, mọc răng, đau nướu và khó chịu do bị sốt cũng là những nguyên nhân có thể khiến bé dần chán ăn.

3. Mẹ chăm sóc bé thiếu khoa học

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến trẻ 8 tháng biếng ăn là do cách chăm sóc của mẹ. Khi con không chịu hợp tác, mẹ thường có thói quen bắt, ép con ăn, thậm chí la mắng, quát tháo. Hoặc cho con chơi đồ chơi, xem tivi… trong lúc ăn cũng là những thói quen thiếu khoa học. Lâu dần, bữa ăn không còn hấp dẫn nữa mà trở thành một cực hình đối với trẻ, khiến con sinh ra tâm lý căng thẳng, kháng cự và dẫn đến chứng biếng ăn.

4. Trẻ 8 tháng lười ăn do vấn đề về bệnh lý

8 tháng là giai đoạn nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển, còn non yếu và dễ bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài. Do đó, trẻ dễ mắc một số bệnh như cúm, sốt, viêm họng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, thiếu máu hay thiếu vi chất dinh dưỡng. Khi đó, việc cơ thể mệt mỏi, khó chịu vì bị ốm cộng thêm phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dài ngày là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh biếng ăn.

5. Biếng ăn tâm lý ở trẻ 8 tháng tuổi

Như đã nói bên trên, cha mẹ thường hay có thói quen thúc ép khi con không ăn. Điều này hình thành nên tâm lý ngược, trẻ không những không ăn mà còn càng ít hứng thú với bữa ăn hơn. Bên cạnh đó, 8 tháng là giai đoạn trẻ biết bộc lộ cảm xúc yêu ghét của bản thân. Do đó, nếu đồ ăn quá nhàm chán hoặc không có món mà mình thích thì trẻ cũng không còn hứng thú với bữa ăn nữa.

6. Bé 8 tháng biếng ăn do thiếu chất

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu vi chất cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng trẻ 8 tháng biếng ăn, đặc biệt là kẽm và selen. Kẽm là thành phần của hàng trăm loại enzym tham gia các hoạt động của cơ thể. Các enzym này có tác dụng giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, tăng cường miễn dịch, giúp bé phát triển tốt và ăn uống ngon miệng hơn.

Còn selen lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ. Do đó, khi thiếu hụt hai vi chất này không những bé 8 tháng biếng ăn có cảm giác chán ăn, gây rối loạn vị giác ở vòm miệng dẫn tới bỏ bữa mà còn khiến cơ thể chậm phát triển và hay ốm vặt.

7. Con biếng ăn do bẩm sinh

Các nhà khoa học thống kế rằng khoảng 5% trẻ nhỏ gặp tình trạng biếng ăn bẩm sinh. Ngay từ khi chào đời bé đã thường xuyên thích ngủ, thích chơi và ít ăn hơn hẳn so với những trẻ em bình thường khác. Một số trường hợp khác có tình trạng biếng ăn sau khi gặp chấn thương.

Bên cạnh một số nguyên nhân chính kể trên thì trẻ 8 tháng biếng ăn còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như trẻ vừa tiêm phòng dẫn đến biếng ăn sau tiêm phòng. Ký sinh trùng, sưng lợi, các vấn đề răng miệng… cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn sau ốm.

Một số trường hợp bé 8 tháng biếng ăn thường gặp

Trẻ 8 tháng biếng ăn là tình trạng khá phổ biến. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp sau để sớm có giải pháp phù hợp và hiệu quả.

1. Bé 8 tháng lười ăn chỉ bú mẹ

8 tháng là giai đoạn bé bắt đầu tập làm quen với những thực phẩm ăn dặm. Tuy nhiên tình trạng bé 8 tháng biếng ăn dặm thường xảy ra trong thời gian dài khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bé có thể không chịu ăn thức ăn mẹ chuẩn bị mà chỉ chịu bú sữa. Giai đoạn này bé cần được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Mà sữa lại không thể cung cấp được hết các chất này.

2. Trẻ 8 tháng lười uống sữa ngoài

Sữa ngoài cũng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên một số bé lại không chịu uống loại sữa này. Nguyên nhân có thể đến từ việc sữa không hợp khẩu vị hoặc do mẹ pha sai cách. Một số bé không biết cách bú bình nên cũng dần chán uống sữa.

Trẻ 8 tháng lười uống sữa ngoài

Trẻ lười uống sữa ngoài

3. Bé 8 tháng không chịu ăn bột

Đối với trẻ 8 tháng tuổi thì bột chính là thức ăn chính trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh sữa, là đây là nguồn sinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể bé. Vậy nên khi biếng ăn, trẻ thường xuyên không chịu ăn bột. Khi bị bắt ép, trẻ cũng chỉ ăn được thêm từ 1- 2 muỗng.

4. Bé 8 tháng chán ăn cháo

Bên cạnh bột thì cháo cũng là một trong những món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của bé. Ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn khi con thường xuyên bỏ ăn cháo, có ăn nhưng không chịu nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Một số bé còn đánh đổ bát, bôi bẩn cháo lên quần áo, bàn ghế. Trẻ thường xuyên có xu hướng bỏ bữa, ăn chỉ một hai muỗng rồi thôi. Tình trạng nghiêm trọng hơn là bé có dấu hiệu nôn, trớ khi ăn. Thời gian bữa ăn bị kéo dài khiến cả gia đình đều vô cùng mệt mỏi và lo lắng.

Trẻ 8 tháng biếng ăn, mẹ phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn sẽ không được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khiến cơ thể phát triển chậm. Tuy nhiên, khi trẻ 8 tháng lười ăn, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Khi trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân, bố mẹ cần:

1. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý

Với trường hợp biếng ăn sinh lý thì mẹ hãy cứ yên tâm. Bởi đây là sự thay đổi bình thường của cơ thể khi bé tập làm quen với chế độ ăn mới và sự thay đổi của cơ thể. Giai đoạn này sẽ không kéo dài quá lâu, đôi khi chỉ xảy ra trong vài ngày tới vài tuần. Sau đó, khi đã quen ăn dặm, trẻ sẽ dần trở lại trạng thái bình thường, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn trước. Việc bố mẹ cần làm lúc này là hãy kiên nhẫn và quan tâm trẻ nhiều hơn. Hãy tạo một thói quen ăn uống tốt cho con.

Cha mẹ nên cho bé ăn dặm với thực đơn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức, bắt đầu ăn dặm với bột ngọt trước sau đó mới chuyển dần qua bột mặn. Cung cấp một lượng thức ăn nhỏ sau đó dần dần tăng lên với số lượng nhiều hơn. Thức ăn bắt đầu từ loãng rồi mới chuyển dần qua dạng đặc để bé làm quen dần. Không nên bỏ hẳn sữa trong giai đoạn này. Bởi trong sữa vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà đôi khi những thực phẩm khác không cung cấp được.

Không nên cho bé ăn quá nhiều thức ăn vặt trước bữa chính, vừa không tốt cho sức khỏe lại khiến trẻ có cảm giác no mà không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Nếu muốn, chỉ nên cho bé ăn vặt một lần sau bữa chính. Cha mẹ nên bỏ mọi tác nhân có thể gây xao nhãng, ảnh hưởng đến trẻ khi ăn như tivi, điện thoại, đồ chơi…

cách trị trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý

Đừng cho trẻ 8 tháng vừa ăn vừa xem TV vì có thể khiến trẻ không chú ý đến bữa ăn

Thời gian ăn chỉ nên gói gọn trong vòng 30 phút, tránh để bữa ăn kéo dài quá lâu. Nên tạo một thời gian cố định cho bữa ăn, cho bé thưởng thức bữa ăn cùng cả nhà tạo cho bé một thói quen ăn uống đúng giờ, đồng thời bé sẽ tập làm quen với động tác ăn uống của người lớn.

2. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do tâm lý

Đối với trẻ 8 tháng biếng ăn tâm lý thì cần thay đổi và có biện pháp phù hợp ngay từ chính cách chăm sóc con của cha mẹ. Đầu tiên cha mẹ cần tạo một không khí thoải mái trong bữa ăn khiến trẻ hấp thu tốt hơn. Tuyệt đối không thúc ép, la mắng hay quát tháo khi trẻ không chịu ăn khiến bé sợ hãi. Nên cân bằng và điều chỉnh cho phù hợp các bữa ăn trong ngày, nếu trẻ không chịu ăn mẹ có thể chia bữa chính thành một số bữa phụ để trẻ tăng hứng thú và hấp thu được dễ dàng hơn. Cha mẹ cần chú ý không để các bữa ăn quá gần nhau, cho trẻ ăn tùy tiện, thiếu khoa học khiến hệ tiêu hóa của con làm việc không hiệu quả vì quá tải.

Trong giai đoạn này xây dựng thực đơn hợp lý và khoa học là vô cùng quan trọng. Một thực đơn đúng chuẩn cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Phần lớn nguồn dinh dưỡng vẫn đến từ sữa mẹ, còn lại đến từ nguồn thức ăn ăn dặm. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột khoảng 50g – 80g/bữa đến từ gạo, các loại khoai, ngũ cốc, bột mì, yến mạch
  • Protein và đạm từ 10 – 15g/bữa trong một số thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa, chim
  • Chất béo tốt đủ 35g/ngày, có thể cung cấp chất béo cho bé nhờ những thực phẩm như dầu gấc, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt
  • Vitamin, chất xơ khoảng 20g-30g/bữa chủ yếu đến từ một số loại rau củ và hoa quả: rau ngót, rau dền, rau bina, rau mồng tơi, rau muống, rau cải ngọt, súp lơ, nấm rơm, su hào, cà rốt, cà chua, bơ, chuối, lê, táo,…

Trẻ 8 tháng cũng đã dần hình thành thói quen ăn uống và những sở thích của riêng mình. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những món mà bé cảm thấy thích, ăn được nhiều và ngon miệng hơn. Tuy nhiên để tránh thực đơn quá nhàm chán dẫn đến biếng ăn thì nên thay đổi thực đơn hàng ngày, chú ý nấu những món ăn hấp dẫn, giàu màu sắc và trang trí thành những hình thù dễ thương. Điều này sẽ làm bé cảm thấy thích thú và thèm ăn hơn.

Bên cạnh đó, khi 8 tháng thì hàm răng của trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn, dễ bị tổn thương. Do đó, các mẹ cần hạn chế những món ăn quá to, thô cứng. Nên ưu tiên những món mềm, thái nhỏ để trẻ dễ nuốt.

3. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do bệnh lý

Đối với trẻ 8 tháng lười ăn do thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng thì mẹ nên bổ sung cho bé các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nên áp dụng đồng thời việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên.

Hiện nay trên thị trường có bày bán một số thực phẩm chức năng giúp bé kích thích vị giác, có cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn. Cha mẹ có thể cho con sử dụng những sản phẩm này trong bữa ăn sau khi tham khảo và được sự cho phép của các bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm như sữa chua, phomai,… hoặc dùng các loại men vi sinh cũng là biện pháp hiệu quả giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân.

Nếu con bị biếng ăn do mắc phải một số căn bệnh khác thì tốt nhất cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân để có giải pháp chữa trị kịp thời và dứt điểm.

Khi nào cần đưa bé 8 tháng lười ăn đi khám?

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên khi bé 8 tháng biếng ăn diễn ra trong thời gian quá dài mà không có biện pháp khắc phục thì nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu như bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé tốt nhất, hãy đến ngay với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Nutrihome là hệ thống phòng khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc dinh dưỡng cao cấp cho trẻ em và người lớn. Hệ thống được tổ chức với quy mô lớn, hiện đại với quy trình khám tư vấn, điều trị, chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Khi nào cần đưa bé 8 tháng lười ăn đi khám?

Mẹ nên cho trẻ đến khăm khám cùng bác sĩ dinh dưỡng để khắc phục kịp thời tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn

Qua những chia sẻ trên, mong rằng các mẹ đã có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn, cũng như có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời. Khi bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn, chậm tăng cân mẹ cần bình tĩnh và tìm hiểu rõ nguyên nhân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé phát triển toàn diện về thể chất. Nutrihome sẽ luôn là địa chỉ tin cậy đồng hành đáng tin cậy cùng các mẹ trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con.

Trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân, bố mẹ phải làm sao? – Nutrihome

Nuôi con là một hành trình dài vô cùng gian nan và nhiều thử thách. Trẻ 8 tháng biếng ăn đang là tình trạng khá phổ biến ở nhiều gia đình, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trong bài viết sau, Nutrihome sẽ chia sẻ nguyên nhân chính cũng như cách chăm sóc hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân!

Dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn

Dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ 8 tháng biếng ăn luôn khiến bố mẹ lo âu

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể được biểu hiện bằng các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Con thường xuyên từ chối thức ăn, không chịu ăn cháo, bột mà bố mẹ bón. Đặc biệt khi bị ép ăn, bé sẽ có trạng thái như quấy khóc, khó chịu, cáu gắt và không chịu hợp tác. Nghiêm trọng hơn nữa là ném thìa muỗng, bôi bẩn đồ ăn lên quần áo, bàn ghế
  • Con chỉ ăn một hoặc một số món ăn mà con thích. Hoặc có ăn thì cũng chỉ là một lượng nhỏ, ăn rất chậm, chỉ ngậm trong miệng mà không chịu nuốt.
  • Thời gian của bữa ăn bị kéo dài ra lâu hơn gấp đôi hoặc gấp ba so với bình thường. Tuy nhiên, lượng thức ăn thực tế hấp thu lại cực kỳ ít.
  • Bé 8 tháng lười ăn do ham chơi, không có cảm giác đói, không đòi ăn và thường có sức ăn yếu hơn các bạn đồng trang lứa.
  • Trẻ 8 tháng lười ăn, lười uống sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Trong khi ăn, bé dễ bị xao nhãng bởi những tác nhân bên ngoài như tivi, điện thoại, đồ chơi.

Trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân có làm sao không?

Trẻ 8 tháng là một trong các giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân trong thời điểm này có thể khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.

Ở một số trẻ nhỏ, trẻ chưa thích nghi được với việc ăn bổ sung nên dễ gặp khủng hoảng trong thời điểm đầu tiên. Bố mẹ nên kiên nhẫn tập ăn cùng trẻ, xây dựng các thói quen tốt và giúp trẻ thoải mái khi ăn các bữa bổ sung trong ngày.

Có thể nói, trẻ 8 tháng biếng ăn không nguy hiểm nhưng vẫn cần được lưu ý. Bố mẹ cần nhanh chóng tìm ra chính xác nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, không để làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng có chuyên môn để nhận được sự tư vấn đúng đắn và kịp thời nếu trẻ biếng ăn chậm lớn kéo dài.

Nguyên nhân bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn

Để tìm ra biện pháp phù hợp khắc phục tình trạng bé 8 tháng biếng ăn, chúng ta cần biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là do đâu. Thông thường tình trạng này sẽ bắt nguồn từ một số lý do như sau:

Nguyên nhân bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân

1. Thực đơn ăn dặm không phù hợp

Vấn đề từ thực đơn mà trẻ ăn hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bé 8 tháng lười ăn. 8 tháng là thời điểm mà trẻ bắt đầu tập ăn dặm nên thực đơn vào thời điểm này vô cùng quan trọng. Những món ăn không hấp dẫn, quá thô cứng khiến trẻ 8 tháng không ăn được, dần dần sẽ gây nhàm chán, dẫn đến biếng ăn.

2. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ. Đến giai đoạn 8 tháng, bé có sự thay đổi lớn về thể trạng và nhận thức. Một số bé còn gặp trường hợp mọc răng, lại phải thích nghi khi thay đổi từ sữa bột và sữa mẹ sang thức ăn dặm. Điều này khiến trẻ 8 tháng trở nên khó tính, thường xuyên quấy khóc và không chịu ăn. Thức ăn đặc hơn nhưng lại phải hấp thu với số lượng nhiều đôi khi làm bé cảm thấy khó chịu, hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn. Ngoài ra, mọc răng, đau nướu và khó chịu do bị sốt cũng là những nguyên nhân có thể khiến bé dần chán ăn.

3. Mẹ chăm sóc bé thiếu khoa học

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến trẻ 8 tháng biếng ăn là do cách chăm sóc của mẹ. Khi con không chịu hợp tác, mẹ thường có thói quen bắt, ép con ăn, thậm chí la mắng, quát tháo. Hoặc cho con chơi đồ chơi, xem tivi… trong lúc ăn cũng là những thói quen thiếu khoa học. Lâu dần, bữa ăn không còn hấp dẫn nữa mà trở thành một cực hình đối với trẻ, khiến con sinh ra tâm lý căng thẳng, kháng cự và dẫn đến chứng biếng ăn.

4. Trẻ 8 tháng lười ăn do vấn đề về bệnh lý

8 tháng là giai đoạn nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển, còn non yếu và dễ bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài. Do đó, trẻ dễ mắc một số bệnh như cúm, sốt, viêm họng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, thiếu máu hay thiếu vi chất dinh dưỡng. Khi đó, việc cơ thể mệt mỏi, khó chịu vì bị ốm cộng thêm phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dài ngày là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh biếng ăn.

5. Biếng ăn tâm lý ở trẻ 8 tháng tuổi

Như đã nói bên trên, cha mẹ thường hay có thói quen thúc ép khi con không ăn. Điều này hình thành nên tâm lý ngược, trẻ không những không ăn mà còn càng ít hứng thú với bữa ăn hơn. Bên cạnh đó, 8 tháng là giai đoạn trẻ biết bộc lộ cảm xúc yêu ghét của bản thân. Do đó, nếu đồ ăn quá nhàm chán hoặc không có món mà mình thích thì trẻ cũng không còn hứng thú với bữa ăn nữa.

6. Bé 8 tháng biếng ăn do thiếu chất

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu vi chất cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng trẻ 8 tháng biếng ăn, đặc biệt là kẽm và selen. Kẽm là thành phần của hàng trăm loại enzym tham gia các hoạt động của cơ thể. Các enzym này có tác dụng giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, tăng cường miễn dịch, giúp bé phát triển tốt và ăn uống ngon miệng hơn.

Còn selen lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ. Do đó, khi thiếu hụt hai vi chất này không những bé 8 tháng biếng ăn có cảm giác chán ăn, gây rối loạn vị giác ở vòm miệng dẫn tới bỏ bữa mà còn khiến cơ thể chậm phát triển và hay ốm vặt.

7. Con biếng ăn do bẩm sinh

Các nhà khoa học thống kế rằng khoảng 5% trẻ nhỏ gặp tình trạng biếng ăn bẩm sinh. Ngay từ khi chào đời bé đã thường xuyên thích ngủ, thích chơi và ít ăn hơn hẳn so với những trẻ em bình thường khác. Một số trường hợp khác có tình trạng biếng ăn sau khi gặp chấn thương.

Bên cạnh một số nguyên nhân chính kể trên thì trẻ 8 tháng biếng ăn còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như trẻ vừa tiêm phòng dẫn đến biếng ăn sau tiêm phòng. Ký sinh trùng, sưng lợi, các vấn đề răng miệng… cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn sau ốm.

Một số trường hợp bé 8 tháng biếng ăn thường gặp

Trẻ 8 tháng biếng ăn là tình trạng khá phổ biến. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp sau để sớm có giải pháp phù hợp và hiệu quả.

1. Bé 8 tháng lười ăn chỉ bú mẹ

8 tháng là giai đoạn bé bắt đầu tập làm quen với những thực phẩm ăn dặm. Tuy nhiên tình trạng bé 8 tháng biếng ăn dặm thường xảy ra trong thời gian dài khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bé có thể không chịu ăn thức ăn mẹ chuẩn bị mà chỉ chịu bú sữa. Giai đoạn này bé cần được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Mà sữa lại không thể cung cấp được hết các chất này.

2. Trẻ 8 tháng lười uống sữa ngoài

Sữa ngoài cũng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên một số bé lại không chịu uống loại sữa này. Nguyên nhân có thể đến từ việc sữa không hợp khẩu vị hoặc do mẹ pha sai cách. Một số bé không biết cách bú bình nên cũng dần chán uống sữa.

Trẻ 8 tháng lười uống sữa ngoài

Trẻ lười uống sữa ngoài

3. Bé 8 tháng không chịu ăn bột

Đối với trẻ 8 tháng tuổi thì bột chính là thức ăn chính trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh sữa, là đây là nguồn sinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể bé. Vậy nên khi biếng ăn, trẻ thường xuyên không chịu ăn bột. Khi bị bắt ép, trẻ cũng chỉ ăn được thêm từ 1- 2 muỗng.

4. Bé 8 tháng chán ăn cháo

Bên cạnh bột thì cháo cũng là một trong những món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của bé. Ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn khi con thường xuyên bỏ ăn cháo, có ăn nhưng không chịu nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Một số bé còn đánh đổ bát, bôi bẩn cháo lên quần áo, bàn ghế. Trẻ thường xuyên có xu hướng bỏ bữa, ăn chỉ một hai muỗng rồi thôi. Tình trạng nghiêm trọng hơn là bé có dấu hiệu nôn, trớ khi ăn. Thời gian bữa ăn bị kéo dài khiến cả gia đình đều vô cùng mệt mỏi và lo lắng.

Trẻ 8 tháng biếng ăn, mẹ phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn sẽ không được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khiến cơ thể phát triển chậm. Tuy nhiên, khi trẻ 8 tháng lười ăn, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Khi trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân, bố mẹ cần:

1. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý

Với trường hợp biếng ăn sinh lý thì mẹ hãy cứ yên tâm. Bởi đây là sự thay đổi bình thường của cơ thể khi bé tập làm quen với chế độ ăn mới và sự thay đổi của cơ thể. Giai đoạn này sẽ không kéo dài quá lâu, đôi khi chỉ xảy ra trong vài ngày tới vài tuần. Sau đó, khi đã quen ăn dặm, trẻ sẽ dần trở lại trạng thái bình thường, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn trước. Việc bố mẹ cần làm lúc này là hãy kiên nhẫn và quan tâm trẻ nhiều hơn. Hãy tạo một thói quen ăn uống tốt cho con.

Cha mẹ nên cho bé ăn dặm với thực đơn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức, bắt đầu ăn dặm với bột ngọt trước sau đó mới chuyển dần qua bột mặn. Cung cấp một lượng thức ăn nhỏ sau đó dần dần tăng lên với số lượng nhiều hơn. Thức ăn bắt đầu từ loãng rồi mới chuyển dần qua dạng đặc để bé làm quen dần. Không nên bỏ hẳn sữa trong giai đoạn này. Bởi trong sữa vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà đôi khi những thực phẩm khác không cung cấp được.

Không nên cho bé ăn quá nhiều thức ăn vặt trước bữa chính, vừa không tốt cho sức khỏe lại khiến trẻ có cảm giác no mà không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Nếu muốn, chỉ nên cho bé ăn vặt một lần sau bữa chính. Cha mẹ nên bỏ mọi tác nhân có thể gây xao nhãng, ảnh hưởng đến trẻ khi ăn như tivi, điện thoại, đồ chơi…

cách trị trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý

Đừng cho trẻ 8 tháng vừa ăn vừa xem TV vì có thể khiến trẻ không chú ý đến bữa ăn

Thời gian ăn chỉ nên gói gọn trong vòng 30 phút, tránh để bữa ăn kéo dài quá lâu. Nên tạo một thời gian cố định cho bữa ăn, cho bé thưởng thức bữa ăn cùng cả nhà tạo cho bé một thói quen ăn uống đúng giờ, đồng thời bé sẽ tập làm quen với động tác ăn uống của người lớn.

2. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do tâm lý

Đối với trẻ 8 tháng biếng ăn tâm lý thì cần thay đổi và có biện pháp phù hợp ngay từ chính cách chăm sóc con của cha mẹ. Đầu tiên cha mẹ cần tạo một không khí thoải mái trong bữa ăn khiến trẻ hấp thu tốt hơn. Tuyệt đối không thúc ép, la mắng hay quát tháo khi trẻ không chịu ăn khiến bé sợ hãi. Nên cân bằng và điều chỉnh cho phù hợp các bữa ăn trong ngày, nếu trẻ không chịu ăn mẹ có thể chia bữa chính thành một số bữa phụ để trẻ tăng hứng thú và hấp thu được dễ dàng hơn. Cha mẹ cần chú ý không để các bữa ăn quá gần nhau, cho trẻ ăn tùy tiện, thiếu khoa học khiến hệ tiêu hóa của con làm việc không hiệu quả vì quá tải.

Trong giai đoạn này xây dựng thực đơn hợp lý và khoa học là vô cùng quan trọng. Một thực đơn đúng chuẩn cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Phần lớn nguồn dinh dưỡng vẫn đến từ sữa mẹ, còn lại đến từ nguồn thức ăn ăn dặm. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột khoảng 50g – 80g/bữa đến từ gạo, các loại khoai, ngũ cốc, bột mì, yến mạch
  • Protein và đạm từ 10 – 15g/bữa trong một số thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa, chim
  • Chất béo tốt đủ 35g/ngày, có thể cung cấp chất béo cho bé nhờ những thực phẩm như dầu gấc, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt
  • Vitamin, chất xơ khoảng 20g-30g/bữa chủ yếu đến từ một số loại rau củ và hoa quả: rau ngót, rau dền, rau bina, rau mồng tơi, rau muống, rau cải ngọt, súp lơ, nấm rơm, su hào, cà rốt, cà chua, bơ, chuối, lê, táo,…

Trẻ 8 tháng cũng đã dần hình thành thói quen ăn uống và những sở thích của riêng mình. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những món mà bé cảm thấy thích, ăn được nhiều và ngon miệng hơn. Tuy nhiên để tránh thực đơn quá nhàm chán dẫn đến biếng ăn thì nên thay đổi thực đơn hàng ngày, chú ý nấu những món ăn hấp dẫn, giàu màu sắc và trang trí thành những hình thù dễ thương. Điều này sẽ làm bé cảm thấy thích thú và thèm ăn hơn.

Bên cạnh đó, khi 8 tháng thì hàm răng của trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn, dễ bị tổn thương. Do đó, các mẹ cần hạn chế những món ăn quá to, thô cứng. Nên ưu tiên những món mềm, thái nhỏ để trẻ dễ nuốt.

3. Với trẻ 8 tháng biếng ăn do bệnh lý

Đối với trẻ 8 tháng lười ăn do thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng thì mẹ nên bổ sung cho bé các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nên áp dụng đồng thời việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên.

Hiện nay trên thị trường có bày bán một số thực phẩm chức năng giúp bé kích thích vị giác, có cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn. Cha mẹ có thể cho con sử dụng những sản phẩm này trong bữa ăn sau khi tham khảo và được sự cho phép của các bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm như sữa chua, phomai,… hoặc dùng các loại men vi sinh cũng là biện pháp hiệu quả giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu trẻ 8 tháng biếng ăn chậm tăng cân.

Nếu con bị biếng ăn do mắc phải một số căn bệnh khác thì tốt nhất cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân để có giải pháp chữa trị kịp thời và dứt điểm.

Khi nào cần đưa bé 8 tháng lười ăn đi khám?

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên khi bé 8 tháng biếng ăn diễn ra trong thời gian quá dài mà không có biện pháp khắc phục thì nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu như bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé tốt nhất, hãy đến ngay với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Nutrihome là hệ thống phòng khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc dinh dưỡng cao cấp cho trẻ em và người lớn. Hệ thống được tổ chức với quy mô lớn, hiện đại với quy trình khám tư vấn, điều trị, chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Khi nào cần đưa bé 8 tháng lười ăn đi khám?

Mẹ nên cho trẻ đến khăm khám cùng bác sĩ dinh dưỡng để khắc phục kịp thời tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn

Qua những chia sẻ trên, mong rằng các mẹ đã có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn, cũng như có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời. Khi bé 8 tháng tự nhiên biếng ăn, chậm tăng cân mẹ cần bình tĩnh và tìm hiểu rõ nguyên nhân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé phát triển toàn diện về thể chất. Nutrihome sẽ luôn là địa chỉ tin cậy đồng hành đáng tin cậy cùng các mẹ trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con.