Trẻ bị hăm ở vùng kín và những lưu ý dành cho mẹ

Một trong các bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hăm da. Đặc biệt là tình trạng trẻ bị hăm tã ở vùng kín khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trẻ bị hăm vùng kín có nguy hiểm không và mẹ cần làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã ở vùng kín

Da ở vùng kín rất nhạy cảm, đặc biệt còn là vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn có trong phân và nước tiểu nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Trong đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hăm vùng kín càng dễ xảy ra hơn khi con phải đóng bỉm gần như cả ngày.

Để nhận biết tình trạng hăm vùng kín ở trẻ, mẹ có thể dựa trên các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín có dấu hiệu ửng đỏ và nổi mẩn ngứa.
  • Với trẻ nhỏ, tình trạng này gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé thường xuyên quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với trẻ lớn, bé có dấu hiệu dùng tay gãi vào vùng kín do ngứa rát.
  • Một số trường hợp vùng kín sẽ nổi mẩn đỏ, mụn li ti và có thể nóng, sưng đỏ.

Những dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng quan sát khi thay tã, thay quần áo cho trẻ. Đặc biệt khi bị hăm vùng kín bé sẽ thường xuyên khó chịu và cáu gắt khi thay tã, thay quần áo.

Trẻ bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi hăm vùng kín ở trẻ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ hăm da mà trẻ mắc phải. Trước hết hăm vùng kín sẽ gây ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ và dễ bị cáu gắt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ.

Hơn thế nữa, nếu hăm vùng kín không được chăm sóc và điều trị kịp thời còn có nguy cơ khiến trẻ bị viêm nhiễm vùng kín, gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiểu mà phổ biến hơn là ở các bé gái.

Để tránh tình trạng hăm vùng háng bẹn phát triển thành tình trạng nhiễm trùng bên trong cơ thể, mẹ nên quan tâm chăm sóc để phát hiện và kịp thời chữa trị tình trạng hăm vùng kín ở giai đoạn sớm.

Cách trị hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngay khi phát hiện trẻ bị hăm vùng kín, mẹ cần bình tĩnh và tiến hành ngay các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tình trạng này tiến triển nặng hơn. Cụ thể như sau:

Vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín của trẻ

Điều đầu tiên mẹ cần nghĩ tới khi thấy con bị hăm tã là vệ sinh vùng kín cho con mỗi ngày bằng khăn mềm (loại khăn sữa dùng cho trẻ sơ sinh).Các mẹ dùng khăn này làm ẩm bằng nước ấm rồi lau vùng kín cho trẻ. Lưu ý nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, tránh làm ngược lại vì sẽ khiến vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

Đặc biệt chú ý không được lau sâu vào bên trong mà chỉ nhẹ nhàng lau bên ngoài cơ quan sinh dục của trẻ.

Thường xuyên thay mới tã/ bỉm cho trẻ

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu, phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín khiến tình trạng hăm nặng nề hơn. Trước khi thay tã mới cho con, mẹ nên rửa sạch vùng kín và lau khô. Tốt nhất khi trẻ bị hăm vùng kín mẹ không nên dùng các loại xà phòng để rửa bộ phận sinh dục cho trẻ. Những sản phẩm này đôi khi có chứa các chất hóa học gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm này.

Đồng thời, trong thời gian đang điều trị hăm vùng kín mẹ nên hạn chế cho con đóng bỉm tã và nên giữ cho vùng kín được thông thoáng. Điều này giúp cho hăm vùng kín nhanh khỏi hơn.

Áp dụng các biện pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ

Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa hăm vùng kín cho trẻ theo dân gian như sử dụng lá trầu không, búp ổi, cây mã đề hay nước nấu từ lá chè xanh để vệ sinh vùng kín.

Nếu áp dụng những phương pháp này, bạn chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, không có chứa cặn dư thuốc trừ sâu hay các chất hóa học khác để đảm bảo an toàn cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một số lưu ý để phòng ngừa hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mặc dù hăm tã thường không quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan khi phát hiện con bị hăm tã. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi chăm sóc con trẻ, nhằm hạn chế tình trạng hăm vùng kín cho con:

  • Không lạm dụng phấn rôm hay bột ngô khi trẻ bị hăm tã.
  • Không dùng khăn ướt (nhất là loại có mùi) để vệ sinh vùng kín của trẻ.
  • Thường xuyên thay tã/bỉm cho trẻ và không quấn tã quá chặt.
  • Trước khi áp dụng các biện pháp trị hăm dân gian hay các loại kem bôi chống hăm thì bố mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn.
  • Khi phát hiện vùng kín của trẻ có dấu hiệu hăm hay dị ứng thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần biết về tình trạng hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bậc phụ huynh bình tĩnh xử lý trong trường hợp phát triển trẻ bị hăm vùng kín nhé!

Quỳnh Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trẻ bị hăm ở vùng kín và những lưu ý dành cho mẹ

Một trong các bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hăm da. Đặc biệt là tình trạng trẻ bị hăm tã ở vùng kín khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trẻ bị hăm vùng kín có nguy hiểm không và mẹ cần làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã ở vùng kín

Da ở vùng kín rất nhạy cảm, đặc biệt còn là vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn có trong phân và nước tiểu nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Trong đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hăm vùng kín càng dễ xảy ra hơn khi con phải đóng bỉm gần như cả ngày.

Để nhận biết tình trạng hăm vùng kín ở trẻ, mẹ có thể dựa trên các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín có dấu hiệu ửng đỏ và nổi mẩn ngứa.
  • Với trẻ nhỏ, tình trạng này gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé thường xuyên quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với trẻ lớn, bé có dấu hiệu dùng tay gãi vào vùng kín do ngứa rát.
  • Một số trường hợp vùng kín sẽ nổi mẩn đỏ, mụn li ti và có thể nóng, sưng đỏ.

Những dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng quan sát khi thay tã, thay quần áo cho trẻ. Đặc biệt khi bị hăm vùng kín bé sẽ thường xuyên khó chịu và cáu gắt khi thay tã, thay quần áo.

Trẻ bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi hăm vùng kín ở trẻ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ hăm da mà trẻ mắc phải. Trước hết hăm vùng kín sẽ gây ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ và dễ bị cáu gắt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ.

Hơn thế nữa, nếu hăm vùng kín không được chăm sóc và điều trị kịp thời còn có nguy cơ khiến trẻ bị viêm nhiễm vùng kín, gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiểu mà phổ biến hơn là ở các bé gái.

Để tránh tình trạng hăm vùng háng bẹn phát triển thành tình trạng nhiễm trùng bên trong cơ thể, mẹ nên quan tâm chăm sóc để phát hiện và kịp thời chữa trị tình trạng hăm vùng kín ở giai đoạn sớm.

Cách trị hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngay khi phát hiện trẻ bị hăm vùng kín, mẹ cần bình tĩnh và tiến hành ngay các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tình trạng này tiến triển nặng hơn. Cụ thể như sau:

Vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín của trẻ

Điều đầu tiên mẹ cần nghĩ tới khi thấy con bị hăm tã là vệ sinh vùng kín cho con mỗi ngày bằng khăn mềm (loại khăn sữa dùng cho trẻ sơ sinh).Các mẹ dùng khăn này làm ẩm bằng nước ấm rồi lau vùng kín cho trẻ. Lưu ý nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, tránh làm ngược lại vì sẽ khiến vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

Đặc biệt chú ý không được lau sâu vào bên trong mà chỉ nhẹ nhàng lau bên ngoài cơ quan sinh dục của trẻ.

Thường xuyên thay mới tã/ bỉm cho trẻ

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu, phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín khiến tình trạng hăm nặng nề hơn. Trước khi thay tã mới cho con, mẹ nên rửa sạch vùng kín và lau khô. Tốt nhất khi trẻ bị hăm vùng kín mẹ không nên dùng các loại xà phòng để rửa bộ phận sinh dục cho trẻ. Những sản phẩm này đôi khi có chứa các chất hóa học gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm này.

Đồng thời, trong thời gian đang điều trị hăm vùng kín mẹ nên hạn chế cho con đóng bỉm tã và nên giữ cho vùng kín được thông thoáng. Điều này giúp cho hăm vùng kín nhanh khỏi hơn.

Áp dụng các biện pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ

Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa hăm vùng kín cho trẻ theo dân gian như sử dụng lá trầu không, búp ổi, cây mã đề hay nước nấu từ lá chè xanh để vệ sinh vùng kín.

Nếu áp dụng những phương pháp này, bạn chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, không có chứa cặn dư thuốc trừ sâu hay các chất hóa học khác để đảm bảo an toàn cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một số lưu ý để phòng ngừa hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mặc dù hăm tã thường không quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan khi phát hiện con bị hăm tã. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi chăm sóc con trẻ, nhằm hạn chế tình trạng hăm vùng kín cho con:

  • Không lạm dụng phấn rôm hay bột ngô khi trẻ bị hăm tã.
  • Không dùng khăn ướt (nhất là loại có mùi) để vệ sinh vùng kín của trẻ.
  • Thường xuyên thay tã/bỉm cho trẻ và không quấn tã quá chặt.
  • Trước khi áp dụng các biện pháp trị hăm dân gian hay các loại kem bôi chống hăm thì bố mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn.
  • Khi phát hiện vùng kín của trẻ có dấu hiệu hăm hay dị ứng thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần biết về tình trạng hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bậc phụ huynh bình tĩnh xử lý trong trường hợp phát triển trẻ bị hăm vùng kín nhé!

Quỳnh Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp