Đầy bụng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí an

Đầy bụng khi mang thai là hiện tượng các mẹ bầu thường gặp phải. Điều này gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả của tình trạng này là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đầy bụng khi mang thai ở mẹ bầu

Đầy bụng khi mang thai là tình trạng hay gặp do tác động của hiện tượng tăng progesterone làm cho hệ tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn mức bình thường và làm quá trình tiêu hóa trong cơ thể bị chậm lại. Chướng bụng khó thở khi mang thai chỉ mang đến sự khó chịu, vì thế mẹ bầu không cần lo lắng quá mức.

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi trong giai đoạn mang thai được nêu rõ như sau:

Do thay đổi cơ thể và chế độ ăn

Sự thay đổi nội tiết tố ở mẹ bầu khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm, từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, lượng axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên.

Kích thước tử cung thay đổi khi bắt đầu mang thai đồng nghĩa với việc dạ dày sẽ bị chèn ép. Những tuần cuối thai kỳ, bụng mẹ sẽ ngày càng lớn hơn. Ruột lúc này sẽ sinh ra các khí gas khiến bà bầu bị đầy hơi hoặc có thể đầy bụng.

Do hiện tượng sinh hơi, bí hơi trong quá trình mang thai. Mẹ bầu cần biết rằng các chất nội tiết như relaxin và progesterone có trách nhiệm kéo giãn cơ vùng chậu trong lúc chuyển dạ, dễ gây nên hiện tượng táo bón. Hệ thống tiêu hóa chậm lại trong thai kỳ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động một cách mạnh mẽ tự trong ruột. Chúng phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi và đầy bụng.

Do chế độ ăn uống bất thường hoặc món ăn món lạ gây khó tiêu. Trong nhóm thức ăn vừa nhắc tới bao gồm đồ ăn sẵn, đồ ăn cay nóng hay chứa nhiều dầu mỡ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu trong vấn đề ăn uống khiến bà bầu dễ bị đầy hơi khi mang thai.

Do hiện tượng tăng cân dễ làm bà bầu bị đầy bụng. Cảm giác thèm ăn khi mang thai vô tình đánh lừa cảm giác của bà bầu, mẹ sẽ thấy nhanh đói và tích cực ăn nhiều hơn, khiến mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng.

Nguyên nhân khác thường gặp

Do táo bón thường xuyên ở thai phụ: Thai nhi hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của thai phụ khô hơn bình thường. Theo thời gian, việc tích tụ phân lâu ở trực tràng sẽ gây ra khí và đầy bụng đi kèm với táo bón cùng các vấn đề tiêu hóa khác.

Do đái tháo đường thai kỳ khiến mẹ bầu ăn không tiêu, có cảm giác khó chịu trong bụng, bị đầy bụng buồn nôn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như việc thai phụ sử dụng viên uống bổ sung như sắt hay canxi nhưng lại không hợp cơ địa, gây nên hiện tượng táo bón. Thêm vào đó là thói quen lười vận động ở mẹ gây ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đầy bụng khi mang thai triệu chứng thường gặp là gì?

Hiện tượng đầy bụng khi mang thai thường xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây:

  • Bụng bầu bị căng tức, khó chịu
  • Xuất hiện cảm giác đau bụng lâm râm, ợ chua hoặc ợ khan
  • Mẹ bầu chán ăn hoặc ăn nhanh no
  • Rối loạn tiêu hóa

Cách chữa đầy bụng, khó tiêu khi mang thai ở bà bầu

Chế độ ăn uống

  • Bị đầy bụng khi mang thai nên ăn gì, uống gì?

Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mẹ là điều cần thiết. Mẹ bầu hãy uống đủ nước ít nhất 8-10 ly/ngày. Theo một số kinh nghiệm trước đây, có nhiều lời khuyên mẹ cũng có thể uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để điều trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai.

Uống nước ép cà rốt giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể chế biến món cháo loãng nấu với cà rốt và ăn nhẹ để chấm dứt tình trạng khó chịu trong bụng.

Uống 1 ly nước chanh nóng không chỉ giúp giải khát cơ thể mà còn có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây hại, cụ thể là vi khuẩn có trong thực phẩm khi chế biến món ăn.

Đu đủ chín cũng giúp mẹ bầu giảm đầy bụng khi mang thai và mang lại cảm giác bụng dễ chịu hơn đấy.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc nhuận tràng.

Dùng nghệ tươi chế biến trong một số món ăn để góp phần hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.

Thực phẩm nên tránh

– Đường tinh luyện: Mẹ bầu nên loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thành phần đường tinh luyện ra khỏi thực đơn và chế độ ăn hằng ngày của mình. Hàm lượng lactose có trong loại đường này sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Các thực phẩm dễ gây bí hơi, cụ thể là những thức uống có gas, đậu, hành và các món ăn chiên với dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng.

– Các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, phomai,…) có chứa lactose mà không phải ai cũng hấp thụ được. Chính vì ở nhiều trường hợp bà mẹ không thể hấp thụ được chất này, dẫn đến chứng đầy bụng khi mang thai kèm khó tiêu. Do vậy nếu mẹ uống sữa thấy có xuất hiện hiện tượng đầy bụng thì nên tìm loại sữa khác thay thế cho phù hợp.

– Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày của mẹ. Ăn nhiều có thể gây nên chứng đầy bụng, ợ hơi khi mang thai.

– Kẹo cao su cũng là thứ mẹ bầu nên tránh vì loại kẹo này dễ sinh khí, sinh hơi trong dạ dày.

Chế độ luyện tập và sinh hoạt hàng ngày

  • Mẹ không nên ăn quá no và tập chia nhỏ bữa ăn. Khi ăn, mẹ nhai kỹ, chậm rãi.
  • Mẹ hãy lựa chọn cho mình quần áo rộng rãi và co giãn tốt.
  • Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức.
  • Chăm chỉ massage vùng bụng.
  • Mẹ cần giữ tinh thần luôn được lạc quan, vui vẻ.
  • Bỏ những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng trà hoặc bia, rượu hay đồ có cồn.

Đầy bụng khó tiêu khi mang thai không thuyên giảm cần đi khám ngay

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể khắc phục những phiền toái do nó mang lại bằng một số giải pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm bà bầu nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm hơn. Tránh để tình trạng diễn ra lâu ngày gây chán ăn cho mẹ, tinh thần mệt mỏi làm cho thai nhi thiếu chất dinh dưỡng.

Những lưu ý về đầy bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhiều bà mẹ còn gặp trường hợp nghén thai kỳ, tức là luôn thèm bất kỳ các món ăn vặt, từ đó dẫn tới nguy cơ mắc chứng đầy bụng khi mang thai kèm hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi.

Không những vậy, những món ăn trong thời kỳ ốm nghén thường có hại cho đường tiêu hóa như đồ chiên rán, đồ ngọt, thức ăn nhanh, chúng chính là các tác nhân gây nên chứng đầy bụng ở mẹ bầu.

Ngoài ra, giới chuyên gia còn liệt kê thêm một nguyên nhân khác nữa khiến các bà bầu bị đầy hơi chướng bụng khi mới mang thai là do lượng hormone nội tiết ở mẹ tăng cao, khiến vùng cơ co thắt giữa dạ dày – thực quản bị giãn ra, gây nên hiện tượng ợ hơi ở bà bầu.

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Giới chuyên gia nhận định rằng hiện tượng bị đầy hơi, chướng bụng khi mang thai là hết sức bình thường. Mặc dù gây ra cho mẹ bầu cảm giác khó chịu nhưng vấn đề này không nên lo lắng quá mức. Bởi trong suốt thai kỳ của mình, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi và cảm nhận không dễ chịu hơn nữa. Lời khuyên cho mẹ lúc này là hãy theo dõi hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn này trong khoảng 2-3 ngày.

Trong trường hợp tình trạng đầy bụng, buồn nôn sau 2 ngày không có dấu hiệu giảm sút, làm cho mẹ bầu chán ăn, mệt lả thì lúc này mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt. Vì có thể lúc bấy giờ triệu chứng này không phải đơn thuần do sinh lý mẹ bầu khi mang thai mà lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám sản phụ khoa lý tưởng dành cho mẹ bầu

Với 19 năm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sản khoa, được hàng nghìn sản phụ tin tưởng, khoa sản Bệnh viện Hồng Ngọc tự hào là địa chỉ lý tưởng gửi trọn niềm tin để cùng mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn thành công.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường hoặc bị đầy bụng khi mang thai, đau bụng buồn nôn chán ăn, có thể đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám, điều trị và tư vấn tận tâm nhất.

Ngoài ra, mẹ có thể đăng kí khám trực tuyến theo TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đầy bụng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí an

Đầy bụng khi mang thai là hiện tượng các mẹ bầu thường gặp phải. Điều này gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả của tình trạng này là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đầy bụng khi mang thai ở mẹ bầu

Đầy bụng khi mang thai là tình trạng hay gặp do tác động của hiện tượng tăng progesterone làm cho hệ tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn mức bình thường và làm quá trình tiêu hóa trong cơ thể bị chậm lại. Chướng bụng khó thở khi mang thai chỉ mang đến sự khó chịu, vì thế mẹ bầu không cần lo lắng quá mức.

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi trong giai đoạn mang thai được nêu rõ như sau:

Do thay đổi cơ thể và chế độ ăn

Sự thay đổi nội tiết tố ở mẹ bầu khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm, từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, lượng axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên.

Kích thước tử cung thay đổi khi bắt đầu mang thai đồng nghĩa với việc dạ dày sẽ bị chèn ép. Những tuần cuối thai kỳ, bụng mẹ sẽ ngày càng lớn hơn. Ruột lúc này sẽ sinh ra các khí gas khiến bà bầu bị đầy hơi hoặc có thể đầy bụng.

Do hiện tượng sinh hơi, bí hơi trong quá trình mang thai. Mẹ bầu cần biết rằng các chất nội tiết như relaxin và progesterone có trách nhiệm kéo giãn cơ vùng chậu trong lúc chuyển dạ, dễ gây nên hiện tượng táo bón. Hệ thống tiêu hóa chậm lại trong thai kỳ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động một cách mạnh mẽ tự trong ruột. Chúng phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi và đầy bụng.

Do chế độ ăn uống bất thường hoặc món ăn món lạ gây khó tiêu. Trong nhóm thức ăn vừa nhắc tới bao gồm đồ ăn sẵn, đồ ăn cay nóng hay chứa nhiều dầu mỡ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu trong vấn đề ăn uống khiến bà bầu dễ bị đầy hơi khi mang thai.

Do hiện tượng tăng cân dễ làm bà bầu bị đầy bụng. Cảm giác thèm ăn khi mang thai vô tình đánh lừa cảm giác của bà bầu, mẹ sẽ thấy nhanh đói và tích cực ăn nhiều hơn, khiến mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng.

Nguyên nhân khác thường gặp

Do táo bón thường xuyên ở thai phụ: Thai nhi hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của thai phụ khô hơn bình thường. Theo thời gian, việc tích tụ phân lâu ở trực tràng sẽ gây ra khí và đầy bụng đi kèm với táo bón cùng các vấn đề tiêu hóa khác.

Do đái tháo đường thai kỳ khiến mẹ bầu ăn không tiêu, có cảm giác khó chịu trong bụng, bị đầy bụng buồn nôn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như việc thai phụ sử dụng viên uống bổ sung như sắt hay canxi nhưng lại không hợp cơ địa, gây nên hiện tượng táo bón. Thêm vào đó là thói quen lười vận động ở mẹ gây ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đầy bụng khi mang thai triệu chứng thường gặp là gì?

Hiện tượng đầy bụng khi mang thai thường xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây:

  • Bụng bầu bị căng tức, khó chịu
  • Xuất hiện cảm giác đau bụng lâm râm, ợ chua hoặc ợ khan
  • Mẹ bầu chán ăn hoặc ăn nhanh no
  • Rối loạn tiêu hóa

Cách chữa đầy bụng, khó tiêu khi mang thai ở bà bầu

Chế độ ăn uống

  • Bị đầy bụng khi mang thai nên ăn gì, uống gì?

Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mẹ là điều cần thiết. Mẹ bầu hãy uống đủ nước ít nhất 8-10 ly/ngày. Theo một số kinh nghiệm trước đây, có nhiều lời khuyên mẹ cũng có thể uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để điều trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai.

Uống nước ép cà rốt giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể chế biến món cháo loãng nấu với cà rốt và ăn nhẹ để chấm dứt tình trạng khó chịu trong bụng.

Uống 1 ly nước chanh nóng không chỉ giúp giải khát cơ thể mà còn có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây hại, cụ thể là vi khuẩn có trong thực phẩm khi chế biến món ăn.

Đu đủ chín cũng giúp mẹ bầu giảm đầy bụng khi mang thai và mang lại cảm giác bụng dễ chịu hơn đấy.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc nhuận tràng.

Dùng nghệ tươi chế biến trong một số món ăn để góp phần hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.

Thực phẩm nên tránh

– Đường tinh luyện: Mẹ bầu nên loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thành phần đường tinh luyện ra khỏi thực đơn và chế độ ăn hằng ngày của mình. Hàm lượng lactose có trong loại đường này sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Các thực phẩm dễ gây bí hơi, cụ thể là những thức uống có gas, đậu, hành và các món ăn chiên với dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng.

– Các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, phomai,…) có chứa lactose mà không phải ai cũng hấp thụ được. Chính vì ở nhiều trường hợp bà mẹ không thể hấp thụ được chất này, dẫn đến chứng đầy bụng khi mang thai kèm khó tiêu. Do vậy nếu mẹ uống sữa thấy có xuất hiện hiện tượng đầy bụng thì nên tìm loại sữa khác thay thế cho phù hợp.

– Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày của mẹ. Ăn nhiều có thể gây nên chứng đầy bụng, ợ hơi khi mang thai.

– Kẹo cao su cũng là thứ mẹ bầu nên tránh vì loại kẹo này dễ sinh khí, sinh hơi trong dạ dày.

Chế độ luyện tập và sinh hoạt hàng ngày

  • Mẹ không nên ăn quá no và tập chia nhỏ bữa ăn. Khi ăn, mẹ nhai kỹ, chậm rãi.
  • Mẹ hãy lựa chọn cho mình quần áo rộng rãi và co giãn tốt.
  • Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức.
  • Chăm chỉ massage vùng bụng.
  • Mẹ cần giữ tinh thần luôn được lạc quan, vui vẻ.
  • Bỏ những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng trà hoặc bia, rượu hay đồ có cồn.

Đầy bụng khó tiêu khi mang thai không thuyên giảm cần đi khám ngay

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể khắc phục những phiền toái do nó mang lại bằng một số giải pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm bà bầu nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm hơn. Tránh để tình trạng diễn ra lâu ngày gây chán ăn cho mẹ, tinh thần mệt mỏi làm cho thai nhi thiếu chất dinh dưỡng.

Những lưu ý về đầy bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhiều bà mẹ còn gặp trường hợp nghén thai kỳ, tức là luôn thèm bất kỳ các món ăn vặt, từ đó dẫn tới nguy cơ mắc chứng đầy bụng khi mang thai kèm hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi.

Không những vậy, những món ăn trong thời kỳ ốm nghén thường có hại cho đường tiêu hóa như đồ chiên rán, đồ ngọt, thức ăn nhanh, chúng chính là các tác nhân gây nên chứng đầy bụng ở mẹ bầu.

Ngoài ra, giới chuyên gia còn liệt kê thêm một nguyên nhân khác nữa khiến các bà bầu bị đầy hơi chướng bụng khi mới mang thai là do lượng hormone nội tiết ở mẹ tăng cao, khiến vùng cơ co thắt giữa dạ dày – thực quản bị giãn ra, gây nên hiện tượng ợ hơi ở bà bầu.

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Giới chuyên gia nhận định rằng hiện tượng bị đầy hơi, chướng bụng khi mang thai là hết sức bình thường. Mặc dù gây ra cho mẹ bầu cảm giác khó chịu nhưng vấn đề này không nên lo lắng quá mức. Bởi trong suốt thai kỳ của mình, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi và cảm nhận không dễ chịu hơn nữa. Lời khuyên cho mẹ lúc này là hãy theo dõi hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn này trong khoảng 2-3 ngày.

Trong trường hợp tình trạng đầy bụng, buồn nôn sau 2 ngày không có dấu hiệu giảm sút, làm cho mẹ bầu chán ăn, mệt lả thì lúc này mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt. Vì có thể lúc bấy giờ triệu chứng này không phải đơn thuần do sinh lý mẹ bầu khi mang thai mà lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám sản phụ khoa lý tưởng dành cho mẹ bầu

Với 19 năm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sản khoa, được hàng nghìn sản phụ tin tưởng, khoa sản Bệnh viện Hồng Ngọc tự hào là địa chỉ lý tưởng gửi trọn niềm tin để cùng mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn thành công.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường hoặc bị đầy bụng khi mang thai, đau bụng buồn nôn chán ăn, có thể đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám, điều trị và tư vấn tận tâm nhất.

Ngoài ra, mẹ có thể đăng kí khám trực tuyến theo TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc