Củ cải đỏ được ví như “nhân sâm” bởi vì loại củ này có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nói chung và sức khỏe trẻ nói riêng. Nếu bạn chưa biết củ cải đỏ nấu món gì cho bé ăn ngon miệng thì cũng đừng lo. Bạn hãy theo dõi bài viết để biết thêm tác dụng cũng như một số cách chế biến củ cải đỏ cho bé vừa ngon vừa bổ dưỡng nhé!
Khi nào trẻ có thể cho bé ăn củ cải đỏ
Nhiều mẹ biết củ cải đỏ tốt cho con những không biết khi nào con có thể ăn được và cách chế biến củ cải đỏ cho bé như thế nào? Trẻ có thể ăn dặm củ cải đỏ từ khoảng từ 8 tháng tuổi trở lên. Loại củ cải đỏ khá lành bởi vì đây là loại củ mọc dưới đất ít bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Người ta còn ví loại củ này như “nhân sâm”. Tại sao lại vậy? Là vì củ cải đỏ là loại rau củ có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Loại rau củ này dành cho trẻ có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn, tiêu đờm và giảm ho… Nhờ những tác dụng này mà mẹ có thể tự tin cho con ăn củ cải đỏ khi ăn dặm. Nên chọn những loại củ cải đỏ còn tươi ngon cho trẻ ăn sẽ còn giữ được nhiều vitamin. Củ cải mua về chưa ăn hết có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh và khi ăn mới chế biến, gọt vỏ, thái lát…
Tác dụng của củ cải đỏ với trẻ
Tác dụng của củ cải đỏ với trẻ có khá nhiều bởi vì rất giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, loại củ cải đỏ này thời xưa được dùng như một nguyên liệu chế thuốc. Bởi vì trong loại củ cải đỏ này có chứa hàm lượng lớn các chất vitamin C, magie, betacarotene, bioflavonoid, kali và mangan những thành phần này có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể bé. Cách chế biến củ cải đỏ cho bé cũng dễ và phong phú nên mẹ có thể thay đổi thực đơn thường xuyên cho con.
Củ cải giúp chữa ho, tiêu đờm
Chất cay tự nhiên trong củ cải có tác dụng giúp bé giảm tắc mũi, ho, đờm… Khi ăn món ăn từ củ cải đỏ sẽ giúp loại bỏ những chất nhầy trong cổ họng, giúp cổ họng thông thoáng, dễ chịu hơn.
Củ cải đỏ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên việc ăn uống rất quan trọng. Củ cải đỏ có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, giúp loại bỏ độc tố… Vì vậy trẻ có thể ăn ngon, dễ tiêu tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Củ cải đỏ giúp bé tăng sức đề kháng
Đối với trẻ nhỏ việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ vô cùng quan trọng. Khi trẻ khỏe thì sẽ ăn uống tốt và phát triển toàn diện. Việc trẻ ăn củ cải đỏ có lượng vitamin C khá cao, giúp tăng sức đề kháng tránh những bệnh tật gây hại sức khỏe.
Cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng bồi bổ cơ thể
Củ cải đỏ được ví như là “nhân sâm” là bởi vì trong củ cải đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Những khoáng chất có trong củ cải đỏ có tác dụng với cơ thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh và có khả năng phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Các chuyên gia dinh dưỡng tính toán thì trong 100g của củ cải đỏ được phân tích có 15 calo năng lượng, 20mg vitamin C, 0,1mg vitamin B6, 15,66mcg vitamin B9, 233mg kali, 39mg natri, 25mg canxi, 10g magie, 0,3mg sắt.
Với lượng thành phần dinh dưỡng khá phong phú trong củ cải đỏ cho thấy đây là loại rau củ rất có lợi cho sức khỏe và cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Cách chế biến củ cải đỏ cho bé ăn ngon miệng
Trong củ cải đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, làm cách nào để chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn trẻ thì không phải ai cũng có thể làm được. Nếu bạn đang băn khoăn thì có thể tham khảo những cách làm dưới đây nhé.
Cháo củ cải đỏ thịt bằm
Nguyên liệu là củ cải đỏ khoảng 30g (tương đương 1 – 2 củ), thịt nạc heo khoảng 30g, gạo tẻ 40g, 1 thìa dầu ăn.
Cách làm như sau: Nấu cháo trước cho cháo chín thì cho củ cải đỏ thái nhỏ, thịt heo băm nhuyễn từ trước vào nấu thêm khoảng 10 phút cho đến khi củ cải và thịt chín nhừ, nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp. Múc cháo ra bát có thể cho thêm một chút hành, dầu ăn và nên cho bé ăn khi còn ấm nóng.
Củ cải đỏ nghiền
Cách làm này cũng khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. Món ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nguyên liệu gồm củ cải đỏ đem thái hạt lựu luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn.
Canh củ cải đỏ thịt bò
Củ cải đỏ cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó,cho thịt bò cắt miếng vừa ăn vào và nấu lửa nhỏ liu riu khoảng 25 – 30 phút để thịt bò mềm. Khi nêm nếm vừa miệng múc ra bát cho trẻ ăn khi còn ấm nóng. Tuy nhiên, món nấu này chỉ dành cho những bé trên 1 tuổi và đã biết nhai.
Lưu ý trước khi chế biến củ cải đỏ cho bé
- Củ cải đỏ khi chế biến món ăn cho trẻ nhỏ nên gọt vỏ, rửa sạch. Nếu trẻ biết nhai thì có thể cắt hạt lựu và nấu mềm để trẻ dễ ăn. Còn nếu trẻ nhỏ hơn thì cần phải xay nhuyễn hoăc dằm nát để trẻ dễ ăn.
- Nếu không cho trẻ ăn trực tiếp thì có thể hầm nhừ những loại củ như củ cải đỏ, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước nấu cháo, bột… cho trẻ.
- Dù đây là loại rau củ có rất nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, dù tốt cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần và ăn liên tục.
Cách chế biến củ cải đỏ cho bé hoàn toàn không khó mà lại rất bổ dưỡng vì vậy các mẹ hãy đưa vào thực đơn cho con nhé. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp các mẹ chăm sóc con một cách tốt hơn, khoa học hơn.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Củ cải đỏ được ví như “nhân sâm” bởi vì loại củ này có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nói chung và sức khỏe trẻ nói riêng. Nếu bạn chưa biết củ cải đỏ nấu món gì cho bé ăn ngon miệng thì cũng đừng lo. Bạn hãy theo dõi bài viết để biết thêm tác dụng cũng như một số cách chế biến củ cải đỏ cho bé vừa ngon vừa bổ dưỡng nhé!
Khi nào trẻ có thể cho bé ăn củ cải đỏ
Nhiều mẹ biết củ cải đỏ tốt cho con những không biết khi nào con có thể ăn được và cách chế biến củ cải đỏ cho bé như thế nào? Trẻ có thể ăn dặm củ cải đỏ từ khoảng từ 8 tháng tuổi trở lên. Loại củ cải đỏ khá lành bởi vì đây là loại củ mọc dưới đất ít bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Người ta còn ví loại củ này như “nhân sâm”. Tại sao lại vậy? Là vì củ cải đỏ là loại rau củ có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Loại rau củ này dành cho trẻ có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn, tiêu đờm và giảm ho… Nhờ những tác dụng này mà mẹ có thể tự tin cho con ăn củ cải đỏ khi ăn dặm. Nên chọn những loại củ cải đỏ còn tươi ngon cho trẻ ăn sẽ còn giữ được nhiều vitamin. Củ cải mua về chưa ăn hết có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh và khi ăn mới chế biến, gọt vỏ, thái lát…
Tác dụng của củ cải đỏ với trẻ
Tác dụng của củ cải đỏ với trẻ có khá nhiều bởi vì rất giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, loại củ cải đỏ này thời xưa được dùng như một nguyên liệu chế thuốc. Bởi vì trong loại củ cải đỏ này có chứa hàm lượng lớn các chất vitamin C, magie, betacarotene, bioflavonoid, kali và mangan những thành phần này có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể bé. Cách chế biến củ cải đỏ cho bé cũng dễ và phong phú nên mẹ có thể thay đổi thực đơn thường xuyên cho con.
Củ cải giúp chữa ho, tiêu đờm
Chất cay tự nhiên trong củ cải có tác dụng giúp bé giảm tắc mũi, ho, đờm… Khi ăn món ăn từ củ cải đỏ sẽ giúp loại bỏ những chất nhầy trong cổ họng, giúp cổ họng thông thoáng, dễ chịu hơn.
Củ cải đỏ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên việc ăn uống rất quan trọng. Củ cải đỏ có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, giúp loại bỏ độc tố… Vì vậy trẻ có thể ăn ngon, dễ tiêu tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Củ cải đỏ giúp bé tăng sức đề kháng
Đối với trẻ nhỏ việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ vô cùng quan trọng. Khi trẻ khỏe thì sẽ ăn uống tốt và phát triển toàn diện. Việc trẻ ăn củ cải đỏ có lượng vitamin C khá cao, giúp tăng sức đề kháng tránh những bệnh tật gây hại sức khỏe.
Cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng bồi bổ cơ thể
Củ cải đỏ được ví như là “nhân sâm” là bởi vì trong củ cải đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Những khoáng chất có trong củ cải đỏ có tác dụng với cơ thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh và có khả năng phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Các chuyên gia dinh dưỡng tính toán thì trong 100g của củ cải đỏ được phân tích có 15 calo năng lượng, 20mg vitamin C, 0,1mg vitamin B6, 15,66mcg vitamin B9, 233mg kali, 39mg natri, 25mg canxi, 10g magie, 0,3mg sắt.
Với lượng thành phần dinh dưỡng khá phong phú trong củ cải đỏ cho thấy đây là loại rau củ rất có lợi cho sức khỏe và cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Cách chế biến củ cải đỏ cho bé ăn ngon miệng
Trong củ cải đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, làm cách nào để chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn trẻ thì không phải ai cũng có thể làm được. Nếu bạn đang băn khoăn thì có thể tham khảo những cách làm dưới đây nhé.
Cháo củ cải đỏ thịt bằm
Nguyên liệu là củ cải đỏ khoảng 30g (tương đương 1 – 2 củ), thịt nạc heo khoảng 30g, gạo tẻ 40g, 1 thìa dầu ăn.
Cách làm như sau: Nấu cháo trước cho cháo chín thì cho củ cải đỏ thái nhỏ, thịt heo băm nhuyễn từ trước vào nấu thêm khoảng 10 phút cho đến khi củ cải và thịt chín nhừ, nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp. Múc cháo ra bát có thể cho thêm một chút hành, dầu ăn và nên cho bé ăn khi còn ấm nóng.
Củ cải đỏ nghiền
Cách làm này cũng khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. Món ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nguyên liệu gồm củ cải đỏ đem thái hạt lựu luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn.
Canh củ cải đỏ thịt bò
Củ cải đỏ cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó,cho thịt bò cắt miếng vừa ăn vào và nấu lửa nhỏ liu riu khoảng 25 – 30 phút để thịt bò mềm. Khi nêm nếm vừa miệng múc ra bát cho trẻ ăn khi còn ấm nóng. Tuy nhiên, món nấu này chỉ dành cho những bé trên 1 tuổi và đã biết nhai.
Lưu ý trước khi chế biến củ cải đỏ cho bé
- Củ cải đỏ khi chế biến món ăn cho trẻ nhỏ nên gọt vỏ, rửa sạch. Nếu trẻ biết nhai thì có thể cắt hạt lựu và nấu mềm để trẻ dễ ăn. Còn nếu trẻ nhỏ hơn thì cần phải xay nhuyễn hoăc dằm nát để trẻ dễ ăn.
- Nếu không cho trẻ ăn trực tiếp thì có thể hầm nhừ những loại củ như củ cải đỏ, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước nấu cháo, bột… cho trẻ.
- Dù đây là loại rau củ có rất nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, dù tốt cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần và ăn liên tục.
Cách chế biến củ cải đỏ cho bé hoàn toàn không khó mà lại rất bổ dưỡng vì vậy các mẹ hãy đưa vào thực đơn cho con nhé. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp các mẹ chăm sóc con một cách tốt hơn, khoa học hơn.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi