Trẻ ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ? – Vinmec

Nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh những tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật chội và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của trẻ.

Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi đi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị…). Trường hợp trẻ có tiêu, tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không được la mắng.

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, cha mẹ có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”… để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy mà không cần phải gọi.

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cho trẻ vào giường ngủ khi trẻ còn thức, không nên dỗ trẻ ngủ xong mới đưa vào giường.

Chăn, gối sẽ giúp trẻ giảm cảm giác thiếu bố mẹ.

Từ từ cắt bỏ việc bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày.

Tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm có cafeine vào chiều tối như chocolate (Theo nhi khoa những điều cần biết, Pediatric Secrets).

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người do vậy, đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Và đối với trẻ em nhất là trẻ đang trong độ tuổi phát triển, giấc ngủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và chất lượng làm cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt

Trẻ ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ? – Vinmec

Nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh những tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật chội và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của trẻ.

Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi đi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị…). Trường hợp trẻ có tiêu, tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không được la mắng.

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, cha mẹ có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”… để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy mà không cần phải gọi.

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cho trẻ vào giường ngủ khi trẻ còn thức, không nên dỗ trẻ ngủ xong mới đưa vào giường.

Chăn, gối sẽ giúp trẻ giảm cảm giác thiếu bố mẹ.

Từ từ cắt bỏ việc bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày.

Tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm có cafeine vào chiều tối như chocolate (Theo nhi khoa những điều cần biết, Pediatric Secrets).

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người do vậy, đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Và đối với trẻ em nhất là trẻ đang trong độ tuổi phát triển, giấc ngủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và chất lượng làm cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt