Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, đúng cách nhất

Hầu hết các món ăn dặm của trẻ như bột ăn dặm, cháo,… đều đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị. Để tiết kiệm thời gian, các mẹ thường chọn cách chế biến một lần và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Cùng AVAKids tìm hiểu cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé sao cho an toàn, không mất chất nhé!

1Tại sao mẹ nên bảo quản đồ ăn dặm cho bé?

Trong thức ăn dặm của bé chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C, canxi, kẽm,… Nếu việc bảo quản đồ ăn dặm không đúng cách sẽ làm mất đi dưỡng chất và tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển. Các mẹ cần biết cách bảo quản đồ ăn dặm đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Bảo quản thức ăn dặm đúng cách rất quan trọng

2Thực phẩm đông lạnh để được trong bao lâu?

2.1. Thịt heo, thịt bò

  • Khi bảo quản trong ngăn đá: Với điều kiện giữ lạnh dưới -18 độ C, mẹ có thể bảo quản thịt trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên theo Hiệp hội dinh dưỡng của Anh khuyến cáo, thực phẩm cho bé chỉ nên trữ ngăn đông trong vòng 7 ngày.
  • Khi bảo quản trong ngăn mát: Với điều kiện giữ lạnh dưới 5 độ C, “tuổi thọ” của thực phẩm là dưới 2 ngày.

Cách bảo quản thịt bò, thịt heo

2.2. Cá, hải sản, thịt gia cầm

  • Khi bảo quản trong ngăn mát: Nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn ѕử dụng là khoảng 1 ngàу.
  • Khi bảo quản trong ngăn đông: Có thể để trong 3 tháng. Tuу nhiên, tốt nhất ᴄhỉ nên ᴄho bé dùng những thựᴄ phẩm bảo quản trong ngăn đông từ 4 – 5 ngàу.

Hải sản, cá có cách bảo quản tương tự như thịt gia cầm

2.3. Rau củ và trái cây

  • Đối với các loại rau: Các loại rau ăn lá được bảo quản khô trong tủ mát với thời hạn sử dụng từ 2 – 4 ngày.
  • Các loại củ: Thời hạn sử dụng lâu hơn, khoảng 10 ngày.
  • Rau củ nghiền nát hoặc nấu chín: Với điều kiện giữ lạnh dưới -18 độ C trong ngăn đông, rau củ đã nấu chín có thời hạn sử dụng từ 2 – 3 tuần.
  • Trái cây: Khi bảo quản trong ngăn mát sẽ giúp trái cây tươi lâu hơn và giảm thời gian hư hại.

Cách bảo quản trái cây và rau củ

3Cách bảo quản đồ ăn dặm an toàn cho bé

3.1. Ngăn mát tủ lạnh

Các thực phẩm đã được chế biến sẵn, thường được các mẹ cho vào hộp, đậy kín rồi dùng ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Khi cần cho bé ăn thì chỉ việc lấy ra và hâm nóng lại. Nhược điểm của phương pháp này là chất dinh dưỡng bị hao hụt cũng như thời gian bảo quản thực phẩm tương đối ngắn (thường chỉ trong ngày).

Bảo quản đồ ăn trong ngăn mát tủ lạnh

3.2. Ngăn đông tủ lạnh

Đây là phương pháp được các bà mẹ dùng nhiều nhất để bảo quản đồ ăn dặm. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật và có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

  • Sử dụng khay thực phẩm: Cách này có thể dùng cho các loại thực phẩm lỏng như cháo, nước hầm xương,… bằng việc đổ vào khay làm đá để đông lại thành những viên nhỏ. Tiếp đến bỏ vào bao bì và lấy một lượng đủ dùng cho mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng bao đựng: Dùng cho loại thực phẩm rắn. Cách làm khá đơn giản là bạn hãy cho vào bao đựng, dàn đều thức ăn. Sau đó dùng đũa chia thành những phần nhỏ và bỏ vào ngăn đá. Mỗi lần sử dụng, bạn có thể bẻ phần nhỏ đã chia như bẻ chocolate.

Bỏ thức ăn cho bé trong các khay đựng đá để chia thành phần nhỏ

4Cách rã đông đồ thức ăn cho bé mà không mất chất

4.1. Đun cách thủy

Đây là phương pháp rã đông truyền thống giúp giữ được vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Với cách này, mẹ chỉ cần cho thức ăn vào bát, sau đó đem hấp cách thủy. Mẹ lưu ý cho một lượng nước vừa phải để khi sôi không bị tràn. Đun sôi với lửa nhỏ đến khi thức ăn tan là được.

