Không còn gì tệ hơn là để dỗ dành một đứa trẻ đang khóc vì đói. Và đứa trẻ của bạn muốn NGAY BÂY GIỜ.
Hai đứa con của tôi ngoài việc bú sữa mẹ còn sử dụng thêm sữa ngoài, và tôi luôn phải đau đầu về việc giữ nhiệt độ trong bình khi di chuyển ở ngoài.
Đừng lo lắng các mẹ ơi, tôi sẽ chỉ cách để các mẹ biết cách nhận biết nhiệt độ nào phù hợp cho trẻ và làm cách nào để giữ nhiệt độ đó đúng cách!
Tại sao cần nhiệt độ phù hợp để pha sữa cho trẻ?
Pha sữa cần thực hiện theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu đun quá nóng sẽ dẫn tới các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước lạnh để pha sữa bột thì sữa sẽ không đủ độ “chín”, không hòa tan hết các chất dinh dưỡng trong sữa.
Do vậy, các mẹ cần chú ý nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa là khoảng 40-50 độ, một số nơi còn yêu cầu pha sữa ở mức 70 độ sau đó đổ nước lạnh để trung hòa.
Cho bé uống sữa mẹ lạnh được không? Được nhưng phải đúng cách. Thường khi lấy sữa ra từ trong tủ lạnh, các mẹ nên đặt bình sữa vào một bát nước nóng. Không được làm nóng bằng cách sử dụng lò vi sóng vì cách này làm mất đi nhiều dưỡng chất trong sữa.
Do vậy, trẻ sơ sinh khi uống phải sữa quá lánh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra khi sữa lấy ra từ trong tủ lạnh thường có lớp váng sữa màu vàng. Khi đó các mẹ chỉ cần lắc nhẹ để hoà ra lớp váng sữa đó đi nhé!
> Xem thêm: Đo sữa cho bé bằng nhiệt kế cần cẩn trọng điều gì?
Làm sao để nhận biết nhiệt độ phù hợp?
- Sữa mẹ nếu bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C thì bảo quản trong 5 ngày. Còn nếu sử dụng ngăn đá thì bảo quản được 2 tuần. Để kỹ hơn, các mẹ nên sử dụng bút dạ ghi trên bình sữa cho khỏi quên nhé!
- Nếu ở nhiệt độ phòng thì các mẹ càng chú ý hơn, vì nhiệt độ càng cao thì vi khuẩn càng phát triển nhanh hơn, do vậy nếu nhiệt độ phòng ở 26 độ thì bảo quản được trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Còn nếu ở 22 độ thì có thể dùng trong khoảng từ 6 – 8 tiếng.
Các bước cần chuẩn bị trước khi pha sữa
Trước khi pha sữa, các bố mẹ cần lưu ý các bước sau nhé (quan trọng lắm đấy):
- Kiểm tra hạn sử dụng của hộp sữa
- Mẹ hoặc bố rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi pha sữa.
- Chuẩn bị bình sữa cho bé: tuyệt trùng bình sữa, núm vú, nắp đậy trước khi dùng bình lần đầu bằng cách đun sôi bình khoảng chừng 5 phút. Sau lần đầu tiên thì lần sau bố mẹ không cần đun sôi chúng nữa mà chỉ cần rửa sạch chúng với xà phòng và nước. Để không tự nhiên nếu sừ dụng nước sạch nhé!
Cách pha sữa theo công thức đúng chuẩn
Các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi trên bình sữa trước khi pha nhé. Cần lưu ý các thông tin sau:
- Lượng nước cần pha cho mỗi muỗng sữa.
- Nước sử dụng pha sữa nên đun sôi trong khoảng 1 phút rồi để nguội đến khoảng 37 độ C.
- Các mẹ cần ước đoán xem bé sẽ uống khoảng bao nhiêu ml sữa, sau đó là lượng nước cần pha vào bình.
- Lưu ý khi đong để pha sữa, các mẹ gạt bột sữa cho bằng mép thìa vì pha quá loáng hay quá đặc đều không tốt cho trẻ. Cuối cùng, đậy núm vú và nắp bình lại, lắc cho sữa tan đều trong bình.
Đây là công thức chung cho các loại sữa Similac (Abbott) và sữa Mejji số 0 (của Nhật Bản)
Tham khảo lượng sữa cần bổ sung cho bé theo tháng tuổi
Những lưu ý khi pha sữa cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là những lưu ý quan trong trong quá trình pha sữa cho bé:
Nên cho bột sữa vào trước hay nước pha sữa vào trước?
Đây là điều rất cơ bản nhưng không được nhiều bà mẹ để ý và làm sai khi pha sữa cho trẻ. Có người thì cho rằng nên cho nước vào trước, cũng có người bảo nên cho bột sữa vào trước. Vậy làm cách nào mới đúng? Bác sĩ đã giải thích việc này như sau:
Nên cho nước vào trước vì:
- Giúp kiểm soát lượng bột sữa: việc cho nước vào rồi mới cho bột giúp kiểm soát bột sữa một cách hiệu quả. Nếu đổ bột vào trước rồi mới đổ nước sẽ dẫn đến tình trạng sữa có thể sẽ bị quá loãng hoặc quá đặc. Điều này khiến các mẹ sẽ phải đổ thêm sữa hoặc pha thêm bột, dẫn dến sai lượng bột và nước, tăng gánh nặng tiêu hóa cho trẻ.
- Nắm bắt tốt nhiệt độ của nước: việc này khá quan trọng khi bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ của nước khi pha cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ cần đo nhiệt độ của nước trước khi đổ bột sữa vào. Điều này giúp cho các chất dinh dưỡng được bé hấp thu hoàn toàn.
Không dùng lượng sữa còn sót lại
Không nên dùng lại sữa còn thừa
Bạn hãy sử dụng chai mới cho mỗi lần cho bé uống sữa và chú ý vứt bỏ toàn bộ sữa còn thừa sau mỗi lần bé uống. Đừng bao giờ cho bé dùng sữa còn thừa bởi vì sữa này có thể chứa vi khuẩn và có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Ở cạnh trông nom khi bé ti sữa
Cữ uống sữa là thời gian để bạn và bé được ở bên nhau và trò chuyện. Não bộ sẽ phát triển nếu cả hai tương tác nhau.
Không sử dụng nước đã đun sôi sau một thời gian
Nước đun sôi để lâu không an toàn
Vì thể trạng của bé rất yếu, nên các bậc phụ huynh nên lưu ý đun lại nước trước khi pha sữa và xem thêm: 3 nguyên tắc an toàn khi sử dụng nước đun sôi để nguội nhé!
Hãy lấy bình ra ngay khi bé đã no
Đừng đặt bé lên giường với chai sữa và để bé tự uống một mình. Điều này rất nguy hiểm bởi bé có thể bị sặc, nhiều trường hợp xảy ra tử vong gây hoang mang dư luận.
Vệ sinh dụng cụ
Ba mẹ nên trang bị đầy đủ dụng cụ cho bé
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ như: tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy… qua nước. Sau đó dùng bàn chải và dung dịch cọ bình sữa sạch sẽ, không để vết sữa thừa bám lại. Cuối cùng đem phơi nắng hoặc bỏ vào lồng máy sấy ráo. Và đừng tiếc gì, hãy nhớ loại bỏ những vật dùng đã quá lâu.
=> Xem thêm:
- Tại sao nên chọn bình nước bằng thủy tinh?
- Đồ thủy tinh dùng lâu có gây hại hay không?
Để bé có những bữa ăn ngon, gia đình có thể trang bị thêm cho bé những chiếc bình sữa thủy tinh cao cấp đựng sữa, ghế ngồi, bộ muỗng mini, ly uống nước dành cho trẻ em…
Hy vọng ba mẹ đã rút ra được kinh nghiệm đo nhiệt độ để pha sữa đơn giản mà đúng cách, giúp bé yêu mau lớn và phát triển khỏe mạnh. Sapakitchen sẽ là người bạn hỗ trợ đắc lực trong thiên chức làm mẹ của bạn!
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa
Hồ Chí Minh: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Hà Nội: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Website: www.sapakitchen.vn
Không còn gì tệ hơn là để dỗ dành một đứa trẻ đang khóc vì đói. Và đứa trẻ của bạn muốn NGAY BÂY GIỜ.
Hai đứa con của tôi ngoài việc bú sữa mẹ còn sử dụng thêm sữa ngoài, và tôi luôn phải đau đầu về việc giữ nhiệt độ trong bình khi di chuyển ở ngoài.
Đừng lo lắng các mẹ ơi, tôi sẽ chỉ cách để các mẹ biết cách nhận biết nhiệt độ nào phù hợp cho trẻ và làm cách nào để giữ nhiệt độ đó đúng cách!
Tại sao cần nhiệt độ phù hợp để pha sữa cho trẻ?
Pha sữa cần thực hiện theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu đun quá nóng sẽ dẫn tới các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước lạnh để pha sữa bột thì sữa sẽ không đủ độ “chín”, không hòa tan hết các chất dinh dưỡng trong sữa.
Do vậy, các mẹ cần chú ý nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa là khoảng 40-50 độ, một số nơi còn yêu cầu pha sữa ở mức 70 độ sau đó đổ nước lạnh để trung hòa.
Cho bé uống sữa mẹ lạnh được không? Được nhưng phải đúng cách. Thường khi lấy sữa ra từ trong tủ lạnh, các mẹ nên đặt bình sữa vào một bát nước nóng. Không được làm nóng bằng cách sử dụng lò vi sóng vì cách này làm mất đi nhiều dưỡng chất trong sữa.
Do vậy, trẻ sơ sinh khi uống phải sữa quá lánh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra khi sữa lấy ra từ trong tủ lạnh thường có lớp váng sữa màu vàng. Khi đó các mẹ chỉ cần lắc nhẹ để hoà ra lớp váng sữa đó đi nhé!
> Xem thêm: Đo sữa cho bé bằng nhiệt kế cần cẩn trọng điều gì?
Làm sao để nhận biết nhiệt độ phù hợp?
- Sữa mẹ nếu bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C thì bảo quản trong 5 ngày. Còn nếu sử dụng ngăn đá thì bảo quản được 2 tuần. Để kỹ hơn, các mẹ nên sử dụng bút dạ ghi trên bình sữa cho khỏi quên nhé!
- Nếu ở nhiệt độ phòng thì các mẹ càng chú ý hơn, vì nhiệt độ càng cao thì vi khuẩn càng phát triển nhanh hơn, do vậy nếu nhiệt độ phòng ở 26 độ thì bảo quản được trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Còn nếu ở 22 độ thì có thể dùng trong khoảng từ 6 – 8 tiếng.
Các bước cần chuẩn bị trước khi pha sữa
Trước khi pha sữa, các bố mẹ cần lưu ý các bước sau nhé (quan trọng lắm đấy):
- Kiểm tra hạn sử dụng của hộp sữa
- Mẹ hoặc bố rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi pha sữa.
- Chuẩn bị bình sữa cho bé: tuyệt trùng bình sữa, núm vú, nắp đậy trước khi dùng bình lần đầu bằng cách đun sôi bình khoảng chừng 5 phút. Sau lần đầu tiên thì lần sau bố mẹ không cần đun sôi chúng nữa mà chỉ cần rửa sạch chúng với xà phòng và nước. Để không tự nhiên nếu sừ dụng nước sạch nhé!
Cách pha sữa theo công thức đúng chuẩn
Các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi trên bình sữa trước khi pha nhé. Cần lưu ý các thông tin sau:
- Lượng nước cần pha cho mỗi muỗng sữa.
- Nước sử dụng pha sữa nên đun sôi trong khoảng 1 phút rồi để nguội đến khoảng 37 độ C.
- Các mẹ cần ước đoán xem bé sẽ uống khoảng bao nhiêu ml sữa, sau đó là lượng nước cần pha vào bình.
- Lưu ý khi đong để pha sữa, các mẹ gạt bột sữa cho bằng mép thìa vì pha quá loáng hay quá đặc đều không tốt cho trẻ. Cuối cùng, đậy núm vú và nắp bình lại, lắc cho sữa tan đều trong bình.
Đây là công thức chung cho các loại sữa Similac (Abbott) và sữa Mejji số 0 (của Nhật Bản)
Tham khảo lượng sữa cần bổ sung cho bé theo tháng tuổi
Những lưu ý khi pha sữa cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là những lưu ý quan trong trong quá trình pha sữa cho bé:
Nên cho bột sữa vào trước hay nước pha sữa vào trước?
Đây là điều rất cơ bản nhưng không được nhiều bà mẹ để ý và làm sai khi pha sữa cho trẻ. Có người thì cho rằng nên cho nước vào trước, cũng có người bảo nên cho bột sữa vào trước. Vậy làm cách nào mới đúng? Bác sĩ đã giải thích việc này như sau:
Nên cho nước vào trước vì:
- Giúp kiểm soát lượng bột sữa: việc cho nước vào rồi mới cho bột giúp kiểm soát bột sữa một cách hiệu quả. Nếu đổ bột vào trước rồi mới đổ nước sẽ dẫn đến tình trạng sữa có thể sẽ bị quá loãng hoặc quá đặc. Điều này khiến các mẹ sẽ phải đổ thêm sữa hoặc pha thêm bột, dẫn dến sai lượng bột và nước, tăng gánh nặng tiêu hóa cho trẻ.
- Nắm bắt tốt nhiệt độ của nước: việc này khá quan trọng khi bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ của nước khi pha cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ cần đo nhiệt độ của nước trước khi đổ bột sữa vào. Điều này giúp cho các chất dinh dưỡng được bé hấp thu hoàn toàn.
Không dùng lượng sữa còn sót lại
Không nên dùng lại sữa còn thừa
Bạn hãy sử dụng chai mới cho mỗi lần cho bé uống sữa và chú ý vứt bỏ toàn bộ sữa còn thừa sau mỗi lần bé uống. Đừng bao giờ cho bé dùng sữa còn thừa bởi vì sữa này có thể chứa vi khuẩn và có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Ở cạnh trông nom khi bé ti sữa
Cữ uống sữa là thời gian để bạn và bé được ở bên nhau và trò chuyện. Não bộ sẽ phát triển nếu cả hai tương tác nhau.
Không sử dụng nước đã đun sôi sau một thời gian
Nước đun sôi để lâu không an toàn
Vì thể trạng của bé rất yếu, nên các bậc phụ huynh nên lưu ý đun lại nước trước khi pha sữa và xem thêm: 3 nguyên tắc an toàn khi sử dụng nước đun sôi để nguội nhé!
Hãy lấy bình ra ngay khi bé đã no
Đừng đặt bé lên giường với chai sữa và để bé tự uống một mình. Điều này rất nguy hiểm bởi bé có thể bị sặc, nhiều trường hợp xảy ra tử vong gây hoang mang dư luận.
Vệ sinh dụng cụ
Ba mẹ nên trang bị đầy đủ dụng cụ cho bé
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ như: tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy… qua nước. Sau đó dùng bàn chải và dung dịch cọ bình sữa sạch sẽ, không để vết sữa thừa bám lại. Cuối cùng đem phơi nắng hoặc bỏ vào lồng máy sấy ráo. Và đừng tiếc gì, hãy nhớ loại bỏ những vật dùng đã quá lâu.
=> Xem thêm:
- Tại sao nên chọn bình nước bằng thủy tinh?
- Đồ thủy tinh dùng lâu có gây hại hay không?
Để bé có những bữa ăn ngon, gia đình có thể trang bị thêm cho bé những chiếc bình sữa thủy tinh cao cấp đựng sữa, ghế ngồi, bộ muỗng mini, ly uống nước dành cho trẻ em…
Hy vọng ba mẹ đã rút ra được kinh nghiệm đo nhiệt độ để pha sữa đơn giản mà đúng cách, giúp bé yêu mau lớn và phát triển khỏe mạnh. Sapakitchen sẽ là người bạn hỗ trợ đắc lực trong thiên chức làm mẹ của bạn!
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa
Hồ Chí Minh: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Hà Nội: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Website: www.sapakitchen.vn
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi