Nhiệt miệng nên ăn uống gì và 7 cách phòng và điều trị

Sau đây là một số chia sẻ của các bác sĩ về tình trạng viêm loét miệng (nhiệt miệng), nguyên nhân, cách điều trị đặc biệt là lời khuyên cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì.

Trên thực tế, gần 90% người lớn đã tiếp xúc với virus gây viêm loét miệng và gần một nửa bị tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Virus herpes simplex-1 (HSV-1) là nguyên nhân gây viêm loét miệng và khác với HSV-2, là loại virus herpes gây ra bệnh mụn rộp sinh dục.

Virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ chiếm lấy các tế bào và điều khiển chúng nhân lên nhanh chóng. Khi tế bào quá phát, nó sẽ phát nổ, giải phóng các vi rút mới vào cơ thể hình thành nên các vết viêm loét gây đau đớn. Chúng thường phổ biến trong khoang miệng gọi là nhiệt miệng.

Viêm loét miệng thường kéo dài từ bảy đến mười ngày, có xu hướng lây lan và gây đau rát, cản trở hoạt động ăn uống thậm chí là cả giao tiếp. Sau mười ngày hoặc lâu hơn mặt dù chúng sẽ lành lại như virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát trở lại.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì

Các yếu tố khiến viêm loét miệng nặng hơn

Không phải tất cả mọi người có virus HSV-1 đều thường xuyên bị nhiệt miệng. Nhưng nhiều người bị nhiệt miệng khi sự dung nạp axit amin arginine nhiều hơn lysine.

Arginine giúp thúc đẩy quá trình sao chép và nhân lên của các tế bào nhiễm virus. Các tế bào thiếu hụt lysine sẽ bị tấn công mạnh mẽ hơn.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì và cách phòng ngừa

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Nhiệt miệng nên ăn uống gì để phòng và điều trị hiệu quả? Gợi ý là nên tránh dung nạp các loại thực phẩm mà có hàm lượng Arginine cao và nghèo Lysine như:

  • Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt vừng, quả phỉ);
  • Đậu phộng và dừa;
  • Ngũ cốc (bột mì trắng, bột mì nguyên cám, yến mạch, v.v.);
  • Bắp rang bơ;
  • Sô-cô-la ;
  • Gelatin;
  • Bia;

Nên bổ sung các loại thực phẩm có Tỷ lệ Lysine cao hơn Arginine như:

  • Bơ;
  • Sữa và pho mát;
  • Cá, gà, bò và cừu;
  • Táo, xoài, mơ, đu đủ, củ cải đường;

Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh hoàn toàn thực phẩm chứa nhiều Arginine. Nhưng chú ý ăn cân bằng chúng với các thực phẩm có nhiều Lysine.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiệt miệng sẽ tấn công mạnh mẽ khi sức đề kháng giảm. Vì vậy, nên ăn các loại thức phẩm giúp tăng cường sức dể kháng để chống lại chúng trong đó vitamin C có vai trò quan trọng.

  • Bổ sung Vitamin E và C

Vitamin E làm dịu da một cách tự nhiên và giúp sửa chữa các tổn thương và viêm nhiễm trong khi vitamin C có thể tăng số lượng tế bào bạch cầu và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại sự tấn công của virus.

  • Giảm stress

Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét miệng. Vì vậy hãy cố gắng kiểm soát và cân bằng cảm xúc chẳng hạn như tập yoga hay bất cứ bộ môn thể dục nào giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng.

  • Uống bổ sung L-lysine

Là một axit amin ngăn chặn virus gây viêm loét miệng. Do vậy, có thể bổ sung Lysine như một biện pháp phòng ngừa hoặc trong quá trình phục hồi. Tham khảo bác sỹ để có liều dùng phù hợp và các trường hợp chống chỉ định.

  • Uống sữa hoặc ăn sữa chua

Do có hàm lượng immunoglobulin và lysine cao, sữa có hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc điều trị viêm loét miệng.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì

Một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại chỗ hiệu quả từ thiên nhiên

Những lựa chọn này dành cho những người không muốn phụ thuộc vào kem kháng virus hoặc thuốc uống để điều trị viêm loét miệng như:

  • Dầu cây trà

Dầu cây trà có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn có tác dụng giảm đáng kể sự khó chịu do viêm loét gây ra.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp vài dọt dầu lên vết loét. Nếu da quá nhạy cảm, có thể pha loãng với chút nước.

  • Tinh dầu bạc hà

Dầu bạc hà có khả năng kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành các vết loét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có thể ngăn chặn virus gây nhiệt miệng. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy một vài dấu hiệu đầu tiên, hãy dùng nó ngay.

Cách sử dung: Nhúng bông gòn hoặc đầu tăm với nước, sau đó nhỏ một giọt dầu bạc hà và thoa lên vết đau.

  • Gel nha đam

Gel lô hội rất hữu ích để điều trị tất cả các loại tình trạng da trong đó có nhiệt miệng. Công thức chưuas chất chống oxy hóa, enzym và axit béo sẽ giúp quá trình chữa bệnh và giảm bớt khó chịu tức thì.

Cách sử dụng: thoa trực tiếp lên vết loét.

  • Dầu hoặc chiết xuất vani

Ngay khi bạn cảm thấy nóng rát quanh miệng, hãy chấm một miếng bông gòn vào chiết xuất vani và giữ nó ở vị trí khó chịu trong vài phút. Làm điều này bốn lần mỗi ngày và mụn rộp của bạn sẽ ít bị hình thành hơn.

  • Uống trà Echinacea

Khi bạn muốn một cách dễ dàng để tăng cường hệ thống miễn dịch của mình, trà Echinacea có thể là thứ bạn cần.

Đây là một chất kích thích hệ miễn dịch mạnh mẽ, cung cấp cho cơ thể bạn những gì cần thiết để chống lại virus.

  • Đổi bàn chải đánh răng mới

Virus rất có thể lây lan từ bàn chải của bạn. Vì vậy, hãy thay bàn chải sau một đợt điều trị và không dùng chung bàn chải.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh vết loét làm giảm viêm vừa làm chậm lưu lượng máu đến vết loét, có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành đồng thời giúp giảm đau.

Các biện pháp tự nhiên này khá an toàn, rẻ tiền và hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa vết loét kéo dài và gây đau. Tuy nhiên, nhiều người cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng chúng lâu dài hoặc khi nhận thấy biểu hiện bất thường./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì và 7 cách phòng và điều trị

Sau đây là một số chia sẻ của các bác sĩ về tình trạng viêm loét miệng (nhiệt miệng), nguyên nhân, cách điều trị đặc biệt là lời khuyên cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì.

Trên thực tế, gần 90% người lớn đã tiếp xúc với virus gây viêm loét miệng và gần một nửa bị tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Virus herpes simplex-1 (HSV-1) là nguyên nhân gây viêm loét miệng và khác với HSV-2, là loại virus herpes gây ra bệnh mụn rộp sinh dục.

Virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ chiếm lấy các tế bào và điều khiển chúng nhân lên nhanh chóng. Khi tế bào quá phát, nó sẽ phát nổ, giải phóng các vi rút mới vào cơ thể hình thành nên các vết viêm loét gây đau đớn. Chúng thường phổ biến trong khoang miệng gọi là nhiệt miệng.

Viêm loét miệng thường kéo dài từ bảy đến mười ngày, có xu hướng lây lan và gây đau rát, cản trở hoạt động ăn uống thậm chí là cả giao tiếp. Sau mười ngày hoặc lâu hơn mặt dù chúng sẽ lành lại như virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát trở lại.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì

Các yếu tố khiến viêm loét miệng nặng hơn

Không phải tất cả mọi người có virus HSV-1 đều thường xuyên bị nhiệt miệng. Nhưng nhiều người bị nhiệt miệng khi sự dung nạp axit amin arginine nhiều hơn lysine.

Arginine giúp thúc đẩy quá trình sao chép và nhân lên của các tế bào nhiễm virus. Các tế bào thiếu hụt lysine sẽ bị tấn công mạnh mẽ hơn.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì và cách phòng ngừa

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Nhiệt miệng nên ăn uống gì để phòng và điều trị hiệu quả? Gợi ý là nên tránh dung nạp các loại thực phẩm mà có hàm lượng Arginine cao và nghèo Lysine như:

  • Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt vừng, quả phỉ);
  • Đậu phộng và dừa;
  • Ngũ cốc (bột mì trắng, bột mì nguyên cám, yến mạch, v.v.);
  • Bắp rang bơ;
  • Sô-cô-la ;
  • Gelatin;
  • Bia;

Nên bổ sung các loại thực phẩm có Tỷ lệ Lysine cao hơn Arginine như:

  • Bơ;
  • Sữa và pho mát;
  • Cá, gà, bò và cừu;
  • Táo, xoài, mơ, đu đủ, củ cải đường;

Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh hoàn toàn thực phẩm chứa nhiều Arginine. Nhưng chú ý ăn cân bằng chúng với các thực phẩm có nhiều Lysine.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiệt miệng sẽ tấn công mạnh mẽ khi sức đề kháng giảm. Vì vậy, nên ăn các loại thức phẩm giúp tăng cường sức dể kháng để chống lại chúng trong đó vitamin C có vai trò quan trọng.

  • Bổ sung Vitamin E và C

Vitamin E làm dịu da một cách tự nhiên và giúp sửa chữa các tổn thương và viêm nhiễm trong khi vitamin C có thể tăng số lượng tế bào bạch cầu và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại sự tấn công của virus.

  • Giảm stress

Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét miệng. Vì vậy hãy cố gắng kiểm soát và cân bằng cảm xúc chẳng hạn như tập yoga hay bất cứ bộ môn thể dục nào giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng.

  • Uống bổ sung L-lysine

Là một axit amin ngăn chặn virus gây viêm loét miệng. Do vậy, có thể bổ sung Lysine như một biện pháp phòng ngừa hoặc trong quá trình phục hồi. Tham khảo bác sỹ để có liều dùng phù hợp và các trường hợp chống chỉ định.

  • Uống sữa hoặc ăn sữa chua

Do có hàm lượng immunoglobulin và lysine cao, sữa có hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc điều trị viêm loét miệng.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì

Một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại chỗ hiệu quả từ thiên nhiên

Những lựa chọn này dành cho những người không muốn phụ thuộc vào kem kháng virus hoặc thuốc uống để điều trị viêm loét miệng như:

  • Dầu cây trà

Dầu cây trà có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn có tác dụng giảm đáng kể sự khó chịu do viêm loét gây ra.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp vài dọt dầu lên vết loét. Nếu da quá nhạy cảm, có thể pha loãng với chút nước.

  • Tinh dầu bạc hà

Dầu bạc hà có khả năng kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành các vết loét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có thể ngăn chặn virus gây nhiệt miệng. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy một vài dấu hiệu đầu tiên, hãy dùng nó ngay.

Cách sử dung: Nhúng bông gòn hoặc đầu tăm với nước, sau đó nhỏ một giọt dầu bạc hà và thoa lên vết đau.

  • Gel nha đam

Gel lô hội rất hữu ích để điều trị tất cả các loại tình trạng da trong đó có nhiệt miệng. Công thức chưuas chất chống oxy hóa, enzym và axit béo sẽ giúp quá trình chữa bệnh và giảm bớt khó chịu tức thì.

Cách sử dụng: thoa trực tiếp lên vết loét.

  • Dầu hoặc chiết xuất vani

Ngay khi bạn cảm thấy nóng rát quanh miệng, hãy chấm một miếng bông gòn vào chiết xuất vani và giữ nó ở vị trí khó chịu trong vài phút. Làm điều này bốn lần mỗi ngày và mụn rộp của bạn sẽ ít bị hình thành hơn.

  • Uống trà Echinacea

Khi bạn muốn một cách dễ dàng để tăng cường hệ thống miễn dịch của mình, trà Echinacea có thể là thứ bạn cần.

Đây là một chất kích thích hệ miễn dịch mạnh mẽ, cung cấp cho cơ thể bạn những gì cần thiết để chống lại virus.

  • Đổi bàn chải đánh răng mới

Virus rất có thể lây lan từ bàn chải của bạn. Vì vậy, hãy thay bàn chải sau một đợt điều trị và không dùng chung bàn chải.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh vết loét làm giảm viêm vừa làm chậm lưu lượng máu đến vết loét, có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành đồng thời giúp giảm đau.

Các biện pháp tự nhiên này khá an toàn, rẻ tiền và hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa vết loét kéo dài và gây đau. Tuy nhiên, nhiều người cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng chúng lâu dài hoặc khi nhận thấy biểu hiện bất thường./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.