Phương pháp đun cách thủy giúp rã đông hiệu quả

4.2. Sử dụng lò vi sóng

Dùng lò vi sóng để rã đông thức ăn dặm cho bé là cách làm đơn giản nhất. Mẹ chỉ cần cho thức ăn vào bát rồi bỏ lò vi sóng, cài đặt thời gian và nhiệt độ thích hợp rồi chờ đợi là xong. Phương pháp này rất nhanh và tiện, giúp các mẹ tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Dùng lò vi sóng cũng có thể hâm nóng được thức ăn nhanh chóng

4.3. Rã đông trong ngăn mát

Đây là phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong 3 – 5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông bằng cách chuyển lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gà, rau củ hộp 200g (7 – 24 tháng)

4.4. Ngâm rã đông

Với phương pháp này, mẹ hãy đặt khối thực phẩm đông lạnh đã xay nhuyễn vào một túi nhựa, đậy hoặc buộc kín túi sau đó cho vào một bát nước nóng hoặc ấm. Cách làm này khá tốn thời gian khi phải chờ đến 10 – 20 phút để rã đông hoàn toàn, nhưng bù lại thực phẩm được hâm nóng đồng đều.

Phương pháp ngâm rã đông

5Lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé

  • Thức ăn khi đã rã đông phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa.
  • Không sử dụng những sản phẩm từ thủy tinh để bảo quản ngăn đá vì dùng thủy tinh sẽ dẫn đến tình trạng nứt chai, hộp và gây nguy hiểm.
  • Tủ lạnh phải được duy trì nhiệt độ ổn định và hạn chế việc mở ra đóng vào tủ lạnh liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.
  • Tuyệt đối không được rã đông thức ăn ngoài không khí. Môi trường bên ngoài sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
  • Vệ sinh thường xuyên tủ lạnh để tránh vi khuẩn lây lan và phát triển.
  • Chỉ sử dụng thức ăn đông trong 1 tuần để có kết quả tốt nhất, không nên để quá lâu. Dù là phương pháp có tối ưu đến mấy, vẫn chỉ có thể bảo quản thực phẩm được trong khoảng thời gian nhất định.
  • Dán một miếng giấy note về tên thực phẩm và ngày làm để tránh trường hợp mẹ quên mất do bận bịu.
  • Khi sử dụng thực phẩm đã rã đông nhưng vẫn còn thừa, mẹ nên đổ thức ăn thừa chứ không bảo quản thêm một lần nữa. Vì nếu rã đông lần 2 thì chất dinh dưỡng sẽ không còn.
  • Khi bảo quản đồ ăn, mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn theo khẩu phần trong mỗi lần bé ăn để tránh mất thời gian rã đông hoặc phải hâm nóng lượng đồ ăn nhiều lần gây mất chất.

Cháo tươi SG Food Baby vị thịt thăn bằm, bí đỏ gói 240g (từ 10 tháng)

6Cách bảo quản bột ăn dặm cho bé đúng cách

  • Bảo quản bột ăn dặm cho bé càng sớm càng tốt: Trong vòng 1 giờ sau khi nấu, mẹ nên bảo quản lạnh ngay ở ngăn mát hoặc ngăn đá.
  • Nên ghi tên loại bột ăn dặm và ngày bảo quản trên hộp: Đây là một trong những lưu ý về cách bảo quản bột ăn dặm hay mì ăn dặm cho bé giúp các mẹ dễ dàng phân loại cũng như tránh bỏ quên quá lâu khiến thức ăn bị hư hay biến chất.
  • Không bảo quản bột ăn dặm còn thừa: Việc bảo quản lại bột, cháo tươi thừa có thể khiến thức bị vữa, hỏng hay sản sinh các độc tố và vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Tốt nhất là mẹ có thể ăn phần bột thừa hoặc đem đổ đi.
  • Chia theo từng phần: Mẹ nên chia bột ăn dặm của bé theo từng phần để khi cần sử dụng mẹ có thể dùng ngay, tiết kiệm thời gian đo lường.
  • Giữ ấm thay vì hâm nóng liên tục: Việc hâm bột ăn dặm liên tục trong suốt bữa ăn của bé là không đúng khoa học, nó sẽ làm thay đổi mùi vị và biến chất dinh dưỡng. Nên cho chén bột vào trong chén nước ấm hoặc đựng bột vào bình giữ nhiệt để giữ bột luôn ấm và giúp bé luôn ngon miệng.
  • Nên bảo quản ở ngăn đông khi không dùng hết: Để ngăn đá có thể đảm bảo bột ăn dặm của bé giữ an toàn tới 1 tháng. Nhưng để giữ hương vị và tốt sức khỏe bé, mẹ nên cho bé dùng càng sớm càng tốt nhé.
  • Để ngăn mát trước khi hăm nóng: Nếu bột ăn dặm mẹ bảo quản trong ngăn đá, mẹ nên để thức ăn xuống ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước để bé dùng ngày hôm sau nhằm tiết kiệm thời gian. Hoặc mẹ có thể ngâm vào lò vi sóng hoặc nước nóng.

Bột ăn dặm Heinz rau củ, phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

7Các câu hỏi thường gặp khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé

7.1. Nên trữ đông thực phẩm sống hay chín?

Có thể trữ cả thực phẩm sống và chín đều được nhưng cần phải phân 2 loại này ra. Lý do là bởi nếu trữ lạnh chung có thể tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ sống sang thực phẩm chín. Bên cạnh đó, thức ăn cho bé khi trữ lạnh cần được đựng trong hộp riêng, có nắp đậy kín.

7.2. Cách bảo quản đồ ăn dặm khi không có tủ lạnh?

Nếu không có tủ lạnh, mẹ nên để đồ ăn trong nồi và đặt ở những nơi thoáng mát. Lưu ý tránh những nơi dễ tỏa nhiệt như bếp và không để đồ ăn còn thừa vào nồi. Ngoài ra, mẹ cần phải nấu sôi món ăn trở lại và để cho nguội hẳn mới đem đi cất bảo quản.

8Nơi mua bánh, bột ăn dặm uy tín, chất lượng

Hiện nay, các loại bánh và bột ăn dặm cho trẻ được bán rộng rãi trên thị trường, nhưng để đảm bảo chất lượng và độ uy tín thì mẹ cần lưu ý tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mua hàng. Một địa chỉ uy tín mà mẹ có thể tham khảo là AVAKids.

AVAKids mang đến rất nhiều sự lựa chọn với những hãng bột ăn dặm chính hãng, kèm theo đó là chế độ mua hàng và bảo hành tốt. Phụ huynh có thể tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm cho bé tại hệ thống cửa hàng AVAKids trên toàn quốc hoặc đặt mua qua website online.

AVAKids – Cam kết 100% bột ăn dặm chính hãng

Trên là những thông tin về cách bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ mẹ nên biết, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, đúng cách nhất

Hầu hết các món ăn dặm của trẻ như bột ăn dặm, cháo,… đều đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị. Để tiết kiệm thời gian, các mẹ thường chọn cách chế biến một lần và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Cùng AVAKids tìm hiểu cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé sao cho an toàn, không mất chất nhé!

1Tại sao mẹ nên bảo quản đồ ăn dặm cho bé?

Trong thức ăn dặm của bé chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C, canxi, kẽm,… Nếu việc bảo quản đồ ăn dặm không đúng cách sẽ làm mất đi dưỡng chất và tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển. Các mẹ cần biết cách bảo quản đồ ăn dặm đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

Bảo quản thức ăn dặm đúng cách rất quan trọng

2Thực phẩm đông lạnh để được trong bao lâu?

2.1. Thịt heo, thịt bò

  • Khi bảo quản trong ngăn đá: Với điều kiện giữ lạnh dưới -18 độ C, mẹ có thể bảo quản thịt trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên theo Hiệp hội dinh dưỡng của Anh khuyến cáo, thực phẩm cho bé chỉ nên trữ ngăn đông trong vòng 7 ngày.
  • Khi bảo quản trong ngăn mát: Với điều kiện giữ lạnh dưới 5 độ C, “tuổi thọ” của thực phẩm là dưới 2 ngày.

Cách bảo quản thịt bò, thịt heo

2.2. Cá, hải sản, thịt gia cầm

  • Khi bảo quản trong ngăn mát: Nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn ѕử dụng là khoảng 1 ngàу.
  • Khi bảo quản trong ngăn đông: Có thể để trong 3 tháng. Tuу nhiên, tốt nhất ᴄhỉ nên ᴄho bé dùng những thựᴄ phẩm bảo quản trong ngăn đông từ 4 – 5 ngàу.

Hải sản, cá có cách bảo quản tương tự như thịt gia cầm

2.3. Rau củ và trái cây

  • Đối với các loại rau: Các loại rau ăn lá được bảo quản khô trong tủ mát với thời hạn sử dụng từ 2 – 4 ngày.
  • Các loại củ: Thời hạn sử dụng lâu hơn, khoảng 10 ngày.
  • Rau củ nghiền nát hoặc nấu chín: Với điều kiện giữ lạnh dưới -18 độ C trong ngăn đông, rau củ đã nấu chín có thời hạn sử dụng từ 2 – 3 tuần.
  • Trái cây: Khi bảo quản trong ngăn mát sẽ giúp trái cây tươi lâu hơn và giảm thời gian hư hại.

Cách bảo quản trái cây và rau củ

3Cách bảo quản đồ ăn dặm an toàn cho bé

3.1. Ngăn mát tủ lạnh

Các thực phẩm đã được chế biến sẵn, thường được các mẹ cho vào hộp, đậy kín rồi dùng ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Khi cần cho bé ăn thì chỉ việc lấy ra và hâm nóng lại. Nhược điểm của phương pháp này là chất dinh dưỡng bị hao hụt cũng như thời gian bảo quản thực phẩm tương đối ngắn (thường chỉ trong ngày).

Bảo quản đồ ăn trong ngăn mát tủ lạnh

3.2. Ngăn đông tủ lạnh

Đây là phương pháp được các bà mẹ dùng nhiều nhất để bảo quản đồ ăn dặm. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật và có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

  • Sử dụng khay thực phẩm: Cách này có thể dùng cho các loại thực phẩm lỏng như cháo, nước hầm xương,… bằng việc đổ vào khay làm đá để đông lại thành những viên nhỏ. Tiếp đến bỏ vào bao bì và lấy một lượng đủ dùng cho mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng bao đựng: Dùng cho loại thực phẩm rắn. Cách làm khá đơn giản là bạn hãy cho vào bao đựng, dàn đều thức ăn. Sau đó dùng đũa chia thành những phần nhỏ và bỏ vào ngăn đá. Mỗi lần sử dụng, bạn có thể bẻ phần nhỏ đã chia như bẻ chocolate.

Bỏ thức ăn cho bé trong các khay đựng đá để chia thành phần nhỏ

4Cách rã đông đồ thức ăn cho bé mà không mất chất

4.1. Đun cách thủy

Đây là phương pháp rã đông truyền thống giúp giữ được vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Với cách này, mẹ chỉ cần cho thức ăn vào bát, sau đó đem hấp cách thủy. Mẹ lưu ý cho một lượng nước vừa phải để khi sôi không bị tràn. Đun sôi với lửa nhỏ đến khi thức ăn tan là được.

Phương pháp đun cách thủy giúp rã đông hiệu quả

4.2. Sử dụng lò vi sóng

Dùng lò vi sóng để rã đông thức ăn dặm cho bé là cách làm đơn giản nhất. Mẹ chỉ cần cho thức ăn vào bát rồi bỏ lò vi sóng, cài đặt thời gian và nhiệt độ thích hợp rồi chờ đợi là xong. Phương pháp này rất nhanh và tiện, giúp các mẹ tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Dùng lò vi sóng cũng có thể hâm nóng được thức ăn nhanh chóng

4.3. Rã đông trong ngăn mát

Đây là phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong 3 – 5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông bằng cách chuyển lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gà, rau củ hộp 200g (7 – 24 tháng)

4.4. Ngâm rã đông

Với phương pháp này, mẹ hãy đặt khối thực phẩm đông lạnh đã xay nhuyễn vào một túi nhựa, đậy hoặc buộc kín túi sau đó cho vào một bát nước nóng hoặc ấm. Cách làm này khá tốn thời gian khi phải chờ đến 10 – 20 phút để rã đông hoàn toàn, nhưng bù lại thực phẩm được hâm nóng đồng đều.

Phương pháp ngâm rã đông

5Lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé

  • Thức ăn khi đã rã đông phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa.
  • Không sử dụng những sản phẩm từ thủy tinh để bảo quản ngăn đá vì dùng thủy tinh sẽ dẫn đến tình trạng nứt chai, hộp và gây nguy hiểm.
  • Tủ lạnh phải được duy trì nhiệt độ ổn định và hạn chế việc mở ra đóng vào tủ lạnh liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.
  • Tuyệt đối không được rã đông thức ăn ngoài không khí. Môi trường bên ngoài sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
  • Vệ sinh thường xuyên tủ lạnh để tránh vi khuẩn lây lan và phát triển.
  • Chỉ sử dụng thức ăn đông trong 1 tuần để có kết quả tốt nhất, không nên để quá lâu. Dù là phương pháp có tối ưu đến mấy, vẫn chỉ có thể bảo quản thực phẩm được trong khoảng thời gian nhất định.
  • Dán một miếng giấy note về tên thực phẩm và ngày làm để tránh trường hợp mẹ quên mất do bận bịu.
  • Khi sử dụng thực phẩm đã rã đông nhưng vẫn còn thừa, mẹ nên đổ thức ăn thừa chứ không bảo quản thêm một lần nữa. Vì nếu rã đông lần 2 thì chất dinh dưỡng sẽ không còn.
  • Khi bảo quản đồ ăn, mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn theo khẩu phần trong mỗi lần bé ăn để tránh mất thời gian rã đông hoặc phải hâm nóng lượng đồ ăn nhiều lần gây mất chất.

Cháo tươi SG Food Baby vị thịt thăn bằm, bí đỏ gói 240g (từ 10 tháng)

6Cách bảo quản bột ăn dặm cho bé đúng cách

  • Bảo quản bột ăn dặm cho bé càng sớm càng tốt: Trong vòng 1 giờ sau khi nấu, mẹ nên bảo quản lạnh ngay ở ngăn mát hoặc ngăn đá.
  • Nên ghi tên loại bột ăn dặm và ngày bảo quản trên hộp: Đây là một trong những lưu ý về cách bảo quản bột ăn dặm hay mì ăn dặm cho bé giúp các mẹ dễ dàng phân loại cũng như tránh bỏ quên quá lâu khiến thức ăn bị hư hay biến chất.
  • Không bảo quản bột ăn dặm còn thừa: Việc bảo quản lại bột, cháo tươi thừa có thể khiến thức bị vữa, hỏng hay sản sinh các độc tố và vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Tốt nhất là mẹ có thể ăn phần bột thừa hoặc đem đổ đi.
  • Chia theo từng phần: Mẹ nên chia bột ăn dặm của bé theo từng phần để khi cần sử dụng mẹ có thể dùng ngay, tiết kiệm thời gian đo lường.
  • Giữ ấm thay vì hâm nóng liên tục: Việc hâm bột ăn dặm liên tục trong suốt bữa ăn của bé là không đúng khoa học, nó sẽ làm thay đổi mùi vị và biến chất dinh dưỡng. Nên cho chén bột vào trong chén nước ấm hoặc đựng bột vào bình giữ nhiệt để giữ bột luôn ấm và giúp bé luôn ngon miệng.
  • Nên bảo quản ở ngăn đông khi không dùng hết: Để ngăn đá có thể đảm bảo bột ăn dặm của bé giữ an toàn tới 1 tháng. Nhưng để giữ hương vị và tốt sức khỏe bé, mẹ nên cho bé dùng càng sớm càng tốt nhé.
  • Để ngăn mát trước khi hăm nóng: Nếu bột ăn dặm mẹ bảo quản trong ngăn đá, mẹ nên để thức ăn xuống ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước để bé dùng ngày hôm sau nhằm tiết kiệm thời gian. Hoặc mẹ có thể ngâm vào lò vi sóng hoặc nước nóng.

Bột ăn dặm Heinz rau củ, phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

7Các câu hỏi thường gặp khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé

7.1. Nên trữ đông thực phẩm sống hay chín?

Có thể trữ cả thực phẩm sống và chín đều được nhưng cần phải phân 2 loại này ra. Lý do là bởi nếu trữ lạnh chung có thể tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ sống sang thực phẩm chín. Bên cạnh đó, thức ăn cho bé khi trữ lạnh cần được đựng trong hộp riêng, có nắp đậy kín.

7.2. Cách bảo quản đồ ăn dặm khi không có tủ lạnh?

Nếu không có tủ lạnh, mẹ nên để đồ ăn trong nồi và đặt ở những nơi thoáng mát. Lưu ý tránh những nơi dễ tỏa nhiệt như bếp và không để đồ ăn còn thừa vào nồi. Ngoài ra, mẹ cần phải nấu sôi món ăn trở lại và để cho nguội hẳn mới đem đi cất bảo quản.

8Nơi mua bánh, bột ăn dặm uy tín, chất lượng

Hiện nay, các loại bánh và bột ăn dặm cho trẻ được bán rộng rãi trên thị trường, nhưng để đảm bảo chất lượng và độ uy tín thì mẹ cần lưu ý tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mua hàng. Một địa chỉ uy tín mà mẹ có thể tham khảo là AVAKids.

AVAKids mang đến rất nhiều sự lựa chọn với những hãng bột ăn dặm chính hãng, kèm theo đó là chế độ mua hàng và bảo hành tốt. Phụ huynh có thể tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm cho bé tại hệ thống cửa hàng AVAKids trên toàn quốc hoặc đặt mua qua website online.

AVAKids – Cam kết 100% bột ăn dặm chính hãng

Trên là những thông tin về cách bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ mẹ nên biết, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé!