Mẹ bầu không nên ăn gì trong quá trình mang thai? Bên cạnh đồ uống có cồn, đồ ăn chiên rán,… mẹ cũng nên kiêng rau ngót, đu đủ xanh và các loại thịt nướng, cá chứa nhiều thủy ngân,… Đồng hành cùng AVAKids với bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết mẹ nhé!
1Mẹ bầu không nên ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung và ung thư vú đều có xu hướng di truyền trong gia đình. Do đó, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều dầu mỡ một cách liên tục trong thời gian dài, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh sinh dục trong tương lai.
Mặc dù bản thân mỡ không có khả năng gây ung thư, tuy nhiên nếu ăn nhiều thức ăn có hàm lượng mỡ cao sẽ làm tuyến vú bị tăng kích thích tổng hợp, theo đó gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ.
Mẹ bầu không nên ăn đồ dầu mỡ tránh khiến bé mắc các bệnh sinh dục. Nguồn: Mashed
Thực phẩm chứa nhiều chất chua
Thời gian đầu khi mang thai, hầu hết các mẹ đều chán ăn, buồn nôn, bên cạnh đó cũng có rất nhiều mẹ thích ăn đồ chua. Mặc dù vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Liên bang Đức, những tháng đầu khi mang thai, nếu mẹ hấp thụ lượng lớn axit và các chất có vị chua khác sẽ rất dễ bị tích lũy trong bào thai.
Theo đó, quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí còn khiến em bé có nguy cơ cao bị dị dạng hay đột biến gen. Do đó, tốt nhất, mẹ bầu không nên ăn đồ chua hay uống các loại thức uống có vị chua trong 2 tuần đầu mang thai để sức khỏe của mẹ và bé không bị ảnh hưởng.
Một số thực phẩm để qua ngày
Bên cạnh thực phẩm giàu mỡ, đồ chua, mẹ bầu không nên ăn gì? Câu trả lời đó chính là thực phẩm đã bảo quản lâu ngày.
Ăn các loại thực phẩm để qua ngày sẽ khiến mẹ bầu rất dễ bị nhiễm độc, không chỉ đơn giản là nhiễm độc cấp hay mãn tính mà còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, phôi thai đang phát triển, đặc biệt là tế bào phôi đang trong thời kỳ phân hóa. Lúc này, nếu độc tố xâm nhập, các nhiễm sắc thể sẽ ngay lập tức bị biến dạng, bị phá vỡ hay nguy hiểm hơn là dừng phát triển gây nên tình trạng dị tật thai nhi, thậm chí khiến thai bị chết lưu.
Không chỉ vậy, trong thời gian thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể không thể phát huy tối đa vai trò, đặc biệt, chức năng của thận và gan đều rất yếu. Do đó, nếu mẹ bị nhiễm độc sẽ đồng thời gây nhiễm độc cho thai nhi, khiến thai nhi không thể phát triển như bình thường.
Bởi vậy, tuyệt đối mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm đã để qua ngày trong thời kỳ mang thai.
Thịt nướng – Thịt xông khói
Thịt xông khói hay thịt nướng đều là những thực phẩm vô cùng thơm ngon và hấp dẫn, tuy nhiên chúng đều được chế biến bằng chất đốt hay than. Trong khi đó, khi đốt than, các chất độc sẽ nhanh chóng “hòa” vào thức ăn và có khả năng gây ung thư.
Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm như đồ nướng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Các loại gan động vật
Gan động vật rất giàu vitamin A và sắt. Mặc dù vậy, trong quá trình mang thai, mẹ đã được bổ sung sắt và vitamin từ các loại thuốc tổng hợp. Do đó, mẹ bầu không nên ăn gan động vật quá thường xuyên, tránh tình trạng thừa vitamin A và sắt, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Các loại thịt tái
Toxoplasmosis là một loại ký sinh trùng có khả năng ký sinh trong thịt chưa nấu chín hay nấu tái và có khả năng khiến mẹ bầu sảy thai hay khiến thai chết lưu và các nguy cơ khác, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Chính vì lý do này, mẹ bầu không nên ăn các loại thịt tái, đồng thời cần chú ý nấu chín thật kỹ các món ăn để đảm bảo có thể tiêu diệt toàn bộ các loại ký sinh trùng có trong đó.
Mẹ bầu không nên ăn thịt tái để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai. Nguồn: Mashed
Các sản phẩm từ sữa không tiệt trùng
Tiếp theo, mẹ bầu không nên ăn các món ăn được chế biến từ những loại sữa chưa tiệt trùng.
Hãy chắc chắn rằng mọi sản phẩm sữa nào mẹ sử dụng đều được thanh trùng bởi sữa chưa tiệt trùng rất có thể sẽ chứa Listeria. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ bị giảm sút đáng kể, do đó khả năng nhiễm loại vi khuẩn này cao gấp 20 lần so với người bình thường.
Một khi nhiễm Listeria, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai, nguy hiểm hơn là khiến thai bị chết lưu hay sinh non.
Một số loại sữa tiệt trùng tốt cho mẹ bầu có thể tham khảo như sữa bầu Enfa, sữa bầu Similac hay sữa bầu Wakodo,… Các dòng sữa này đều chứa dưỡng chất có lợi như DHA, ARA,… giúp phát triển não bộ thai nhi, do đó các mẹ hãy cố gắng uống sữa bầu để em bé được khỏe mạnh nhé.
Các loại thịt cá có lượng thủy ngân cao
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá thu, cá kiếm và cá mập. Sử dụng thủy ngân trong thời gian dài khi mang thai có thể khiến thai nhi phát triển chậm và gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở não.
Các món trứng sống, trứng trần
Trứng sống và các sản phẩm như mayonnaise tự làm và custards đều có thể khiến thai phụ nhiễm Salmonella. Loại vi khuẩn này có khả năng đi qua nhau thai, do đó, mẹ bầu không nên ăn các loại món ăn kể trên, tránh khiến thai nhi bị nhiễm trùng hay làm thai chết yểu.
Thịt nguội
Thịt nguội là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sảy thai. Vậy nên, mẹ bầu không nên ăn thịt nguội, nếu quá thèm, mẹ nên hâm nóng lại hoặc sử dụng để chế biến các món ăn khác.
Thực phẩm chứa caffeine
Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa sảy thai và caffeine lại rất đáng báo động.
Hiệp hội Phụ nữ mang thai tại Mỹ khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn, sử dụng các loại thực phẩm chứa caffeine trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ để hạn chế tối đa khả năng bị sảy thai. Bên cạnh đó, trong toàn bộ thai kỳ, mẹ cũng không nên uống quá 200mg cafein/ngày.
Các loại củ, quả mọc mầm xanh
Không chỉ mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên sử dụng các loại củ quả mọc mầm xanh như khoai tây, bởi nó rất độc và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Solanin có trong khoai tây mọc mầm có thể khiến quá trình phát triển của thai nhi trở nên bất bình thường, đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên ăn khoai tây mọc mầm là phương án tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi.
Mẹ không nên ăn rau củ mọc mầm để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Nguồn: Positive Bloom
Phô mát sống
Loại thực phẩm tiếp theo mẹ bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai đó chính là phô mát sống. Bởi trong chúng có chứa vi khuẩn Listeria – loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm đe dọa tới sự an toàn của thai nhi.
Thực phẩm chứa cồn
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ thông báo nào về hàm lượng các loại đồ uống, thực phẩm chứa cồn có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên tránh nó, hạn chế tối đa trường hợp gây rối loạn phát triển ở thai nhi.
Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại đồ ăn chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích,.. đều chứa Listeria. Tuy rằng không gây hại với người bình thường nhưng loại vi khuẩn này lại cực kỳ nguy hiểm với các mẹ bầu. Vậy nên, nếu muốn ăn đồ ăn chế biến sẵn, tốt nhất mẹ nên nấu chín thật kỹ.
Dưa muối
Phần lớn các loại đồ muối chua như cà muối, dưa muối,… đều được lên men chua từ sự phát triển của một số vi sinh vật. Trong thời gian các loại vi sinh vật chuyển hóa, hàm lượng nitrit trong những món ăn này là rất cao, khiến sức khỏe cơ thể mẹ và bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên ăn dưa muối.
2Mẹ bầu không nên ăn những loại rau mầm nào?
Ngoài những loại thực phẩm trên, mẹ bầu không nên ăn những loại rau nào? Cùng AVAKids tiếp tục tìm hiểu nhé!
Rau sam
Rau sam có tác dụng trừ giun, giải độc và thanh nhiệt cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên chúng lại thuộc nhóm những loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên ăn, nhất là đối với bà bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi nó có khả năng khiến tử cung co bóp quá mạnh, từ đó tăng nguy cơ sảy thai, đồng thời khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Rau răm
Trong rau răm chứa một số hoạt chất khiến mẹ bầu bị mất máu, theo đó gây nên tình trạng co thắt tử cung dữ dội. Do đó, mẹ bầu không nên ăn rau răm, tránh hiện tượng sảy thai hay làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu không nên ăn khổ qua để tránh nguy cơ bị sảy thai. Nguồn: Healthline
Khổ qua
Khổ qua chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, tuy nhiên hàm lượng quinine và monodicine (gây co bóp tử cung) cũng rất cao. Vậy nên, mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên ăn khổ qua.
Măng tươi
Chất xơ trong măng tươi có tác dụng vô cùng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong loại rau này cũng chứa cyanide – một chất cực kỳ nguy hiểm với cơ thể.
Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, mẹ bầu sẽ bị ngộ độc, dẫn đến đau đầu, khó thở, nôn ói, trường hợp nặng nhất có thể dẫn tới tử vong. Vậy nên, trước khi ăn, mẹ nên rửa đi rửa lại nhiều lần và luộc thật kỹ măng tươi.
Rau ngót
Rau ngót là món ăn vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Mặc dù là loại rau giàu chất xơ, sắt và vitamin, tuy nhiên rau ngót lại chứa Papaverin. Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu không nên ăn loại rau này, nếu không sẽ có nguy cơ rất cao bị sảy thai trong 3 tháng đầu.
Các loại rau sống
Rau sống là môi trường chứa rất nhiều vi khuẩn như E.coli, Salmonella có nguy cơ gây ngộ độc cao. Việc trụng sơ rau ở nhiệt độ thấp cũng không thể tiêu diệt toàn bộ các loại vi khuẩn này. Do đó, khi mang thai mẹ bầu không nên ăn các loại rau sống.
Mẹ bầu không nên ăn rau sống để tránh nguy cơ bị nhiễm độc. Nguồn: Freepik
3Loại trái cây phụ nữ mang thai không nên ăn?
Mẹ bầu không nên ăn gì là câu hỏi được các thai phụ rất quan tâm. Dưới đây là một số loại trái cây mẹ bầu cần kiêng trong quá trình mang thai:
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có chứa các thành phần khiến cơ trơn của tử cung hoạt động quá mạnh mẽ dẫn đến sảy thai.
Dứa
Là thứ trái cây giải nhiệt chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, tương tự như đu đủ, dứa cũng chứa chất gây co bóp tử cung. Vậy nên, mẹ bầu không nên ăn dứa để đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của thai nhi.
Nhãn
Hàm lượng glucose trong nhãn là rất cao. Do đó, mẹ bầu không nên ăn nhãn để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng như hiện tượng táo bón hay làm da mặt nổi mụn.
Mẹ bầu không nên ăn nhãn để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nguồn: Camera POP
Các loại trái cây chưa rửa sạch
Bổ sung hoa quả là việc vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai để đảm bảo em bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn các loại trái cây chưa rửa sạch, tránh khiến mẹ và bé bị nhiễm độc từ những chất bảo vệ hóa học còn tồn dư trong trái cây.
4Đôi lời từ Avakids
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, bên cạnh đó cũng cần chú ý một số loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên ăn để phòng ngừa nguy cơ sảy thai.
Ngoài việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ, mẹ cũng có thể tới các cơ sở y tế để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn thực đơn ăn uống hợp lý và đủ chất. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tổng hợp bởi Lan Anh
Ngọc Thanh kiểm duyệt