Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4: Những điều cần lưu ý! – Monkey

Mang thai tháng thứ 4: Mẹ và bé có những thay đổi như thế nào?

Tháng thứ 4 của thai kỳ được tính bắt đầu từ tuần 14 đến tuần 18. Đây là giai đoạn thay đổi cực kỳ đặc biệt của cả mẹ bầu và thai nhi nên chúng ta cần biết cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 thật tốt.

Các chuyên gia cho biết, bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, trọng lượng phôi thai sẽ tăng lên khoảng 150 gram. Kích thước thai nhi cũng tăng lên từ 9-10 cm lên 13-14 cm, tương đương một trái bơ.

Khi siêu âm, ba mẹ có thể quan sát rõ các cơ quan, bộ phận của thai nhi như cánh tay, cơ bắp, bàn tay, bàn chân, hệ thần kinh,… Bao phủ trên lớp da non của bé là một lớp lông tơ mềm mại. Bé thường có những hành động như mút tay, lấy tay che mặt, đặc biệt là đạp máy – cử động của con mà mẹ bầu có thể cảm nhận rất rõ rệt.

Tuy nhiên, cũng chính sự tăng trưởng cả về kích thước lẫn trọng lượng mà bụng của mẹ bầu cũng theo đó phình to lên. Điều này khiến mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi phải làm việc thường xuyên.

Sau khi trải qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu tháng thứ 4 cũng đã giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng ốm nghén. Thay vào đó là các cảm giác thèm ăn, nguyên nhân một phần là do thai nhi “đòi ăn” nhiều hơn. Ăn uống nhiều thực phẩm bổ dưỡng là cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cho mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển.

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 khoa học

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 cũng tương tự như trong các giai đoạn thai kỳ khác. Đó là phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh nhất dành cho bà bầu. Ngay phần dưới đây, Monkey sẽ hướng dẫn độc giả làm sao có thể chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 được tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu tháng thứ 4

Khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 thông qua chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần quan tâm đến 2 vấn đề. Đó chính là các loại thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn để tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Những thực phẩm bà bầu tháng thứ 4 nên ăn

Như chúng ta đã biết, tháng thứ 4 của thai kỳ là giai đoạn thai nhi hoàn thiện đầy đủ các cơ quan bộ phận trên cơ thể, đồng thời phát triển mạnh về hình thái và trí não. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thật tốt giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Các loại thực phẩm mà bà bầu tháng thứ 4 nên ăn có thể kể đến như:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và yến mạch,… Mẹ bầu tháng thứ 4 nên bổ sung nhiều loại chất này để phòng ngừa nguy cơ bị táo bón, trĩ khi mang thai. Đồng thời chất xơ còn đảm nhận vai trò đào thải chất độc ra ngoài cơ thể và giữ nước cho thai phụ.

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho bà bầu không bị thiếu máu và thai nhi phát triển tốt. Bà bầu bị thiếu sắt thường bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và có nguy cơ đối mặt với biến chứng tiền sản giật, sảy thai, sinh non,…Vì vậy, bà bầu tháng thứ 4 cần ăn nhiều rau xanh, thịt đỏ, trứng gà, trái cây khô,…để bổ sung đủ sắt cho cơ thể.

  • Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp cho thai nhi phát triển tốt về trí não và hệ thần kinh. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, omega-6, omega-9 như: cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh, dầu ô liu,…

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất không thể thiếu khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 4. Nó có vai trò giúp cho xương thai nhi phát triển tốt, phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò,… Ngoài ra, các bác sĩ luôn khuyến cáo bà bầu cần uống thêm thuốc bổ sung canxi để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

  • Rau xanh và trái cây tươi: Đây là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sức khỏe bà bầu cùng sự phát triển của thai nhi. Thai phụ nên ăn nhiều rau xanh đậm như: cải bỏ xôi, súp lơ, rau muống, rau mồng tơi, rau cải xoong,…cùng các loại trái cây gồm: cam, quýt, táo, nho, xoài, thanh long, hoa quả sấy khô,…

Những thực phẩm bà bầu tháng thứ 4 không nên ăn

Ngoài các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì bà bầu tháng thứ 4 còn phải lưu ý đến một số món có thể cản trở sự phát triển và đe dọa an toàn thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mà bà bầu tháng thứ 4 không nên ăn như:

  • Phô mai mềm: Phô mai thường được làm từ sữa chưa tiệt trùng, có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

  • Bột lúa mì: Ăn bột lúa mì thường khó tiêu hóa và có thể khiến mẹ bầu bị táo bón.

  • Cá dưới biển sâu: Đây là các loại cá thường có hàm lượng thủy ngân cao, là tác nhân khiến thai nhi chậm phát triển trí não, dị tật bẩm sinh,…

  • Các món ăn đường phố: Các món ăn này thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất bà bầu nên ăn đồ tự chế biến thay vì các loại thực phẩm này.

  • Trái cây sấy khô: Trái cây thì chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng trái cây sấy khô lại chứa các chất gây nóng, dễ khiến bà bầu nổi rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,…

  • Cam thảo: Đây là loại thảo dược có thể khiến tử cung co thắt dẫn đến xảy thai. Vì vậy, bà bầu 4 tháng cần tránh các thực phẩm được chiết xuất từ cam thảo như: kem đánh răng, kẹo,…

Chế độ sinh hoạt tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Theo lời khuyên của các chuyên gia, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên thiết lập cho bản thân một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý và tuân thủ theo nó. Việc ăn uống, sinh hoạt điều độ có tác dụng giúp làm giảm sự mệt mỏi ở bà bầu, tạo tiền đề cho thai nhi phát triển tốt.

Các bạn có thể tham khảo thời gian biểu về chế độ sinh hoạt hàng ngày như sau:

Từ 6-7 giờ sáng: Thức dậy, tập thể dục

Thức dậy sớm và tập thể dục giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái hơn, có đủ năng lượng cho cả ngày dài.

Từ 7-8 giờ sáng: Ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ với bà bầu mà tất cả mọi người cũng vậy. Vì thế, phụ nữ mang thai cần ăn sáng đầy đủ, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số thực phẩm mẹ bầu có thể lựa chọn để ăn sáng như: ngũ cốc, sữa, bánh mì, cháo yến mạch, trái cây tráng miệng,…

Từ 12-13h30 trưa: Ăn trưa và nghỉ ngơi

Dù phụ nữ mang thai là người đi làm hay ở nhà cũng cần có chế độ ăn trưa và nghỉ ngơi đều đặn tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Điều này giúp bổ sung năng lượng cho bà bầu có một buổi chiều khỏe mạnh.

Để có giấc ngủ buổi trưa ngon hơn, mẹ bầu không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ ra thêm các bữa phụ trong ngày. Bữa phụ bắt đầu từ 3-4 giờ chiều, mẹ có thể lựa chọn các món đồ ăn nhẹ, trái cây, sữa, sữa chua,…để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Trước 8 giờ tối: Ăn tối và ăn bữa phụ nhẹ trước khi đi ngủ

Buổi tối các mẹ bầu nên lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa, uống vừa nước để có giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt, thực phẩm có lượng đường trong máu thấp sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Từ 22 giờ đêm: Đi ngủ

Mẹ bầu cần đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng để có được sức khỏe tốt nhất, tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau. Hơn nữa, đi ngủ sớm còn là cách bảo vệ chức năng của gan, thận, tim,…

Nhìn chung, một chế độ sinh hoạt điều độ chắc chắn sẽ giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Vì thế mà không có lý do gì để chúng ta “từ chối” một chế độ sinh hoạt điều độ như vậy.

Xem thêm:

  • Bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khỏe mạnh, bé lớn nhanh
  • Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối – Giai đoạn quan trọng không nên bỏ qua

Những điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 4

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, khoa học thì việc lưu ý những điều có thể gây nguy hiểm khi mang thai cũng là một cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, chúng ta cần tuyệt đối tránh những điều dưới đây:

  • Đi nhanh, chạy nhảy, đặc biệt ở những nơi trơn trượt

  • Leo trèo cao, mang vác nặng.

  • Nhuộm tóc, sơn móng tay, sử dụng mỹ phẩm,…chứa hóa chất độc hại.

  • Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa.

  • Sử dụng uống các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, trà, bóng cười,…

  • Xông hơi hoặc tắm bằng nước nóng.

  • Tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Dễ nóng giận, nổi cáu, căng thẳng, stress, có những suy nghĩ tiêu cực.

  • Đứng lên, ngồi xuống đột ngột, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

  • Đi giày cao gót, đi dép trơn không có độ bám ở những nơi dễ trơn trượt như nhà vệ sinh, sàn nhà có nước,…

Tư thế nằm ngủ cho bà bầu tháng thứ 4

Do bầu ở tháng thứ 4 bụng chưa quá to và các triệu chứng ốm nghén cũng đã qua đi nên mẹ bầu có thể ngủ bất kỳ tư thế nào nếu cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ có thể nằm nghiêng mình sang trái hoặc sang phải, nằm sấp. Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng bên trái có tác dụng giúp tĩnh mạch chủ không bị chèn ép, quá trình lưu thông máu đến thai nhi không bị cản trở.

Trong quá trình ngủ, mẹ bầu có thể dùng gối hoặc chăn mềm kê cao đầu, kê bụng hoặc kê chân sao cho thoải mái nhất. Đối với những thai phụ bị rối loạn giấc ngủ nên ngủ trưa nhiều thêm một chút để không bị thiếu ngủ khi mang thai.

Những dấu hiệu bất thường bà bầu tháng thứ 4 cần đi kiểm tra

Cơ thể mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 đã khỏe hơn giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất rất nhiều. Lý do bởi thai nhi đã bám chắc vào tử cung, đồng thời các triệu chứng ốm nghén cũng đã giảm bớt, nhiều trường hợp là hết hẳn.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể lơ là bảo vệ sức khỏe thai kỳ tháng thứ 4 do có quá nhiều yếu tố đủ khả năng khiến bà bầu bị sảy thai. Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, điều cần làm khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 là phải chú ý những dấu hiệu bất thường xảy ra. Khi đó, thai phụ cần được đưa đến các trung tâm y tế sớm nhất để được bác sĩ can thiệp, xử lý kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu bất thường xảy ra yêu cầu bà bầu đi kiểm tra ngay:

  • Tình trạng nôn nghén ngày càng tăng khiến bà bầu kém ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể.

  • Âm đạo ra máu hoặc tiết ra dịch quá nhiều và có mùi hôi.

  • Bụng to nhanh bất thường.

  • Lòng bàn tay, bàn chân ngứa ngáy dữ dội.

  • Thường xuyên nổ đom đóm mắt, rối loạn thị giác.

  • Tiểu buốt.

  • Đầu đau nhiều, kéo dài hơn 2-3 giờ.

  • Cân nặng tăng đột ngột.

  • Vùng bụng dưới đau, co thắt dữ dội.

Đây đều là những dấu hiệu của bệnh lý có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí là sảy thai rất nguy hiểm. Bởi vậy bản thân thai phụ và cả người nhà cần chú ý đến tình trạng sức khỏe bà bầu tháng thứ 4 để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu tháng thứ 4

Ngoài những kiến thức về cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 được chia sẻ ở trên, các chuyên gia còn đưa ra một số lời khuyên cho các thai phụ như:

  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, Kegel, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…

  • Đối với các thai phụ có tiền sử khó mang thai, dễ sảy thai,…nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các động tác trước khi tập.

  • Không tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc quá ẩm ướt.

  • Uống nhiều nước sau khi tập luyện để cơ thể không bị mất nước.

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi,…để mặc hàng ngày để cơ thể không bị gò bó.

  • Mẹ bầu nên chọn quần lót có màu sáng để theo dõi các dấu hiệu bất thường ở vùng âm đạo.

  • Quan hệ tình dục với tần suất vừa phải từ 1-2 lần/tuần, tư thế nhẹ nhàng, tránh bạo lực, đặc biệt là với bà bầu có sức khỏe không được tốt.

Như vậy, trong bài viết này Monkey đã chia sẻ về cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4 rất đầy đủ, chi tiết cho các bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ đóng góp công lao giúp các thai phụ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển toàn diện nhất và chào đời an toàn.