Nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng da và cách điều trị tương ứng

Nhiễm trùng da thường hay gây ngứa

Mỗi bệnh nhiễm trùng da sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy nhiên, phần lớn chúng thường bắt đầu với dấu hiệu da bị đỏ, phát ban, ngứa và đau. Dưới đây là một số bệnh nhiễm trùng da phổ biến cùng dấu hiệu đặc trưng ở trẻ nhỏ:

1. Nhiễm trùng da ở trẻ em: Mụn nhọt

Mụn nhọt là một loại viêm da nhiễm trùng ở trẻ em. Triệu chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này là tình trạng viêm sâu quanh nang lông với triệu chứng chính là xuất hiện cục mụn sưng cứng, đau. Sau vài ngày, cục mụn này sẽ trở nên có mủ với một ngòi màu vàng và hoại tử ở trung tâm. Nhọt có thể xuất hiện trên bất cứ vùng nang lông nào nhưng thường gặp nhất vẫn là mặt, cổ, mông và những vùng da hay tiếp xúc với nước, ẩm ướt.

Cách điều trị mụn nhọt:

Phần lớn các trường hợp, mụn nhọt thường tự khỏi sau vài ngày. Khi trẻ bị mụn nhọt, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và tránh không cho dịch từ nhọt dây sang các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, để mụn nhọt mau khỏi, bạn có thể tăng tốc quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút và lặp lại khoảng 3 – 4 lần trong ngày.

2. Nhiễm trùng da ở trẻ em: Chốc

Chốc là bệnh nhiễm trùng nông ở da, thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo do ăn uống vệ sinh ở môi trường tập thể không sạch sẽ. Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ này là các mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Các mụn nước này nhanh chóng trở thành mụn mủ rồi bể và khô đi, đóng vảy vàng với viền mủ rất đặc trưng.

Cách điều trị chốc:

Nếu phát hiện và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ, bé bị nhiễm trùng da có triệu chứng của bệnh chốc thường khỏi nhanh, ít tái phát và biến chứng. Tuy nhiên, nếu không chú ý thì bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp tính, chàm hóa…

3. Nhiễm trùng da ở trẻ em: Viêm kẽ

Viêm kẽ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa nóng ẩm, đặc biệt là trẻ béo phì và trẻ còn bú. Biểu hiện chính là các dát màu đỏ hoặc hồng có giới hạn tương đối rõ, có thể nứt, rỉ dịch khiến bé cảm thấy ngứa, khó chịu. Vị trí thường gặp là ở sau tai, nếp gấp ở cổ, nếp khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vùng bẹn, quanh hậu môn…

Cách điều trị viêm kẽ:

Nguyên nhân nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ dẫn đến viêm kẽ có thể do vi khuẩn nhưng cũng có thể là hậu quả của sự cọ xát liên tục do mặc tã quá chật, mặc tã trong thời gian dài cộng thêm sức nóng và sự ẩm ướt của thời tiết tạo ra. Nếu không được điều trị, lâu ngày, trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh viêm kẽ sẽ trở nặng, khiến da bị loét và dẫn đến nhiễm trùng da. Để điều trị, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.