Mẹ bỉm luôn muốn con tập phát triển cơ hàm, ăn được cháo và phát triển tốt. Tuy nhiên, cho con ăn bột ăn dặm bao lâu thì chuyển sang ăn cháo là sự băn khoăn và thắc mắc của nhiều mẹ. Hãy cùng AVAKids xem câu trả lời chi tiết trong bài viết sau nhé!
1Khi nào mẹ nên cho bé ăn cháo?
Giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ là thời điểm thích hợp để con bắt đầu chế độ ăn dặm riêng với bột hoặc cháo rây. Tuy nhiên, từ năm đầu tiên đến khi con 1 tuổi cần đảm bảo 70% khẩu phần ăn phải có sữa mẹ hay sữa bột vì đó là nguồn dinh dưỡng chính của con.
Thời gian đầu, con có thể ăn cháo trắng hoặc bột gạo để tập làm quen với thức ăn. Đến khi quen thì mẹ thêm rau củ xay nhuyễn, sau đó là thịt và hải sản. Vì hệ tiêu hóa con còn non yếu mẹ hãy cho ăn theo nguyên tắc từ ngọt sang mặn, từ loãng đến đặc dần.
Vậy cho con ăn bột bao lâu nên chuyển sang cháo? Mẹ nên bắt đầu để con ăn cháo khi con được 8 tháng tuổi. Nhưng trước hết làm quen với tinh bột thì mẹ chỉ nên cho con ăn cháo xay nhuyễn. Ngoài ra, để con tập thích nghi, mẹ hãy cho ăn cháo loãng rồi đến cháo nguyên hạt nhé.
Bột ăn dặm Heinz cà rốt, phô mai và bắp ngọt lon 200g
2Thời điểm cho trẻ ăn cháo xay, cháo vỡ hạt, cháo nguyên hạt
2.1. Thời điểm cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn
Thời điểm thích hợp để tập bé ăn cháo xay nhuyễn là từ 7 – 8 tháng tuổi. Mẹ cho bé ăn cháo xay từ 1 đến 2 tháng sẽ giúp con dần quen với thức ăn lợn cợn. Tuy nhiên, theo một số khuyến cáo thì trẻ chỉ nên bắt đầu ăn cháo từ 8 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt nếu bé có vấn đề về dạ dày thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu ăn dặm.
Cháo tươi Cây Thị vị lươn, đậu xanh gói 240g (từ 7 tháng)
2.2. Thời điểm cho trẻ ăn cháo vỡ hạt
Cháo vỡ hạt luôn có độ thô nhất định, do đó mẹ chỉ nên chuyển sang loại cháo này khi con đã quen với cháo xay nhuyễn được 1, 2 tháng. Khi con được khoảng 10 tháng tuổi thì dạ dày có thể tiêu hóa được loại cháo này. Lúc này, mẹ chỉ cần nấu nhừ cháo, đánh nhuyễn và kết hợp các loại thực phẩm ăn kèm để con tập nhai.
Cháo tươi SG Food Baby vị thịt thăn bằm, bí đỏ gói 240g (từ 10 tháng)
2.3. Thời điểm cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
Khi bé đã làm quen với cháo vỡ hạt được 2 tháng thì đây là lúc mà các mẹ nên bắt đầu cho con ăn cháo nguyên hạt. Các mẹ cần bổ sung thêm thức ăn thô để kích thích sự phát triển cơ hàm ở bé. Điều này sẽ giúp con thích thú với các món ăn hơn, tạo bước đệm để mẹ dễ cho bé chuyển sang cơm hạt hơn.
Cháo tươi SG Food vị cá lóc, cải bó xôi gói 270g (từ 1 tuổi)
3Lời khuyên khi cho bé chuyển từ bột sang cháo
3.1. Cho bé làm quen với cháo rau củ trước
Ban đầu, mẹ có thể giúp bé làm quen với cháo rau củ, sau đó mới đến thịt, cá và hải sản. Vì rau củ dễ hấp thu với hệ tiêu hóa non yếu của bé, phù hợp để bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý kĩ khi cho bé dùng hải sản, vì thực phẩm này dễ kích ứng với đường ruột chưa hoàn thiện của bé và có thể dẫn đến tiêu chảy, nổi mề đay,…
Rau củ dễ hấp thu với hệ tiêu hóa non yếu của bé
3.2. Hạn chế nêm gia vị vào cháo
Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng, thận bé còn non yếu nên mẹ không được nêm thêm gia vị vào bữa ăn. Vì thông thường thức ăn đã có các chất và hương vị nguyên bản, các mẹ không cần lo bé chán ăn do đồ ăn “nhạt”. Ngược lại, nếu bé được 12 tháng, lúc đó mẹ hãy nêm một lượng gia vị bằng 2 – 3 hạt đậu cho bé nhé!
Thêm một lượng gia vị khoảng 2-3 hạt đậu hạt nêm vào bữa ăn cho bé
3.3. Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều
Trong 1 đến 2 tuần đầu tiên khi chuyển sang ăn cháo, mẹ tuân thủ theo nguyên tắc cho bé ăn 2 bữa cháo một ngày, mỗi bữa khoảng ½ chén cháo. Về sau, mẹ tăng dần lên 1 chén cháo và 3 bữa mỗi ngày. Bởi dạ dày của bé còn nhỏ không chứa quá nhiều thức ăn được, nên điều này sẽ giúp bé dễ thích nghi, hấp thu thức ăn hơn.
Ban đầu không cho bé ăn quá nhiều
3.4. Đảm bảo vệ sinh khi cho bé ăn cháo
Để đảm bảo vệ sinh cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Các loại rau, củ, quả cần được rửa sạch, chế biến cẩn thận: Các mẹ mua rau củ về sẽ còn vi khuẩn, bụi bẩn, hãy nhớ rửa sạch trước khi chế biến và đảm bảo an toàn cho bé bằng việc nấu chín kĩ nhé!
- Các loại thịt, cá, hải sản nên được làm sạch, khử mùi tanh: Trước khi bắt đầu ăn dặm, bé thường bú sữa mẹ hoàn toàn nên khi được thử các món lạ miệng sẽ không chịu ăn. Vì thế, mẹ cần khử mùi tanh bằng cách ngâm các loại thực phẩm này với giấm pha loãng từ 5 – 10 phút và rửa sạch.
- Vệ sinh miệng, tay bé trước và sau khi ăn: Ưu tiên lau miệng trước và sau khi ăn bằng khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh vì thành phần an toàn, sạch khuẩn, không lo bé gặp các vấn đề về da.
Các mẹ nhớ đảm bảo thực phẩm cho bé ăn luôn được nấu kỹ nha
3.5. Theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn cháo
Mỗi khi chuyển sang món cháo mới, mẹ nên cho bé nếm thử một lượng cháo nhỏ khoảng 2 – 3 thìa và loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé nếu để ý thấy bé có biểu hiện dị ứng nổi đỏ, nôn ói, mẩn ngứa, tiêu chảy,…
Dừng ngay lập tức nếu thấy con có dấu hiệu bị dị ứng
4Các lưu ý khác khi cho trẻ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo
- Tuân thủ đúng thời gian và chế độ ăn: Chọn đúng các loại cháo với từng độ tuổi sẽ giúp bé kích thích vị giác và làm quen với thức ăn tốt hơn. Hạn chế cho trẻ ăn cháo vỡ hoặc nguyên hạt quá sớm, điều đó sẽ khiến trẻ khó ăn, gây nôn trớ, thậm chí sợ ăn, biếng ăn.
- Lựa chọn các loại thực phẩm để nấu cháo cho con: Khi ăn bột, mẹ có thể cho bé ăn bột kết hợp thịt gà, bò, lợn trước rồi mới chuyển sang ăn cháo. Sau đó, mới bắt đầu bổ sung thêm cá, tôm, hải sản và các loại rau xanh, củ quả nhằm cung cấp thêm chất xơ cho sự phát triển của bé.
Bột ăn dặm Optimum Gold yến mạch, cá hồi và rau xanh hộp 200g
- Nấu cháo đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Dù là ăn bột hay cháo thì quan trọng hơn hết là mẹ vẫn luôn cần đảm bảo chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của bé. Tùy thuộc vào độ tuổi mà mẹ lựa chọn cho bé hình thức cháo xay nhuyễn hoặc cháo hạt phù hợp với bé.
- Kiên nhẫn với trẻ: Bé sẽ ăn chậm hơn, thậm chí bỏ ăn bởi vì mỗi khi thay đổi hình thức cháo, bé cần thời gian tập làm quen. Lúc đó, mẹ nên an ủi, vỗ về và kiên nhẫn với bé. Đừng khắt khe quá có thể khiến bé sợ hãi khi thấy đồ ăn.
Cháo tươi Cây Thị vị gà, nấm đông cô gói 240g (từ 7 tháng)
5Gợi ý các món cháo cho bé tập ăn khỏe mạnh
Cháo khoai lang: Khoai lang sở hữu màu sắc bắt mắt, mềm, vị ngọt dễ ăn mà còn chứa vitamin A, C, B và khoáng chất kali, mangan, đồng,… cùng hàm lượng chất xơ lớn. Món cháo này phù hợp với bé có độ tuổi từ 5 – 12 tháng, đồng thời giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe tim mạch.
Khoai lang giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện hệ tiêu hóa và tốt cho tim
Cháo củ dền: Trong củ dền có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, khoáng chất như sắt, kẽm, mangan,… và các vitamin có lợi cho sự phát triển về thể chất và trí não cho bé. Ngoài ra, màu đỏ tím bắt mắt của củ dền càng khiến bé thích thú với món ăn hơn.
Màu đỏ tím bắt mắt của củ dền khiến bé thích thú với món ăn hơn.
Cháo đậu và rau củ: Bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm nên ăn những món từ rau củ và hạt đậu, đây cũng là “combo yêu thích” của các mẹ bỉm bởi vị thơm, dễ ăn, đặc biệt dễ hấp thu và tiêu hóa.
Cháo tươi Cây Thị vị rau củ thập cẩm gói 260g
6Một số sai lầm trong cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi
- Nấu cháo bằng nước xương hầm: Nước xương hầm có thể tạo độ ngọt và mùi thơm cho cháo, còn thịt và xương lại chứa nhiều chất đạm. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn cả xác và nước để đảm bảo trẻ được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
- Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu: Nếu trẻ ăn đồ ăn nghiền nhuyễn quá lâu sẽ khiến trẻ lười nhai, không có cảm giác thèm ăn, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và dần dần khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp với từng thời điểm như ăn bột loãng rồi sệt dần, cháo nhuyễn hoặc bột đặc.
- Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”: Cháo dinh dưỡng “vỉa hè” thường là cháo loãng, vừa không đủ dưỡng chất vừa có nguy cơ nôn mửa, tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh. Do đó, mẹ nên dành thời gian nấu cháo cho bé và thêm thịt, cá, trứng để thêm độ thơm ngon cho bé.
- Cho trẻ ăn quá mặn: Khi nấu đồ ăn cho trẻ, các mẹ nên nêm nhạt hơn bình thường để tránh trẻ hấp thu quá nhiều muối làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hợp để phòng ngừa lượng muối trong cơ thể tăng cao.
- Đun lại nhiều lần: Mẹ không nên nấu một nồi cháo to rồi hâm đi hâm lại nhiều lần. Vì khi cháo được hâm lại một đến hai lần sẽ làm mất lượng vitamin và khoáng chất trong cháo, khiến cháo có mùi vị khó ăn. Đồng thời, một món cháo khiến trẻ sẽ bị ngán và dẫn đến biếng ăn.
Một số sai lầm trong cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi
7Ngoài cháo thì trẻ 8 tháng ăn được gì?
7.1. Bột ăn dặm
Các mẹ thường sử dụng bột ăn dặm để thay thế cháo. Bột ăn dặm không những dễ chế biến, tiện lợi, không mất nhiều thời gian nấu nướng mà còn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé như vitamin D, vitamin B1, canxi,…
Bột ăn dặm MetaCare 4 vị mặn hộp 200g
7.2. Sữa chua
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, sữa chua là một trong những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của trẻ. Thực phẩm này vừa cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng vừa chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Lốc 4 hộp sữa chua trái cây Hoff vị chuối 55g
7.3. Phô mai
Ngoài những thực phẩm có lợi kể trên, phô mai cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn phô mai trong các bữa ăn nhẹ xen kẽ với bữa ăn chính và lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều tránh tình trạng đau dạ dày ở trẻ.
Phô mai hữu cơ tách muối Seoul Milk Step số 1 gói 10 lát 180g
7.4. Trái cây, rau củ
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho bé tập làm quen với trái cây, rau củ với nhiều hình dạng được thái nhỏ, tăng độ thích thú cho bé khi ăn. Một số loại trái cây, rau củ giàu dưỡng chất như chuối, đu đủ, dưa hấu, kiwi, dâu tây, súp lơ, bông cải xanh, măng tây, đậu xanh và bí ngô…
Bố mẹ cho bé tập làm quen với trái cây, rau củ
7.5. Cá, gà, trứng
Thịt gà, cá là những thực phẩm được ưa chuộng trong việc nấu cháo hoặc súp cho bé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn trứng để bổ sung chất béo, protein cho bé. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị dị ứng với những thực phẩm này, mẹ nên cho bé thử với một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của trẻ.
Thịt gà, cá là thực phẩm được ưa chuộng trong việc nấu cháo
8Một số câu hỏi liên quan về thời điểm cho bé ăn cháo
8.1. Bé 7 tháng đã ăn được cháo hạt chưa?
Giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu ăn được cháo hạt để tập cho trẻ phản xạ nhai và nuốt tốt hơn. Ban đầu mẹ có thể nấu cháo hạt từ gạo vỡ từ loãng rồi đặc dần để bé quá trình tập ăn của bé diễn ra hiệu quả và giúp bé cảm nhận mùi vị tốt hơn.
Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn được cháo hạt
8.2. Có nên cho bé ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng không?
Nếu thấy con quen ăn bột đặc thì mẹ bỉm cũng đừng vội vàng chuyển sang ăn cháo nguyên hạt khi con chưa 8 tháng tuổi. Do điều này dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
- Bé dễ bị nghẹn, khó nuốt, nôn ói: Do bé thường chưa thể thích nghi được khi chuyển từ ăn dặm sang thức ăn khó nhai, cứng. Khi nuốt thức ăn, bé dễ bị hóc hoặc nghẹn, gây nôn trớ và có thể hình thành sự “sợ” ăn.
- Bé bị khó tiêu hóa: Con dưới 8 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa còn con nớt, chưa phát triển hoàn thiện để tiêu hóa được các hạt cháo cứng. Từ đó dễ gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, táo bón,…
- Bé dễ bị tổn thương dạ dày: Do bé có khả năng nhai nghiền thức ăn kém kết hợp với việc thức ăn sẽ đi trực tiếp vào dạ dày. Lúc này, niêm mạc dạ dày bé còn mỏng, khi co bóp dễ gây chà xát và dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày.
Đừng vội vàng cho con ăn cháo nguyên hạt khi con chưa 8 tháng
8.3. Bé 6 tháng ăn cháo xay được chưa?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, cháo xay nhuyễn là món đơn giản, dễ nấu và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Cháo xay nhuyễn là món đơn giản, dễ nấu cho trẻ 6 tháng tuổi
Hy vọng sau bài viết này mẹ đã lựa chọn được thời điểm thích hợp để cho bé chuyển sang ăn cháo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy truy cập qua website avakids.com hoặc liên hệ với miễn phí qua tổng đài 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để được giải đáp nhé!
[source click=”1″][nguon]https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-when-to-start-solid-foods[/nguon][nguon]https://www.verywellfamily.com/how-to-introduce-solid-foods-while-breastfeeding-431799[/nguon][nguon]https://kidshealth.org/en/parents/feed812m.html[/nguon][nguon]https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Switching-To-Solid-Foods.aspx[/nguon][nguon]https://www.healthline.com/health/childrens-health/homemade-baby-food-recipes[/nguon][/source]