Công thức nấu 15 món cháo ăn dặm bổ dưỡng giúp bé phát triển

Trẻ em – Nhất là lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, các mẹ cần hiểu rõ nhu cầu của từng giai đoạn để cung cấp đầy đủ cho bé yêu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý chính là chìa khóa quan trọng giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh.

Hãy đăng ký ngay Hội thảo ĂN DẶM MIỄN PHÍ tại Kids Plaza để “Đủ kiến thức cho Mẹ – Dinh Dưỡng cho con” – Đồng thời hướng dẫn các Mẹ cách thực hành nấu đồ ăn dặm Ngon – Bổ Dưỡng cho bé. Đăng ký tại ĐÂY

Khoảng từ 5- 6 tháng trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu được mẹ cho tập ăn dặm. Tuy nhiên thì làm sao để bé thích nghi với thực phẩm mới trong giai đoạn quan trọng này, hợp tác để ăn ngoan chóng lớn… là những vấn đề mẹ lo lắng nhất.

Trong quá trình cho bé tập ăn dặm mẹ cần lựa chọn những món ăn phù hợp với giai đoạn này mà vẫn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất. Mẹ cần thay đổi các bữa ăn dặm cho con để tạo sự phong phú trong bữa ăn giúp con có thể ăn một cách ngon miệng nhất.

Dưới đây sẽ là công thức nấu 15 món cháo ăn dặm rất thơm ngon và bổ dưỡng giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho bé. Mẹ có thể tham khảo và thay đổi món cho bé trong từng bữa ăn nhé.

1. Khoai lang, súp lơ và trứng nghiền

Với món ăn này sẽ giúp bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé: – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose – Súp lơ cung cấp đường Fructose, Glucose, nhiều loại muối khoáng, vitamin – Trứng cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin, men tiêu hóa

Cách chế biến: – Khoai lang bỏ vỏ sau đó đem hấp chín, nghiền bằng thìa, trộn sữa mẹ – Súp lơ trắng hấp chín, nghiền nhuyễn – Một ít lòng đỏ trứng gà nghiền trộn sữa mẹ 2. Bí đỏ trộn sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: Bí đỏ cung cấp vitamin A tốt cho thị giác, acid Glutamic tốt cho hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó còn vitamin C, acid Folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cách chế biến: – Bí đỏ hấp chín nghiền nhuyễn – Trộn sữa mẹ cùng bí đã nghiền – Như vậy là bé đã có được món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

>>> Xem thêm: Mách mẹ: Top 10 loại rau củ lý tưởng nhất cho bé ăn dặm

3. Khoai tây, súp lơ nghiền trộn sữa

Chất dinh dưỡng: – Khoai tây cung cấp vitamin A, B, C,các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali – Súp lơ cung cấp đường Fructose, Glucose, nhiều loại muối khoáng, vitamin. Súp lơ trắng còn chưa nhiều axit amin có giá trị như lysine

Cách chế biến: – Khoai tây và súp lơ trắng nấu cùng sữa mẹ, rồi sau đó nghiền nhuyễn – Súp lơ xanh hấp chính, cắt miếng cho bé tập cầm ăn

4. Bột bí đỏ

Chất dinh dưỡng: Bí đỏ cung cấp vitamin A tốt cho thị giác,acid Glutamic tốt cho hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó còn vitamin C, acid Folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín. – Bí đỏ hấp chính và nghiền nhuyễn. – Sau đó trộn lẫn bột đã nấu chín rồi cho bé ăn.

5. Bột thịt bò bí ngòi

Chất dinh dưỡng: – Thịt bò cung cấp chất đạm cùng rất nhiều vitamin B12, B6, khoáng chất Cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt – Bí ngòi tổng hợp nhiều vitamin C, vitamin A, các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium,.. giúp bé khỏe mạnh và tăng sức đề kháng

Cách chế biến: – Bột nấu chín để riêng – Thịt bò thái miếng nhỏ hầm mềm, cho vào xay hoặc băm nhuyễn – Sau đó nấu cùng bột đã chín đến khi bột sánh, cho thêm bí ngòi đã hấp chín – Băm/xay nhuyễn một lát là có thể cho bé ăn

6. Bột trứng cà chua

Chất dinh dưỡng: – Cà chua cung cấp lượng lớn kali, canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin K và nhiều khoáng chất khác. – Trứng gà cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin, men tiêu hóa.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín. – Cà chua hấp chín, bỏ vỏ và hạt, xay nhuyễn. – Trứng gà tách bỏ lòng trắng, lòng đỏ cho ra bát đánh đều. – Khi bột sôi được một lúc thì cho lòng đỏ trứng đã đánh vào quấy nhanh. – Cho thêm cà chua vào nấu chín là có thể ăn được.

7. Bột tim lợn nấu cải thảo

Chất dinh dưỡng: – Tim lợn cung cấp chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12 – Cải thảo cung cấp nhiều nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat,.. đều là những hoạt chất tốt cho sức khỏe của bé.

Cách chế biến: – Dùng phần nạc của tim lợn thái miếng nhỏ, xào chín, rồi băm/xay nhuyễn. – Cải thảo rửa sạch băm nhỏ. – Bột ăn dặm đun sôi một lúc rồi cho phần tim đã chín vào nấu cùng. – Được một lát cho thêm cải thảo nấu chín là được.

8. Bột thịt lợn rau ngót

Chất dinh dưỡng: – Thịt lợn cung cấp nhiều loại vitamin khoáng chất như vitamin D, K, cùng hàm lượng protein cao. – Rau ngót cung cấp năng lượng, đạm, tinh bột, canxi, và nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin PP, B1,B2.

Cách chế biến: – Thịt lợn băm nhỏ, xào chín và xay nhuyễn. – Rau ngót xay hoặc băm nhỏ. – Cho bột ăn dặm vào nồi quấy chín. – Sau đó cho thêm thịt, đun sôi một lúc cho thêm rau ngót. – Nấu đến khi rau chín là có thể ăn được.

9. Bột thịt gà khoai lang

Chất dinh dưỡng: – Thịt gà cung cấp một lượng lớn protein, albumin, chất béo, cùng các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose.

Cách chế biến: – Thịt ức gà hoặc đùi gà hấp hoặc xào chín, xay/băm nhỏ – Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn – Nấu bột ăn dặm sôi một lúc, rồi cho thêm thịt gà và khoai lang đã chín vào đảo đều

10. Bột cà tím thịt bò

Chất dinh dưỡng: – Thịt bò cung cấp chất đạm cùng rất nhiều vitamin B12, B6, khoáng chất Cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt. – Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý số lượng cà tím vừa phải, không nên quá nhiều bởi chúng có thể khiến bé thấy khó chịu.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín, sánh và hơi lỏng cho bé dễ ăn, rồi để riêng. – Cà tím, thịt bò nấu sữa mẹ cho tới khi chín mềm. – Sau đó vớt ra, xay hoặc băm nhuyễn trộn cùng bột đã chín.

11. Bột cà rốt và thịt gà nấu sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: – Thịt gà cung cấp một lượng lớn protein, albumin, chất béo, cùng các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Một miếng ức gà hoặc 2 miếng thịt đùi gà lọc bỏ gân, xương. – 400ml sữa mẹ. – 1 củ cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. – Đun sôi sữa mẹ, cho gà vào luộc đến khi mềm thì vớt ra. – Cho cà rốt vào luộc tiếp đến khi gần cạn sữa. – Tất cả lấy ra xay hoặc băm, nghiền nhuyễn rồi trộn đều cho bé ăn.

12. Bột tôm cà rốt

Chất dinh dưỡng: – Tôm là thức ăn giàu protein, chất béo (lipid), chất xơ, canxi, photpho và nhiềunguyên tố vi lượng khác. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín – Tôm hấp và bóc bỏ vỏ, cà rốt luộc chín – Sau đó băm hoặc xay nhỏ nấu cùng bột ăn dặm

13. Cà rốt và cá hồi sốt cà chua

Chất dinh dưỡng: – Cá hồi là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega-3, protein, cùng các dưỡng chất thiết yếu như tryptophan, vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magie. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Cà rốt hấp chín rồi nghiền nhuyễn. – Cà chua khía vỏ, nhúng qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào nồi. – Đun đến khi cà chua chín mềm, cho cá hồi đã cắt nhỏ vào đun tới khi cá chín. – Cá hồi có thể ăn với bột ăn dặm hay ăn riêng cùng rau.

14. Ngô và cà rốt nghiền

Chất dinh dưỡng: – Ngô cung cấp nhiều axit glutamic cùng nhiều chất chống lão hóa khác như canxi, glutathione, vitamin A, magie, selen, vitamin E và các axit béo – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Cà rốt hấp chín, sau đó nghiền nhỏ. – Chuẩn bị một ít ngô hấp chín, xay và trộn tất cả cùng sữa mẹ.

15. Khoai lang trộn sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose.

Cách chế biến: – Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn – Cho thêm sữa mẹ trộn đều cùng khoai lang đã nghiền

>>> Tham khảo : Chế biến bột rau củ ăn dặm cho bé – Cà rốt & Khoai lang

Hy vọng với một vài gợi ý trên chắc chắn mẹ đã có những công thức nấu bột thơm ngon nhất cho bé. Chúc các bé hay ăn chóng lớn .

Tổng hợp

Mẹ có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm cháo tươi, cháo ăn dặm rất thơm ngon bổ dưỡng và tốt cho bé:

Công thức nấu 15 món cháo ăn dặm bổ dưỡng giúp bé phát triển

Trẻ em – Nhất là lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, các mẹ cần hiểu rõ nhu cầu của từng giai đoạn để cung cấp đầy đủ cho bé yêu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý chính là chìa khóa quan trọng giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh.

Hãy đăng ký ngay Hội thảo ĂN DẶM MIỄN PHÍ tại Kids Plaza để “Đủ kiến thức cho Mẹ – Dinh Dưỡng cho con” – Đồng thời hướng dẫn các Mẹ cách thực hành nấu đồ ăn dặm Ngon – Bổ Dưỡng cho bé. Đăng ký tại ĐÂY

Khoảng từ 5- 6 tháng trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu được mẹ cho tập ăn dặm. Tuy nhiên thì làm sao để bé thích nghi với thực phẩm mới trong giai đoạn quan trọng này, hợp tác để ăn ngoan chóng lớn… là những vấn đề mẹ lo lắng nhất.

Trong quá trình cho bé tập ăn dặm mẹ cần lựa chọn những món ăn phù hợp với giai đoạn này mà vẫn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất. Mẹ cần thay đổi các bữa ăn dặm cho con để tạo sự phong phú trong bữa ăn giúp con có thể ăn một cách ngon miệng nhất.

Dưới đây sẽ là công thức nấu 15 món cháo ăn dặm rất thơm ngon và bổ dưỡng giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho bé. Mẹ có thể tham khảo và thay đổi món cho bé trong từng bữa ăn nhé.

1. Khoai lang, súp lơ và trứng nghiền

Với món ăn này sẽ giúp bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé: – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose – Súp lơ cung cấp đường Fructose, Glucose, nhiều loại muối khoáng, vitamin – Trứng cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin, men tiêu hóa

Cách chế biến: – Khoai lang bỏ vỏ sau đó đem hấp chín, nghiền bằng thìa, trộn sữa mẹ – Súp lơ trắng hấp chín, nghiền nhuyễn – Một ít lòng đỏ trứng gà nghiền trộn sữa mẹ 2. Bí đỏ trộn sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: Bí đỏ cung cấp vitamin A tốt cho thị giác, acid Glutamic tốt cho hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó còn vitamin C, acid Folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cách chế biến: – Bí đỏ hấp chín nghiền nhuyễn – Trộn sữa mẹ cùng bí đã nghiền – Như vậy là bé đã có được món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

>>> Xem thêm: Mách mẹ: Top 10 loại rau củ lý tưởng nhất cho bé ăn dặm

3. Khoai tây, súp lơ nghiền trộn sữa

Chất dinh dưỡng: – Khoai tây cung cấp vitamin A, B, C,các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali – Súp lơ cung cấp đường Fructose, Glucose, nhiều loại muối khoáng, vitamin. Súp lơ trắng còn chưa nhiều axit amin có giá trị như lysine

Cách chế biến: – Khoai tây và súp lơ trắng nấu cùng sữa mẹ, rồi sau đó nghiền nhuyễn – Súp lơ xanh hấp chính, cắt miếng cho bé tập cầm ăn

4. Bột bí đỏ

Chất dinh dưỡng: Bí đỏ cung cấp vitamin A tốt cho thị giác,acid Glutamic tốt cho hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó còn vitamin C, acid Folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín. – Bí đỏ hấp chính và nghiền nhuyễn. – Sau đó trộn lẫn bột đã nấu chín rồi cho bé ăn.

5. Bột thịt bò bí ngòi

Chất dinh dưỡng: – Thịt bò cung cấp chất đạm cùng rất nhiều vitamin B12, B6, khoáng chất Cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt – Bí ngòi tổng hợp nhiều vitamin C, vitamin A, các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium,.. giúp bé khỏe mạnh và tăng sức đề kháng

Cách chế biến: – Bột nấu chín để riêng – Thịt bò thái miếng nhỏ hầm mềm, cho vào xay hoặc băm nhuyễn – Sau đó nấu cùng bột đã chín đến khi bột sánh, cho thêm bí ngòi đã hấp chín – Băm/xay nhuyễn một lát là có thể cho bé ăn

6. Bột trứng cà chua

Chất dinh dưỡng: – Cà chua cung cấp lượng lớn kali, canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin K và nhiều khoáng chất khác. – Trứng gà cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin, men tiêu hóa.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín. – Cà chua hấp chín, bỏ vỏ và hạt, xay nhuyễn. – Trứng gà tách bỏ lòng trắng, lòng đỏ cho ra bát đánh đều. – Khi bột sôi được một lúc thì cho lòng đỏ trứng đã đánh vào quấy nhanh. – Cho thêm cà chua vào nấu chín là có thể ăn được.

7. Bột tim lợn nấu cải thảo

Chất dinh dưỡng: – Tim lợn cung cấp chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12 – Cải thảo cung cấp nhiều nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat,.. đều là những hoạt chất tốt cho sức khỏe của bé.

Cách chế biến: – Dùng phần nạc của tim lợn thái miếng nhỏ, xào chín, rồi băm/xay nhuyễn. – Cải thảo rửa sạch băm nhỏ. – Bột ăn dặm đun sôi một lúc rồi cho phần tim đã chín vào nấu cùng. – Được một lát cho thêm cải thảo nấu chín là được.

8. Bột thịt lợn rau ngót

Chất dinh dưỡng: – Thịt lợn cung cấp nhiều loại vitamin khoáng chất như vitamin D, K, cùng hàm lượng protein cao. – Rau ngót cung cấp năng lượng, đạm, tinh bột, canxi, và nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin PP, B1,B2.

Cách chế biến: – Thịt lợn băm nhỏ, xào chín và xay nhuyễn. – Rau ngót xay hoặc băm nhỏ. – Cho bột ăn dặm vào nồi quấy chín. – Sau đó cho thêm thịt, đun sôi một lúc cho thêm rau ngót. – Nấu đến khi rau chín là có thể ăn được.

9. Bột thịt gà khoai lang

Chất dinh dưỡng: – Thịt gà cung cấp một lượng lớn protein, albumin, chất béo, cùng các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose.

Cách chế biến: – Thịt ức gà hoặc đùi gà hấp hoặc xào chín, xay/băm nhỏ – Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn – Nấu bột ăn dặm sôi một lúc, rồi cho thêm thịt gà và khoai lang đã chín vào đảo đều

10. Bột cà tím thịt bò

Chất dinh dưỡng: – Thịt bò cung cấp chất đạm cùng rất nhiều vitamin B12, B6, khoáng chất Cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt. – Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý số lượng cà tím vừa phải, không nên quá nhiều bởi chúng có thể khiến bé thấy khó chịu.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín, sánh và hơi lỏng cho bé dễ ăn, rồi để riêng. – Cà tím, thịt bò nấu sữa mẹ cho tới khi chín mềm. – Sau đó vớt ra, xay hoặc băm nhuyễn trộn cùng bột đã chín.

11. Bột cà rốt và thịt gà nấu sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: – Thịt gà cung cấp một lượng lớn protein, albumin, chất béo, cùng các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Một miếng ức gà hoặc 2 miếng thịt đùi gà lọc bỏ gân, xương. – 400ml sữa mẹ. – 1 củ cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. – Đun sôi sữa mẹ, cho gà vào luộc đến khi mềm thì vớt ra. – Cho cà rốt vào luộc tiếp đến khi gần cạn sữa. – Tất cả lấy ra xay hoặc băm, nghiền nhuyễn rồi trộn đều cho bé ăn.

12. Bột tôm cà rốt

Chất dinh dưỡng: – Tôm là thức ăn giàu protein, chất béo (lipid), chất xơ, canxi, photpho và nhiềunguyên tố vi lượng khác. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Bột ăn dặm nấu chín – Tôm hấp và bóc bỏ vỏ, cà rốt luộc chín – Sau đó băm hoặc xay nhỏ nấu cùng bột ăn dặm

13. Cà rốt và cá hồi sốt cà chua

Chất dinh dưỡng: – Cá hồi là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega-3, protein, cùng các dưỡng chất thiết yếu như tryptophan, vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magie. – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Cà rốt hấp chín rồi nghiền nhuyễn. – Cà chua khía vỏ, nhúng qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào nồi. – Đun đến khi cà chua chín mềm, cho cá hồi đã cắt nhỏ vào đun tới khi cá chín. – Cá hồi có thể ăn với bột ăn dặm hay ăn riêng cùng rau.

14. Ngô và cà rốt nghiền

Chất dinh dưỡng: – Ngô cung cấp nhiều axit glutamic cùng nhiều chất chống lão hóa khác như canxi, glutathione, vitamin A, magie, selen, vitamin E và các axit béo – Cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và K cũng như canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein.

Cách chế biến: – Cà rốt hấp chín, sau đó nghiền nhỏ. – Chuẩn bị một ít ngô hấp chín, xay và trộn tất cả cùng sữa mẹ.

15. Khoai lang trộn sữa mẹ

Chất dinh dưỡng: – Khoai lang cung cấp chất xơ, tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose.

Cách chế biến: – Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn – Cho thêm sữa mẹ trộn đều cùng khoai lang đã nghiền

>>> Tham khảo : Chế biến bột rau củ ăn dặm cho bé – Cà rốt & Khoai lang

Hy vọng với một vài gợi ý trên chắc chắn mẹ đã có những công thức nấu bột thơm ngon nhất cho bé. Chúc các bé hay ăn chóng lớn .

Tổng hợp

Mẹ có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm cháo tươi, cháo ăn dặm rất thơm ngon bổ dưỡng và tốt cho bé: