Những lợi ích không ngờ từ 16 món ăn tốt cho bà bầu

Các chị em khi mang thai thường ăn những món ăn nào? Có rất nhiều các món ăn tốt cho bà bầu mà chị em nên sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con cũng như mẹ. Các món cháo cá chép, cháo hầm bồ câu, gà hầm hạt sen,… đều là những món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Cẩm nang các món ăn tốt cho bà bầu là thứ mà chị em mang thai nào cũng muốn sở hữu cho mình trước hàng loạt các thông tin tràn lan trên mạng hiện nay. Nhiều khi chị em còn không rõ nguồn thông tin nào là chính xác, nguồn nào đáng tin cậy để áp dụng cho bản thân. Bởi vậy mà mình đã dành thời gian tổng hợp và chia sẻ cho các bạn những món ăn tốt nhất cho bà bầu trong bài viết này. Chị em hãy đọc và yên tâm áp dụng nhé.

1. Cháo bồ câu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết, thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình. Chúng có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc.

Thịt bồ câu có chứa 22,14% protein, 6,4% chất béo, ngoài ra còn có lipit, canxi, photpho, sắt và nhiều loại muối khoáng vi lượng khác. Mặc dù hàm lượng protein trong thịt chim bồ câu cao nhưng cholesterol khá thấp. Chúng cũng chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng cao hơn thịt bò, gà, cá,…

Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ tránh đầy hơi khó tiêu.

Cháo bồ câu.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, bồ câu còn là vị thuốc để chữa nhiều bệnh. Do thịt chim có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh đối với nam giới chữa các bệnh như yếu sinh lý, thận hư, tinh trùng yếu.

“Trong Đông y, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc quý lâu đời để chữa bệnh. Đối với nam giới, loại thịt này cũng có thể xem là thần dược”, bà Lâm cho hay.

Tuy nhiên dù thịt chim bồ câu rất tốt và bổ dưỡng cho bà bầu nhưng nên ăn đa dạng thực phẩm và thay đổi các món ăn khác nhau để tăng cường khẩu vị cho mẹ. Vì vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn 1-2 bữa trên tuần.

Thịt chim bồ câu có thể chế biến được nhiều món khác nhau như nướng, hầm thuốc bắc. Tuy nhiên, thịt chim bồ câu nấu cháo là món bổ dưỡng và dễ tiêu hóa cho phụ nữ có thai.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai

2. Cháo gà hầm hạt sen và thuốc bắc

Cháo gà hầm hạt sen thuốc bắc.

Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.

Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.

Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

3. Cháo cá chép

Cháo cá chép.

Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa.Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.

4. Cháo bí đỏ với tôm

Cháo bí đỏ nấu tôm.

Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

Cách chế biến:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
  • Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
  • Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
  • Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.

5. Cháo cá hồi

Cháo cá hồi.

So với cá chép, cá hồi là loại hải sản cung cấp lượng lớn DHA cho bà bầu, hàm lượng này cao hơn hẳn các loại thịt cá, sữa dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn bổ sung hàng ngày.

DHA rất tốt cho quá trình phát triển trí não của thai nhi, đồng thời ổn định trạng thái tinh thần cho phụ nữ mang thai (rối loạn hormone thai kì khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, kém ổn định, dễ trầm cảm).

Ngoài ra, cá hồi chứa nhiều các vitamin nhóm B như vitamin B, vitamin B6, vitamin B12; nhóm các axit amin như: niacin, pantothenic, thiamin, riboflavin.

Do cá hồi là loại hải sản đánh bắt ngoài biển sâu và phòng tránh ngộ độc thủy ngân cho mẹ bầu, dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chị em chỉ nên bổ sung 300 gram cá hồi mỗi tuần. Bạn có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi hoặc các món sốt cá hồi nhưng mẹ bầu không nên ăn sushi từ cá hồi để tránh nhiễm sán.

6. Canh cua mồng tơi

Canh cua mồng tơi.

Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.

Cách chế biến:

  • Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối.
  • Nhặt và rửa sạch rau, có thể thái rau nhỏ cho vừa ăn
  • Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.
  • Rau chín mềm là có thể ăn được.

7. Canh rau dền nấu tôm

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-7

Canh tôm nấu rau dền.

Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.

Cách chế biến:

  • Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, sau đó ướp cùng gia vị
  • Cho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.
  • Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.
  • Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.
  • Phần nước tôm sau khi giã bạn đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Trút rau dền vào đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tô.

8. Món ăn từ ốc

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-8

Các món ăn từ ốc tốt cho bà bầu.

Khi có thai, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi cho đến lúc sinh nở, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của thai phụ tăng lên rất nhiều. Theo nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai cần ăn thêm mức năng lượng khoảng 300 – 500kcal và cần tăng cường ăn thêm khoáng chất như canxi, sắt… mỗi ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Vì thế, xét về góc độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì thịt ốc rất tốt cho thai phụ.

Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.

9. Trứng gà

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-9

Trứng gà tốt cho phụ nữ có thai.

Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, trứng còn cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao, có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3.

Những loại dưỡng chất này rất tốt cho cơ thể và đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Các bà mẹ cũng nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này.

Ngoài ra, lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng này cho bà bầu.

10. Chân giò hầm củ sen

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-10

Chân giò hầm củ sen.

Chân giò hầm củ sen không chỉ biết đến là món ăn lợi sữa cho bà bầu, mà nó còn được xem là món ăn bổ dưỡng, với rất nhiều công dụng tuyệt vời từ củ sen như: Kích thích sữa về, tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, loại bỏ những hợp chất không tốt cho vùng bụng,…

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm chân giò hầm củ sen:

  • Móng giò làm sạch lông, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Củ sen nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng dày chừng 7 – 8mm. Không nên thái mỏng quá, khi hầm sẽ làm gãy, nát củ sen, làm món ăn mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Sau đó đem củ sen ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 2: Tiếp đến, bạn cho chân giò vào nồi + nước xấp xỉ ngập mặt chân giò là được, rồi bắc lên đun đun sôi và tắt bếp để loại bỏ các bọt bẩn bên trong móng giò đi nhé. Làm như vậy cách làm chân giò hầm củ sen thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Bước 3: Cho móng giò vào nồi + củ sen + 1l nước + 1/2 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê đường, rồi đậy vung và bắc lên bếp đun sôi với lửa lớn. Sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp nhé.

Bước 4: Cuối cùng, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn một lần nữa, rồi lấy thìa hớt hết lớp bọt và lớp màng mỡ ở trên đi. Bởi móng giò khi đun sẽ có rất nhiều mỡ, khiến mẹ bầu nhanh ngấy, khó ăn.

11. Sườn non nấu cải chua

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-11

Món ăn này kích thích vị giác của mẹ bầu khiến mẹ thèm ăn hơn. Thịt sườn cũng giàu protein.

Cách thực hiện:

  • Sườn non rửa sạch bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước lạnh, chặt miếng nhỏ chừng 3cm-5cm. Ướp sườn heo với tiêu, muối , đường, hành tím băm nhỏ để khoảng 15 phút cho ngấm.
  • Phi thơm hành, cho sườn đã ướp vào xào nhanh tay cho săn thịt lại, cho thêm nước lọc vào, nấu sôi thì cho thêm cải chua, nêm nếm vừa miệng, cho thêm hành lá vào và bắc ra dùng nhé.

12. Ớt chuông nhồi thịt nướng

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-12

Ớt chuông nhồi thịt nướng.

Ớt chuông là loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mẹ bầu. Món ớt chuông nhồi thịt nướng là một trong những món ngon dành cho mẹ bầu với hương vị độc đáo.

Cách thực hiện:

  • Ớt chuông cắt phần đầu, giữ lại 2/3 trái, làm sạch ruột.
  • Tôm sú làm sạch, bỏ vỏ, giã nhuyễn cùng thịt nạc, ướp cùng đường tiêu, muối và hành tím băm nhỏ khoảng 30 phút cho thấm.
  • Nhồi thịt vào quả ớt chuông, sắp chúng vào lò nướng và quết chung quanh ớt chuông cũng như thịt một lớp dầu, nướng ở nhiệt độ 180, khoảng 15 phút là chín.
  • 1/3 quả ớt chuông còn lại bỏ cuống, cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng với cà chua và 100ml nước. Sau đó rim ớt chuông đã nướng với hỗn hợp nước đã xay này, nêm nếm vừa miệng, thêm hành ngò tươi tắn khi trình bày ra dĩa để dùng nhé.

13. Gà hầm sả

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-13

Món gà hầm sả tốt cho bà bầu.

Nguyên liệu:

  • Đùi gà (khoảng 300g)
  • Gừng, tỏi, sả, hành lá
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Gừng đập dập, 1 nửa xắt thành sợi. Tỏi đập dập. Sả 2 củ xắt lát mỏng, 2 củ để nguyên đập dập.
  • Tiếp đến phi gừng, tỏi, sả thơm với ít dầu ăn. Sau đó cho gà vào xào săn lại, nêm nếm gia vị.
  • Khi gà đã săn cho khoảng 1 tô nước vào. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, hầm gà cho đến khi chín mềm là được.
  • Sau đó, mẹ cho hành lá, sả đập dập vào rồi múc ra đĩa thưởng thức.

14. Bầu dục (cật) lợn áp chảo

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-14

Bầu dục lợn áp chảo.

Nguyên liệu:

  • Cật lợn
  • Gừng
  • Gia vị: đường, nước mắm, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, mẹ bóc màng cật lợn, xẻ đôi, sau đó làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật để tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
  • Gừng xắt sợi, nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, hạt nêm.
  • Làm nóng nồi, cho quả cật vào cho cháy 2 cạnh, đổ nước ngập quả cật rồi đun cho đến khi nước gần cạn. Cuối cùng, mẹ cho thêm nửa muỗng đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa là xong.

Đây không chỉ là món ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe mà nó còn là món ăn tốt cho thận của mẹ bầu, giúp giảm được nguy cơ phù nề khi mang thai.

15. Cháo lươn

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-15

Cháo lươn.

Nguyên liệu:

  • Lươn
  • Gạo tẻ
  • Hành, nghệ
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Mẹ rửa sạch lươn, cho vào nồi nước đun nhỏ lửa để thịt lươn không bị nứt. Đến độ vừa chín tới thì vớt lươn ra, dội qua nước nguội cho thịt lươn săn lại.
  • Sau đó, mẹ tước nhẹ phần thịt lươn ra khỏi xương, giữ lại phần xương và tiết lươn (phần màu đỏ nâu nằm dọc dài theo xương sống lươn). Sau đó, mẹ giã xương lươn lấy nước cốt cho vào nồi luộc ban đầu để nấu cháo.
  • Thịt lươn và tiết lươn ướp chung với hành, tỏi, muối, đường, chút nghệ để giảm mùi tanh và tạo màu vàng hấp dẫn cho lươn. Để khoảng 15 phút rồi cho vào chảo xào sơ qua.
  • Cho lươn đã xào vào nồi cháo, sau đó ướp thêm chút hành, nêm nếm vừa ăn là đã hoàn thành xong món cháo lươn vô cùng bổ dưỡng này rồi.

16. Nấm kim châm xào thịt bò

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-16

Nấm kim châm xào thịt bò.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bò
  • 200g nấm kim châm
  • Cà rốt, hành lá, ớt, rau mùi, tỏi khô, dầu hào
  • Gia vị: sa tế, hạt tiêu, muối

Cách thực hiện:

  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng to bản ngang thớ. Sau đó ướp tiêu, dầu hào, tỏi, muối. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt cắt mỏng, hành lá cắt khúc.
  • Mẹ đun nóng dầu và cho thịt bò đã tẩm ướp vào xào săn lại, để riêng. Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào xào vừa chín tới. Tiếp đó cho hành, nấm và thịt bò vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn rồi cho sa tế vào là mẹ đã hoàn thành xong món ăn.

Đây là một món ăn ngon, bổ cho bà bầu bởi nó là sự kết hợp giữa thịt bò và nấm – 2 loại thực phẩm vốn dĩ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt, món ăn này rất tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu.

>>> Xem thêm: Canxi cho bà bầu loại nào tốt? Cách sử dụng canxi hiệu quả

Trên đây là những thông tin về các món ăn tốt cho bà bầu mà mình chia sẻ, nếu các bạn có món ăn nào muốn chia sẻ với mọi người thì hãy recommend bên dưới nhé. Chúc các chị em có những ngày tháng mang thai vui vẻ.

Những lợi ích không ngờ từ 16 món ăn tốt cho bà bầu

Các chị em khi mang thai thường ăn những món ăn nào? Có rất nhiều các món ăn tốt cho bà bầu mà chị em nên sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con cũng như mẹ. Các món cháo cá chép, cháo hầm bồ câu, gà hầm hạt sen,… đều là những món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Cẩm nang các món ăn tốt cho bà bầu là thứ mà chị em mang thai nào cũng muốn sở hữu cho mình trước hàng loạt các thông tin tràn lan trên mạng hiện nay. Nhiều khi chị em còn không rõ nguồn thông tin nào là chính xác, nguồn nào đáng tin cậy để áp dụng cho bản thân. Bởi vậy mà mình đã dành thời gian tổng hợp và chia sẻ cho các bạn những món ăn tốt nhất cho bà bầu trong bài viết này. Chị em hãy đọc và yên tâm áp dụng nhé.

1. Cháo bồ câu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết, thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình. Chúng có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc.

Thịt bồ câu có chứa 22,14% protein, 6,4% chất béo, ngoài ra còn có lipit, canxi, photpho, sắt và nhiều loại muối khoáng vi lượng khác. Mặc dù hàm lượng protein trong thịt chim bồ câu cao nhưng cholesterol khá thấp. Chúng cũng chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng cao hơn thịt bò, gà, cá,…

Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ tránh đầy hơi khó tiêu.

Cháo bồ câu.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, bồ câu còn là vị thuốc để chữa nhiều bệnh. Do thịt chim có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh đối với nam giới chữa các bệnh như yếu sinh lý, thận hư, tinh trùng yếu.

“Trong Đông y, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc quý lâu đời để chữa bệnh. Đối với nam giới, loại thịt này cũng có thể xem là thần dược”, bà Lâm cho hay.

Tuy nhiên dù thịt chim bồ câu rất tốt và bổ dưỡng cho bà bầu nhưng nên ăn đa dạng thực phẩm và thay đổi các món ăn khác nhau để tăng cường khẩu vị cho mẹ. Vì vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn 1-2 bữa trên tuần.

Thịt chim bồ câu có thể chế biến được nhiều món khác nhau như nướng, hầm thuốc bắc. Tuy nhiên, thịt chim bồ câu nấu cháo là món bổ dưỡng và dễ tiêu hóa cho phụ nữ có thai.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai

2. Cháo gà hầm hạt sen và thuốc bắc

Cháo gà hầm hạt sen thuốc bắc.

Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.

Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.

Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

3. Cháo cá chép

Cháo cá chép.

Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa.Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.

4. Cháo bí đỏ với tôm

Cháo bí đỏ nấu tôm.

Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

Cách chế biến:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
  • Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
  • Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
  • Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.

5. Cháo cá hồi

Cháo cá hồi.

So với cá chép, cá hồi là loại hải sản cung cấp lượng lớn DHA cho bà bầu, hàm lượng này cao hơn hẳn các loại thịt cá, sữa dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn bổ sung hàng ngày.

DHA rất tốt cho quá trình phát triển trí não của thai nhi, đồng thời ổn định trạng thái tinh thần cho phụ nữ mang thai (rối loạn hormone thai kì khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, kém ổn định, dễ trầm cảm).

Ngoài ra, cá hồi chứa nhiều các vitamin nhóm B như vitamin B, vitamin B6, vitamin B12; nhóm các axit amin như: niacin, pantothenic, thiamin, riboflavin.

Do cá hồi là loại hải sản đánh bắt ngoài biển sâu và phòng tránh ngộ độc thủy ngân cho mẹ bầu, dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chị em chỉ nên bổ sung 300 gram cá hồi mỗi tuần. Bạn có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi hoặc các món sốt cá hồi nhưng mẹ bầu không nên ăn sushi từ cá hồi để tránh nhiễm sán.

6. Canh cua mồng tơi

Canh cua mồng tơi.

Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.

Cách chế biến:

  • Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối.
  • Nhặt và rửa sạch rau, có thể thái rau nhỏ cho vừa ăn
  • Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.
  • Rau chín mềm là có thể ăn được.

7. Canh rau dền nấu tôm

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-7

Canh tôm nấu rau dền.

Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.

Cách chế biến:

  • Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, sau đó ướp cùng gia vị
  • Cho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.
  • Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.
  • Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.
  • Phần nước tôm sau khi giã bạn đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Trút rau dền vào đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tô.

8. Món ăn từ ốc

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-8

Các món ăn từ ốc tốt cho bà bầu.

Khi có thai, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi cho đến lúc sinh nở, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của thai phụ tăng lên rất nhiều. Theo nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai cần ăn thêm mức năng lượng khoảng 300 – 500kcal và cần tăng cường ăn thêm khoáng chất như canxi, sắt… mỗi ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Vì thế, xét về góc độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì thịt ốc rất tốt cho thai phụ.

Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.

9. Trứng gà

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-9

Trứng gà tốt cho phụ nữ có thai.

Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, trứng còn cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao, có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3.

Những loại dưỡng chất này rất tốt cho cơ thể và đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Các bà mẹ cũng nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này.

Ngoài ra, lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng này cho bà bầu.

10. Chân giò hầm củ sen

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-10

Chân giò hầm củ sen.

Chân giò hầm củ sen không chỉ biết đến là món ăn lợi sữa cho bà bầu, mà nó còn được xem là món ăn bổ dưỡng, với rất nhiều công dụng tuyệt vời từ củ sen như: Kích thích sữa về, tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, loại bỏ những hợp chất không tốt cho vùng bụng,…

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm chân giò hầm củ sen:

  • Móng giò làm sạch lông, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Củ sen nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng dày chừng 7 – 8mm. Không nên thái mỏng quá, khi hầm sẽ làm gãy, nát củ sen, làm món ăn mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Sau đó đem củ sen ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 2: Tiếp đến, bạn cho chân giò vào nồi + nước xấp xỉ ngập mặt chân giò là được, rồi bắc lên đun đun sôi và tắt bếp để loại bỏ các bọt bẩn bên trong móng giò đi nhé. Làm như vậy cách làm chân giò hầm củ sen thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Bước 3: Cho móng giò vào nồi + củ sen + 1l nước + 1/2 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê đường, rồi đậy vung và bắc lên bếp đun sôi với lửa lớn. Sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp nhé.

Bước 4: Cuối cùng, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn một lần nữa, rồi lấy thìa hớt hết lớp bọt và lớp màng mỡ ở trên đi. Bởi móng giò khi đun sẽ có rất nhiều mỡ, khiến mẹ bầu nhanh ngấy, khó ăn.

11. Sườn non nấu cải chua

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-11

Món ăn này kích thích vị giác của mẹ bầu khiến mẹ thèm ăn hơn. Thịt sườn cũng giàu protein.

Cách thực hiện:

  • Sườn non rửa sạch bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước lạnh, chặt miếng nhỏ chừng 3cm-5cm. Ướp sườn heo với tiêu, muối , đường, hành tím băm nhỏ để khoảng 15 phút cho ngấm.
  • Phi thơm hành, cho sườn đã ướp vào xào nhanh tay cho săn thịt lại, cho thêm nước lọc vào, nấu sôi thì cho thêm cải chua, nêm nếm vừa miệng, cho thêm hành lá vào và bắc ra dùng nhé.

12. Ớt chuông nhồi thịt nướng

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-12

Ớt chuông nhồi thịt nướng.

Ớt chuông là loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mẹ bầu. Món ớt chuông nhồi thịt nướng là một trong những món ngon dành cho mẹ bầu với hương vị độc đáo.

Cách thực hiện:

  • Ớt chuông cắt phần đầu, giữ lại 2/3 trái, làm sạch ruột.
  • Tôm sú làm sạch, bỏ vỏ, giã nhuyễn cùng thịt nạc, ướp cùng đường tiêu, muối và hành tím băm nhỏ khoảng 30 phút cho thấm.
  • Nhồi thịt vào quả ớt chuông, sắp chúng vào lò nướng và quết chung quanh ớt chuông cũng như thịt một lớp dầu, nướng ở nhiệt độ 180, khoảng 15 phút là chín.
  • 1/3 quả ớt chuông còn lại bỏ cuống, cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng với cà chua và 100ml nước. Sau đó rim ớt chuông đã nướng với hỗn hợp nước đã xay này, nêm nếm vừa miệng, thêm hành ngò tươi tắn khi trình bày ra dĩa để dùng nhé.

13. Gà hầm sả

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-13

Món gà hầm sả tốt cho bà bầu.

Nguyên liệu:

  • Đùi gà (khoảng 300g)
  • Gừng, tỏi, sả, hành lá
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Gừng đập dập, 1 nửa xắt thành sợi. Tỏi đập dập. Sả 2 củ xắt lát mỏng, 2 củ để nguyên đập dập.
  • Tiếp đến phi gừng, tỏi, sả thơm với ít dầu ăn. Sau đó cho gà vào xào săn lại, nêm nếm gia vị.
  • Khi gà đã săn cho khoảng 1 tô nước vào. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, hầm gà cho đến khi chín mềm là được.
  • Sau đó, mẹ cho hành lá, sả đập dập vào rồi múc ra đĩa thưởng thức.

14. Bầu dục (cật) lợn áp chảo

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-14

Bầu dục lợn áp chảo.

Nguyên liệu:

  • Cật lợn
  • Gừng
  • Gia vị: đường, nước mắm, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, mẹ bóc màng cật lợn, xẻ đôi, sau đó làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật để tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
  • Gừng xắt sợi, nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, hạt nêm.
  • Làm nóng nồi, cho quả cật vào cho cháy 2 cạnh, đổ nước ngập quả cật rồi đun cho đến khi nước gần cạn. Cuối cùng, mẹ cho thêm nửa muỗng đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa là xong.

Đây không chỉ là món ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe mà nó còn là món ăn tốt cho thận của mẹ bầu, giúp giảm được nguy cơ phù nề khi mang thai.

15. Cháo lươn

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-15

Cháo lươn.

Nguyên liệu:

  • Lươn
  • Gạo tẻ
  • Hành, nghệ
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Mẹ rửa sạch lươn, cho vào nồi nước đun nhỏ lửa để thịt lươn không bị nứt. Đến độ vừa chín tới thì vớt lươn ra, dội qua nước nguội cho thịt lươn săn lại.
  • Sau đó, mẹ tước nhẹ phần thịt lươn ra khỏi xương, giữ lại phần xương và tiết lươn (phần màu đỏ nâu nằm dọc dài theo xương sống lươn). Sau đó, mẹ giã xương lươn lấy nước cốt cho vào nồi luộc ban đầu để nấu cháo.
  • Thịt lươn và tiết lươn ướp chung với hành, tỏi, muối, đường, chút nghệ để giảm mùi tanh và tạo màu vàng hấp dẫn cho lươn. Để khoảng 15 phút rồi cho vào chảo xào sơ qua.
  • Cho lươn đã xào vào nồi cháo, sau đó ướp thêm chút hành, nêm nếm vừa ăn là đã hoàn thành xong món cháo lươn vô cùng bổ dưỡng này rồi.

16. Nấm kim châm xào thịt bò

nhung-loi-ich-khong-ngo-tu-16-mon-an-tot-cho-ba-bau-16

Nấm kim châm xào thịt bò.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bò
  • 200g nấm kim châm
  • Cà rốt, hành lá, ớt, rau mùi, tỏi khô, dầu hào
  • Gia vị: sa tế, hạt tiêu, muối

Cách thực hiện:

  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng to bản ngang thớ. Sau đó ướp tiêu, dầu hào, tỏi, muối. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt cắt mỏng, hành lá cắt khúc.
  • Mẹ đun nóng dầu và cho thịt bò đã tẩm ướp vào xào săn lại, để riêng. Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào xào vừa chín tới. Tiếp đó cho hành, nấm và thịt bò vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn rồi cho sa tế vào là mẹ đã hoàn thành xong món ăn.

Đây là một món ăn ngon, bổ cho bà bầu bởi nó là sự kết hợp giữa thịt bò và nấm – 2 loại thực phẩm vốn dĩ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt, món ăn này rất tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu.

>>> Xem thêm: Canxi cho bà bầu loại nào tốt? Cách sử dụng canxi hiệu quả

Trên đây là những thông tin về các món ăn tốt cho bà bầu mà mình chia sẻ, nếu các bạn có món ăn nào muốn chia sẻ với mọi người thì hãy recommend bên dưới nhé. Chúc các chị em có những ngày tháng mang thai vui vẻ.