Bệnh sởi ở trẻ em vô cùng nguy hiểm và dễ lây qua đường hô hấp. Trẻ sẽ bị phát ban và xuất hiện những triệu chứng giống như cúm. Do vậy, đã có nhiều trường hợp nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai. Dưới đây là cách điều trị sởi ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ để chăm sóc con đúng cách.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua các chất tiết của mũi, họng,… khi bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Nếu phát hiện con có các triệu chứng bất thường như ho nhiều, sốt cao, biếng ăn, sau khi phát ban vẫn tiếp tục sốt, mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh sởi để đưa bé đi bệnh viện kịp thời.
Triệu chứng sởi ở trẻ em
Khi bị sởi trẻ thường xuất hiện các triệu chứng điển hình:
– Sốt cao trên 39°C
– Chảy nước mũi và nước mắt
– Ho khan kéo dài
– Bị tiêu chảy
– Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ, mí mắt sưng nề
Vì sao bệnh sởi ở trẻ em thường diễn biến nhanh và nặng?
Khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh sởi ở trẻ nhỏ “hoành hành” là vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sởi có thể bùng phát ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên sẽ dễ gặp phải các biến chứng của sởi hơn. Nhất là những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ chưa có miễn dịch với sởi trước đó hoặc chưa được tiêm phòng.
Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là điều trị các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh sạch sẽ.
Để phòng bệnh sởi, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Phụ huynh nên chủ động đưa con từ 9 tháng tuổi đi tiêm phòng sởi đơn, hoặc từ 1 tuổi tiêm phòng sởi – quai bị – rubella. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.
Sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sau khi mắc sởi, miễn dịch cơ thể trẻ vốn đã yếu sẽ càng giảm sút. Vì vậy, trẻ dễ bị các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong vì bị bội nhiễm.
Những biến chứng thường gặp của bệnh sởi:
– Mù mắt do loét giác mạc
– Viêm não
– Tiêu chảy nặng gây mất nước
– Nhiễm trùng tai
– Viêm phổi
Nếu thấy các triệu chứng sởi ở trẻ sơ sinh, gia đình cần đưa bé đến bệnh viện vì quá trình bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường diễn biến sang nghiêm trọng rất nhanh.
Bệnh sởi lây qua đường nào?
Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thuộc có tốc độ “tên lửa”. Hơn 90% các trường hợp nhiễm sởi là do lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh được truyền qua không khí, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phát tán vào không khí. Ngoài ra, khi tiếp xúc với dịch cơ thế như nước mũi, nước bọt, khả năng lây nhiễm bệnh cũng khá cao, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng.
Bệnh sởi kiêng gì?
– Kiêng các loại hải sản, thịt gà thị vịt, các loại đồ ăn cay nóng
– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc vitamin mà không có sự chỉ đình của bác sĩ.
– Cho trẻ nằm cách ly trong phòng thoáng, không có gió lùa, kiêng gió, kiêng bẩn
– Chỉ nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước hoa quả tươi, hạn chế nước ngọt, nước có ga.
Điều trị triệu chứng sởi ở trẻ em
Thông thường, hệ miễn dịch có thể tự loại bỏ virus trong vòng 7- 10 ngày. Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạn chế những khó chịu mà bệnh sởi gây ra.
Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh tình của con. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy những bất thường. Đặc biệt, khi chăm sóc con ở nhà cha mẹ cần chú ý:
– Trẻ sốt trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
– Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bị sởi hoặc nghi ngờ bị sởi để tránh lây bệnh.
– Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ. Môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ cũng cần được cha mẹ lưu tâm.
– Cho trẻ bú thành nhiều lần để không làm trẻ bị mất nước.
Bên cạnh đó, cho con tiêm phòng sởi đầy đủ và đúng lịch hẹn. Bởi bệnh sởi ở trẻ em chỉ nguy hiểm khi phát hiện chậm và điều trị không đúng cách. Cha mẹ cũng có thể liên hệ theo hotline tới Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà 1900 8083 để được tư vấn hoặc đặt lịch.
Bệnh sởi ở trẻ em vô cùng nguy hiểm và dễ lây qua đường hô hấp. Trẻ sẽ bị phát ban và xuất hiện những triệu chứng giống như cúm. Do vậy, đã có nhiều trường hợp nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai. Dưới đây là cách điều trị sởi ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ để chăm sóc con đúng cách.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua các chất tiết của mũi, họng,… khi bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Nếu phát hiện con có các triệu chứng bất thường như ho nhiều, sốt cao, biếng ăn, sau khi phát ban vẫn tiếp tục sốt, mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh sởi để đưa bé đi bệnh viện kịp thời.
Triệu chứng sởi ở trẻ em
Khi bị sởi trẻ thường xuất hiện các triệu chứng điển hình:
– Sốt cao trên 39°C
– Chảy nước mũi và nước mắt
– Ho khan kéo dài
– Bị tiêu chảy
– Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ, mí mắt sưng nề
Vì sao bệnh sởi ở trẻ em thường diễn biến nhanh và nặng?
Khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh sởi ở trẻ nhỏ “hoành hành” là vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sởi có thể bùng phát ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên sẽ dễ gặp phải các biến chứng của sởi hơn. Nhất là những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ chưa có miễn dịch với sởi trước đó hoặc chưa được tiêm phòng.
Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là điều trị các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh sạch sẽ.
Để phòng bệnh sởi, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Phụ huynh nên chủ động đưa con từ 9 tháng tuổi đi tiêm phòng sởi đơn, hoặc từ 1 tuổi tiêm phòng sởi – quai bị – rubella. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.
Sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sau khi mắc sởi, miễn dịch cơ thể trẻ vốn đã yếu sẽ càng giảm sút. Vì vậy, trẻ dễ bị các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong vì bị bội nhiễm.
Những biến chứng thường gặp của bệnh sởi:
– Mù mắt do loét giác mạc
– Viêm não
– Tiêu chảy nặng gây mất nước
– Nhiễm trùng tai
– Viêm phổi
Nếu thấy các triệu chứng sởi ở trẻ sơ sinh, gia đình cần đưa bé đến bệnh viện vì quá trình bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường diễn biến sang nghiêm trọng rất nhanh.
Bệnh sởi lây qua đường nào?
Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thuộc có tốc độ “tên lửa”. Hơn 90% các trường hợp nhiễm sởi là do lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh được truyền qua không khí, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phát tán vào không khí. Ngoài ra, khi tiếp xúc với dịch cơ thế như nước mũi, nước bọt, khả năng lây nhiễm bệnh cũng khá cao, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng.
Bệnh sởi kiêng gì?
– Kiêng các loại hải sản, thịt gà thị vịt, các loại đồ ăn cay nóng
– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc vitamin mà không có sự chỉ đình của bác sĩ.
– Cho trẻ nằm cách ly trong phòng thoáng, không có gió lùa, kiêng gió, kiêng bẩn
– Chỉ nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước hoa quả tươi, hạn chế nước ngọt, nước có ga.
Điều trị triệu chứng sởi ở trẻ em
Thông thường, hệ miễn dịch có thể tự loại bỏ virus trong vòng 7- 10 ngày. Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạn chế những khó chịu mà bệnh sởi gây ra.
Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh tình của con. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy những bất thường. Đặc biệt, khi chăm sóc con ở nhà cha mẹ cần chú ý:
– Trẻ sốt trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
– Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bị sởi hoặc nghi ngờ bị sởi để tránh lây bệnh.
– Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ. Môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ cũng cần được cha mẹ lưu tâm.
– Cho trẻ bú thành nhiều lần để không làm trẻ bị mất nước.
Bên cạnh đó, cho con tiêm phòng sởi đầy đủ và đúng lịch hẹn. Bởi bệnh sởi ở trẻ em chỉ nguy hiểm khi phát hiện chậm và điều trị không đúng cách. Cha mẹ cũng có thể liên hệ theo hotline tới Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà 1900 8083 để được tư vấn hoặc đặt lịch.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi