7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần phải biết

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ hãy bỏ túi 7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây để chào đón bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh nhé!

Chi tiết về lịch khám thai 3 tháng cuối

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, lịch khám thai của mẹ bầu đều đặn nhiều hơn so với các giai đoạn trước để đảm bảo thai nhi luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết như sau:

Khám thai từ tuần thứ 28 – tuần thứ 32

Tuần thứ 28 – tuần thứ 32: Khám thai từ 1-2 lần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng và nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Tiêm vắc xin ngừa uốn ván (mũi thứ 2 tiêm cách ngày sinh dự kiến 1 tháng).

Khám thai từ tuần thứ 32 – tuần thứ 36

Tuần thứ 32 – tuần thứ 36: Khám 2 lần/tuần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
  • Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm Non-stress Test (tùy trường hợp).

Khám thai từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39

Tuần thứ 36 – tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
  • Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm Non-stress Test.

Sau tuần thứ 39

Sau tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

Trình tự khám thai và các xét nghiệm tương tự như từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39. Ngoài ra, cần bổ sung thêm chụp X-quang khung chậu và siêu âm màu.

Các mẹ cần ghi nhớ lịch khám thai với bác sĩ để được tư vấn cụ thể việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh nở sắp tới.

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần biết

Vào thời điểm này, có lẽ mẹ đang rất mong chờ sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Bên cạnh sự háo hức đó, các mẹ đừng quên nắm rõ những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối dưới đây nhé!

Dấu hiệu bất thường bà bầu 3 tháng cuối nên đi khám ngay

Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng thường xuyên, ngày càng đau hơn.
  • Khi đi tiểu cảm thấy đau hoặc nóng rát.
  • Hay xây xẩm, chóng mặt.
  • Chảy máu.
  • Tháng cuối thấy dấu hiệu rỉ nước ối sớm.
  • Tình trạng tăng cân diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Thai nhi ít đạp hoặc không chuyển động.

Mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì, uống gì?

Có thể nói 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của em bé. Việc chú ý đến dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Điều này còn giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi, có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn. Vậy 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì? Những thực phẩm cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu gồm có:

  • Thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa,…: Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Góp phần ngăn ngừa xuất huyết, thiếu máu và sinh non.
  • Trứng: Trong trứng có chứa choline hỗ trợ duy trì chức năng của tế bào và hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Cá hồi: Với thành phần đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi như đạm, kali, vitamin D…
  • Các loại hạt như hạnh nhân, điều, hạt dẻ, óc chó,… Chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Trái cây: Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào tham gia vào quá trình sản sinh collagen, bảo vệ mẹ khỏi sự xâm hại của các yếu tố gây bệnh bên ngoài.
  • Sữa: Bổ sung canxi, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:

  • Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng quan hệ để tránh động thai, gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
  • Không nên đi chơi xa: Việc đi chơi xa trong những tháng cuối thai kỳ dễ khiến cơ thể mẹ bị nhức mỏi. Nhất là gây động thai, thậm chí là sinh non.
  • Không tự lái xe: Vì bụng to nên việc lái xe không thể linh hoạt như bình thường. Chưa kể cơ thể mẹ hay mệt mỏi như chóng mặt sẽ gây nguy hiểm khi lái xe.
  • Tránh mặc quần lót tối màu: Quần lót tối màu cản trở việc theo dõi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra còn không thể phát hiện những bất thường như rỉ ối, viêm nhiễm, chảy máu để xử lý kịp thời.
  • Tuyệt đối không ăn quá mặn: Ăn mặn quá mức gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Đặc biệt còn gây tích nước dẫn tới phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ gây tiểu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn uống.

Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ là nằm nghiêng về phía bên trái, chân phải co lại, chân trái duỗi thẳng.

Ngoài ra, mẹ cần tránh những tư thế nằm ngủ không tốt như nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy thoải mái hơn, hãy sử dụng gối dành cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng. Đồng thời mẹ nên mặc đồ ngủ rộng rãi trước khi đi ngủ.

Mang thai 3 tháng cuối bụng căng cứng

Mẹ bầu không cần quá lo lắng về hiện tượng căng cứng nếu nó thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện cùng các cơn co thắt thì đây có thể là sự báo hiệu cho ngày chuyển dạ đang dần đến gần. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của sinh non, điều bạn cần làm là hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra nhé!

Ngoài ra, bụng căng cứng có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ và làm việc quá sức. Hoặc do quan hệ tình dục khiến tử cung bị kích thích,… Thay vì lo lắng thì các mẹ hãy nghỉ ngơi thật tốt, tránh vận động mạnh và ăn đầy đủ chất.

Khi nào mẹ bầu nên tới bệnh viện?

Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ kiểm tra cũng như có biện pháp xử lý phù hợp:

  • Vỡ ối
  • Ra huyết âm đạo
  • Đau bụng, tử cung gò cứng
  • Dấu hiệu tiền sản giật như đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ,…
  • Thai cử động ít, yếu hoặc không cử động
  • Đến ngày dự sinh nhưng chưa có động tĩnh gì
  • Khi bạn cảm thấy bất ổn và lo lắng.

Vận động tháng cuối như thế nào?

Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những bài tập an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ bao gồm đi bộ nhẹ nhàng, bơi và các bài tập đơn giản dưới nước, yoga, bài tập Kegel,…

Các mẹ nên nhớ khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bất kỳ một bài tập nào để tránh bị chuột rút. Ngoài ra, sự tư vấn của bác sĩ về thể trạng cũng như các bài tập phù hợp, thời gian tập cũng là điều cần thiết cho sự an toàn của bản thân và thai nhi.

Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc

Với mong muốn giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn an toàn, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thai sản trọn gói được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Đặc biệt, khoa sản của bệnh viện còn luôn được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, tận tâm với nghề. Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy hài lòng và an tâm nhất khi trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại bệnh viện.

Hy vọng rằng với nội dung về những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối được trình bày ở trên sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kinh nghiệm để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời bình an và khỏe mạnh.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần phải biết

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ hãy bỏ túi 7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây để chào đón bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh nhé!

Chi tiết về lịch khám thai 3 tháng cuối

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, lịch khám thai của mẹ bầu đều đặn nhiều hơn so với các giai đoạn trước để đảm bảo thai nhi luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết như sau:

Khám thai từ tuần thứ 28 – tuần thứ 32

Tuần thứ 28 – tuần thứ 32: Khám thai từ 1-2 lần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng và nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Tiêm vắc xin ngừa uốn ván (mũi thứ 2 tiêm cách ngày sinh dự kiến 1 tháng).

Khám thai từ tuần thứ 32 – tuần thứ 36

Tuần thứ 32 – tuần thứ 36: Khám 2 lần/tuần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
  • Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm Non-stress Test (tùy trường hợp).

Khám thai từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39

Tuần thứ 36 – tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
  • Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm Non-stress Test.

Sau tuần thứ 39

Sau tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

Trình tự khám thai và các xét nghiệm tương tự như từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39. Ngoài ra, cần bổ sung thêm chụp X-quang khung chậu và siêu âm màu.

Các mẹ cần ghi nhớ lịch khám thai với bác sĩ để được tư vấn cụ thể việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh nở sắp tới.

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần biết

Vào thời điểm này, có lẽ mẹ đang rất mong chờ sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Bên cạnh sự háo hức đó, các mẹ đừng quên nắm rõ những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối dưới đây nhé!

Dấu hiệu bất thường bà bầu 3 tháng cuối nên đi khám ngay

Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng thường xuyên, ngày càng đau hơn.
  • Khi đi tiểu cảm thấy đau hoặc nóng rát.
  • Hay xây xẩm, chóng mặt.
  • Chảy máu.
  • Tháng cuối thấy dấu hiệu rỉ nước ối sớm.
  • Tình trạng tăng cân diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Thai nhi ít đạp hoặc không chuyển động.

Mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì, uống gì?

Có thể nói 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của em bé. Việc chú ý đến dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Điều này còn giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi, có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn. Vậy 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì? Những thực phẩm cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu gồm có:

  • Thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa,…: Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Góp phần ngăn ngừa xuất huyết, thiếu máu và sinh non.
  • Trứng: Trong trứng có chứa choline hỗ trợ duy trì chức năng của tế bào và hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Cá hồi: Với thành phần đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi như đạm, kali, vitamin D…
  • Các loại hạt như hạnh nhân, điều, hạt dẻ, óc chó,… Chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Trái cây: Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào tham gia vào quá trình sản sinh collagen, bảo vệ mẹ khỏi sự xâm hại của các yếu tố gây bệnh bên ngoài.
  • Sữa: Bổ sung canxi, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:

  • Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng quan hệ để tránh động thai, gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
  • Không nên đi chơi xa: Việc đi chơi xa trong những tháng cuối thai kỳ dễ khiến cơ thể mẹ bị nhức mỏi. Nhất là gây động thai, thậm chí là sinh non.
  • Không tự lái xe: Vì bụng to nên việc lái xe không thể linh hoạt như bình thường. Chưa kể cơ thể mẹ hay mệt mỏi như chóng mặt sẽ gây nguy hiểm khi lái xe.
  • Tránh mặc quần lót tối màu: Quần lót tối màu cản trở việc theo dõi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra còn không thể phát hiện những bất thường như rỉ ối, viêm nhiễm, chảy máu để xử lý kịp thời.
  • Tuyệt đối không ăn quá mặn: Ăn mặn quá mức gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Đặc biệt còn gây tích nước dẫn tới phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ gây tiểu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn uống.

Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ là nằm nghiêng về phía bên trái, chân phải co lại, chân trái duỗi thẳng.

Ngoài ra, mẹ cần tránh những tư thế nằm ngủ không tốt như nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy thoải mái hơn, hãy sử dụng gối dành cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng. Đồng thời mẹ nên mặc đồ ngủ rộng rãi trước khi đi ngủ.

Mang thai 3 tháng cuối bụng căng cứng

Mẹ bầu không cần quá lo lắng về hiện tượng căng cứng nếu nó thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện cùng các cơn co thắt thì đây có thể là sự báo hiệu cho ngày chuyển dạ đang dần đến gần. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của sinh non, điều bạn cần làm là hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra nhé!

Ngoài ra, bụng căng cứng có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ và làm việc quá sức. Hoặc do quan hệ tình dục khiến tử cung bị kích thích,… Thay vì lo lắng thì các mẹ hãy nghỉ ngơi thật tốt, tránh vận động mạnh và ăn đầy đủ chất.

Khi nào mẹ bầu nên tới bệnh viện?

Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ kiểm tra cũng như có biện pháp xử lý phù hợp:

  • Vỡ ối
  • Ra huyết âm đạo
  • Đau bụng, tử cung gò cứng
  • Dấu hiệu tiền sản giật như đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ,…
  • Thai cử động ít, yếu hoặc không cử động
  • Đến ngày dự sinh nhưng chưa có động tĩnh gì
  • Khi bạn cảm thấy bất ổn và lo lắng.

Vận động tháng cuối như thế nào?

Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những bài tập an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ bao gồm đi bộ nhẹ nhàng, bơi và các bài tập đơn giản dưới nước, yoga, bài tập Kegel,…

Các mẹ nên nhớ khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bất kỳ một bài tập nào để tránh bị chuột rút. Ngoài ra, sự tư vấn của bác sĩ về thể trạng cũng như các bài tập phù hợp, thời gian tập cũng là điều cần thiết cho sự an toàn của bản thân và thai nhi.

Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc

Với mong muốn giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn an toàn, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thai sản trọn gói được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Đặc biệt, khoa sản của bệnh viện còn luôn được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, tận tâm với nghề. Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy hài lòng và an tâm nhất khi trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại bệnh viện.

Hy vọng rằng với nội dung về những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối được trình bày ở trên sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kinh nghiệm để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời bình an và khỏe mạnh.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.