Tăng tiết sữa mẹ: 13 cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả

Cách tăng sữa cho mẹ ít sữa như thế nào để mẹ có đủ sữa cho bé bú? Sữa mẹ là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể và trí não của bé. Tình trạng tắc sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ hoang mang và lo lắng. Cùng Nutrihome.vn tìm hiểu 13 cách tăng tiết sữa mẹ hiệu quả qua bài viết này nhé!

Cơ chế tạo ra dòng sữa mẹ như thế nào?

Cơ chế tạo ra sữa trong cơ thể người mẹ thường trải qua 4 giai đoạn chính. Các giai đoạn này này bắt đầu từ khi người mẹ mang thai cho đến sau khi sinh. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được diễn ra trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Lúc này, các hormone estrogen và progesterone hoạt động mạnh mẽ. Dưới sự tác động này, các nang sữa và các ống dẫn sữa được hỗ trợ tăng trưởng, phát triển.
  • Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 được diễn ra sau khi em bé ra đời. Lúc này, hormone prolactin được tiết ra nhằm kích thích việc sản sinh ra sữa mẹ. Theo đó, oxytocin cũng được kích hoạt, chúng giúp kích thích việc đẩy sữa bắt đầu từ nang sữa đi đến ống dẫn sữa. Sau đó đi đến núm vú và truyền đến em bé qua động tác mút ti của trẻ mỗi khi cho bé bú.

Như vậy, ta có thể thấy việc sản sinh sữa mẹ sau sinh phụ thuộc rất nhiều vào 2 hormone là prolactin và oxytocin. Việc thiếu hụt 2 loại hormone này chính là nguyên nhân khiến lượng sữa mẹ bị hạn chế hay bị ít đi. Hai hormone này càng được điều tiết ra ổn định và nhiều thì lượng sữa mẹ sẽ càng dồi dào.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng tiết sữa mẹ

Một số bà mẹ sau sinh gặp khó khăn trong việc sản sinh đủ lượng sữa mẹ cho bé bú. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng tiết sữa mẹ. Nắm được những yếu tố này, mẹ sẽ có những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả hơn.

  • Việc cơ thể người mẹ bị mất đi một lượng máu lớn trong quá trình sinh nở cũng gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Nếu trong lúc sinh nở, mẹ mất một lượng máu nhiều hơn 500ml hoặc trường hợp các mảnh nhau thai bị sót lại trong cơ thể sẽ khiến sữa mẹ chậm về. Trường hợp này thường xảy ra khoảng 3 ngày sau khi sinh.
  • Yếu tố thứ 2 là do người mẹ có tiền sử mắc các bệnh như: đa nang buồng trứng, tiểu đường, tuyến giáp hay bị rối loạn nội tiết tố. Những bà mẹ có tiền sử mắc các bệnh này thường gặp phải tình trạng ít sữa.
  • Một nguyên nhân hiếm gặp được gọi là chứng giảm sản tuyến vú. Điều này có nghĩa là khi mắc chứng bệnh này, tuyến vú của người mẹ sẽ không có đủ mô tuyến để sản xuất sữa, dẫn đến tình trạng ít sữa.
  • Người mẹ đã từng phẫu thuật vú hoặc gặp phải những chấn thương ở phần vú. Tuy nhiên không phải hầu hết ai đã từng phẫu thuật cũng bị ảnh hưởng. Thực tế, một số bà mẹ đã từng phẫu thuật vú nhưng vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ thành công.
  • Vú thiếu sự kích thích cũng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Nếu con bạn không bú thường xuyên thì lượng sữa không hết, dẫn đến cơ thể không sản sinh lượng sữa mới. Nguyên nhân có thể là do bé ngủ quên trong lúc bú, trẻ bú sai khớp ngậm nên lượng sữa bú được không nhiều, bé bú ít hoặc mẹ ít vắt sữa mỗi ngày.
  • Mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong giai đoạn cho bé bú như thuốc trị cảm cúm, thuốc dị ứng. Thuốc tránh thai cũng được chứng minh rằng có thể gây sức ép đến lượng sữa mẹ của bạn.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị thiếu sữa

Người mẹ thường lo lắng và tìm đến những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa khi thấy bé có dấu hiệu không nhận đủ lượng sữa để phát triển. Nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu sau đây, rất có thể cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị thiếu sữa.

  • Bé bị chậm tăng cân: Trong thời gian vài ngày sau khi sinh, việc trẻ bị giảm từ 5% đến 7% số cân lúc mới sinh là điều hoàn toàn bình thường. Một số trẻ còn có thể giảm đến 10%. Tuy nhiên, trong vòng 10 đến 14 ngày sau đó, cân nặng của trẻ cần tăng lên lại từ 20 đến 30 gram mỗi ngày và đạt được số cân như ban đầu. Nếu bé nhà bạn sụt giảm 10% hoặc nhiều hơn số cân ban đầu. Hay bé chưa có dấu hiệu tăng cân trong nhiều ngày sau đó (thường là vào ngày thứ 5 hay thứ 6 sau sinh) thì rất có thể bé đang chưa nhận được đủ lượng sữa mẹ cần thiết.
  • Trẻ ít bài tiết: Cách nhận biết nhanh nhất là quan sát tã của trẻ. Việc trẻ đi vệ sinh điều độ, lượng chất thải ổn định là chỉ báo tốt cho thấy trẻ nhận được đủ lượng sữa mẹ để phát triển. Ngược lại, nếu như lượng phân hay nước tiểu không đủ nhiều để thay tã thường xuyên, rất có thể là do lượng sữa mẹ bé bú được còn ít.
  • Thiếu sữa mẹ có thể khiến trẻ bị mất nước: Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ dường như là nguồn dinh dưỡng và nguồn nước chủ yếu của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu của sự mất nước, mẹ có thể cân nhắc vì đây cũng là dấu hiệu cho thấy lượng sữa mẹ đang bị thiếu hụt. Những biểu hiện này thể hiện qua: nước tiểu của bé có màu sẫm, miệng bé bị khô hay bị vàng da, vàng mắt. Thể trạng của trẻ bị mệt mỏi, lờ đờ, không muốn bú mẹ. Hơn nữa, mỗi khi trẻ bị sốt, tiêu chảy, nôn trớ hay thời tiết quá nóng cũng gây mất nước ở trẻ. Vì thế mẹ cần tìm hiểu cách làm tăng sữa mẹ để hạn chế những trường hợp này.
  • Một số dấu hiệu ở cơ thể người mẹ như: bầu ngực không còn căng tức, không có sữa rỉ ra ở đầu vú, lượng sữa vắt được mỗi ngày dần ít đi.

10 nguyên nhân khiến mẹ tiết sữa sau sinh ít đi

Để có được cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả, mẹ cần nắm được nguyên nhân khiến lượng sữa của mình bị ít đi. Sau đây là 10 nguyên chính khiến mẹ tiết sữa sau sinh ít.

1. Độ tuổi của mẹ khi sinh con

Độ tuổi mang thai và sinh nở ảnh hưởng khá nhiều đến cả cơ thể người mẹ lẫn sự phát triển của em bé. Sinh con khi đã lớn tuổi có thể khiến cơ thể bị chậm tiết sữa. Nó cũng ảnh hưởng đến việc lượng sữa mẹ bị thiếu hụt, thậm chí là không có đủ sữa cho bé bú.

2. Mẹ bị căng thẳng hay gặp áp lực

Sau khi sinh nở, tâm lý người mẹ thường bị thay đổi thất thường. Các bác sĩ cho rằng căng thẳng ảnh hưởng đến người mẹ rất nhiều. Nó có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm sau sinh, lo lắng, bệnh tim mạch hay ảnh hưởng đến sự sản sinh sữa mẹ. Đặc biệt là đối với những bà mẹ lần đầu có con. Tâm lý căng thẳng hay áp lực khi phải thức cả ngày để chăm con, tự ti về cơ thể sau sinh hay sự không thấu hiểu từ gia đình khiến cho các bà mẹ bị ức chế hệ thần kinh trung ương. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản sinh hormone oxytocin, một trong những hormone chính giúp điều tiết việc sinh ra sữa mẹ.

3. Tần suất cho con ti sữa mẹ

Khi cho con bú sữa, bầu ngực của mẹ được tác động và kích thích sản sinh ra sữa mẹ. Trong mỗi cữ bú, cơ thể của mẹ thường xuất hiện phản xạ sản sinh ra sữa từ 1 cho đến 2 lần. Bé bú đều đặn, thường xuyên và đúng cữ thì vú mẹ càng được kích thích, phản xạ xuống sữa càng nhiều. Đây cũng là một cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả. Vì thế, nếu bé nhà bạn có tần suất ti sữa ít, không thường xuyên cũng có thể là một nguyên nhân khiến lượng sữa mẹ ngày càng ít đi (1).

4. Tình trạng sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của mẹ cũng là nguyên nhân khiến lượng sữa mẹ bị giảm đi. Cùng điểm qua một số lý do chủ yếu sau đây.

Ảnh hưởng từ các kỳ kinh nguyệt

Khi cơ thể người mẹ bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt thì lượng sữa cho con bú cũng bị ảnh hưởng và giảm ít đi. Lúc này, cơ thể người mẹ mệt mỏi khi vừa bị hành kinh, vừa phải sản sinh ra sữa mẹ. Lúc này, mẹ cần được bồi bổ và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nội tiết tố bị mất cân bằng, rối loạn

Tuyến giáp là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị vấn đề có thể dẫn đến tình trạng rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố. Điều này dẫn đến các hormone giúp sản sinh sữa mẹ như prolactin, oxytocin bị ảnh hưởng. Gây ra hiện tượng mẹ bị tắc sữa, sữa chậm về, lượng sữa không nhiều.

Cụ thể, estrogen và progesterone là 2 hormone chủ yếu góp phần cho sự phát triển của tuyến vú, dậy thì hay khả năng sinh sản. Hormone prolactin đóng vai trò hỗ trợ sản xuất sữa trong giai đoạn mang thai. Trong khi đó, oxytocin chịu trách nhiệm đưa dòng sữa đi qua các ống dẫn sữa. Chính vì thế, rối loạn hay thiếu hụt các hormone do tuyến giáp của mẹ có vấn đề hay các lý do khác có thể cản trở quá trình sản sinh sữa mẹ.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường

Insulin cũng là một trong những hormone cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây sự mất ổn định ở nồng độ insulin. Yếu tố này dẫn đến trường họp quá trình tiết sữa bị trì hoãn.

Sinh mổ

Các chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa sản đều khuyến khích sinh thường ở hầu hết các trường hợp. Mẹ bầu chỉ nên lựa chọn sinh mổ khi có chỉ định hoặc khuyến cáo của bác sĩ. Việc sinh mổ mang đến nhiều ảnh hưởng cho thai nhi và người mẹ. Trong đó có việc mẹ bị chậm sữa, sữa ít.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Mẹ dùng thuốc và một số loại thảo dược vào giai đoạn trước hay sau khi sinh cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc mẹ bầu dùng thuốc ức chế cơn đau khi chuyển dạ sẽ làm trì hoãn sự khởi đầu điều tiết sữa mẹ. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc như oregano, rau mùi tây, cây xô thơm hay lá bạc hà cũng được ghi nhận là làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ.

Vì thế, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi cần dùng đến các loại thuốc. Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần hoặc có chỉ định của bác sĩ. Đối với các loại thuốc lợi sữa, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng khi có dự định dùng thuốc.

Sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây ảnh hưởng đến việc lượng sữa mẹ bị ít đi

Hầu hết cơ chế hoạt động của các loại thuốc tránh thai hiện nay là giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên được cho là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú vì chúng gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

Nếu mẹ muốn áp dụng những cách tăng sữa cho mẹ mới sinh hiệu quả, mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc tránh thai. Kế hoạch tránh thai trong giai đoạn cho con bú phù hợp nhất là không sử dụng thuốc mà nên sử dụng các biện pháp khác như dùng bao cao su, màn chắn tinh trùng,…

5. Chế độ sinh hoạt của người mẹ

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là một trong những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa rất tốt. Lý do là vì chế độ ăn uống sẽ quyết định đế phản xạ xuống sữa của mẹ. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ, bao gồm cả quá trình sản sinh sữa mẹ. Các chất dinh dưỡng này còn trực tiếp chuyển hóa vào sữa mẹ, giúp tạo chất dinh dưỡng cũng như sản xuất lượng sữa chất lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng trẻ.

Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Nếu người mẹ có những thói quen xấu như: ít vận động, lười ăn hoặc ăn những thực phẩm ít dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu bia, chất gây nghiện,…) hay hút thuốc lá. Thì lượng sữa mẹ sẽ bị giảm chất lượng, bị thiếu hụt hay tệ hơn là không có sữa cho con bú. Hãy luôn nhớ rằng những gì bạn nạp vào mỗi ngày cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến con. Ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ cung cấp nguồn sữa mẹ chất lượng tốt nhất cho trẻ.

6. Các yếu tố tác động từ môi trường

Với xu hướng phát triển đô thị hóa không ngừng kéo theo hệ quả là không khí bị ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn hay thực phẩm tẩm hóa chất độc hại. Những hệ quả xấu này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị giảm lượng sữa.

Để có thể áp dụng những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa, đầu tiên mẹ nên tự bảo vệ bản thân mình. Tuy mẹ không thể tránh được những yếu tố khách quan này một các triệt để nhưng hãy phòng ngừa để hạn chế được các tác động xấu đến cơ thể. Mẹ bầu hoặc đang trong giai đoạn cho trẻ ti sữa nên hạn chế đến những nơi đông người, nơi không khí ô nhiễm. Hãy chú ý đến chất lượng thực phẩm trước khi sử dụng, không dùng thức ăn bị hỏng, ôi thiu hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

7. Mẹ bầu gặp phải tình trạng sinh khó

Trường hợp người mẹ bị khó sinh, sinh mổ hay chuyển dạ lâu, băng huyết sau sinh,… cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa mẹ. Lúc này các hormone căng thẳng tăng cao khiến sữa mẹ chậm về hoặc ít đi.

Việc mất máu quá nhiều khiến cho cơ thể người mẹ, đặc biệt là tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là tuyến nội tiết trong não, bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc kích hoạt sản xuất sữa mẹ. Mẹ bầu bị mất nhiều hơn 500ml máu trong lúc sinh nở khiến cho cơ thể bị thiếu máu, mệt mỏi và bị thiếu sữa, không có sữa hay sữa chậm về.

8. Thiếu sữa cũng có thể là do ảnh hưởng của việc tiêm tĩnh mạch

Một số ý kiến cho rằng tiêm tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân. Số ít mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi có thể khiến quá trình khởi động tiết sữa bị chậm lại.

9. Do ảnh hưởng của việc sinh non

Cũng như thai nhi, tuyến sữa của mẹ cũng cần đủ thời gian cần thiết để phát triển. Vì thế, với những trường hợp sinh non, sinh sớm, các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian cần thiết để phát triển đầy đủ. Điều này khiến hiện tượng có mẹ sữa chậm, ít sữa xảy ra.

10. Sót nhau trong quá trình sinh

Sót nhau thai trong quá trình sinh nở cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ chậm. Một vài mảnh nhau còn sót lại trong tử cung người mẹ khiến hormone progesterone được giải phóng. Hormone này góp phần làm quá trình khởi động tiết sữa bị trì hoãn.

13 cách tăng sữa cho mẹ ít sữa mẹ nên áp dụng

Cơ chế tiết sữa của cơ thể người mẹ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của bé. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khác nhau mà mẹ bị ít sữa, mất sữa sau sinh. Nếu lượng sữa tiết ra không được như ý muốn, sản phụ có thể áp dụng một số cách dưới dây để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện trong tương lai.

Dưới đây là những cách cách tăng lượng sữa mẹ, mẹ sau sinh ít sữa có thể tham khảo:

1. Hãy cho bé nhà bạn bú ngay sau khi sinh

Khi vừa mới sinh, ngực của mẹ đã bắt đầu có sữa. Loại sữa này được gọi là sữa non và chỉ tồn tại khoảng 48 tiếng sau khi sinh. Sữa non là dòng sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất dành cho bé. Vì thế, sau khi sinh, mẹ nên cho bé nhà mình bú ngay để bé được tận hưởng dòng sữa giàu dưỡng chất này. Bên cạnh đó, đây là cách tăng sữa cho mẹ mới sinh nhờ sự kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Động tác bé mút lấy sữa từ ti mẹ sẽ tạo nên kích thích tuyến vú. Sự kích thích này giúp lượng sữa mẹ về ổn định và nhiều hơn. Mẹ hãy cho bé bú theo nhu cầu của bé, đến khi no bụng bé sẽ tự động nhả núm ti ra. Trong trường hợp bé ngủ nhiều, không đòi bú, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để bú. (2)

Cơ chế kích thích tuyến vú tiết sữa thật chất là gì? Lúc trẻ bú và tác động trực tiếp lên bầu ngực mẹ tạo xung động cảm giác. Xung động này được truyền lên não, từ đó não tạo kích thích đến tuyến yên nhằm sản sinh ra 2 loại hormone là prolactin và oxytocin. Đây là 2 loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ và dẫn sữa mẹ ra đầu ti cho bé bú.

Song song với việc cho con bú thường xuyên, người mẹ cũng nên nhẹ nhàng massage và vắt sữa bằng tay cứ mỗi 1 đến 2 giờ. Động tác này cũng giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa, giúp tăng lượng sữa mẹ sau sinh.

2. Mẹ nên làm trống bầu sữa sau khi cho bé bú

Tạo khoảng trống để cơ thể có thể nhận biết và kích thích sản sinh ra lượng sữa là cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả. Nếu bé có thể bú hết bầu sữa mẹ trong 1 lần, mẹ hãy cứ để con bú thỏa thích. Mỗi lần, bé thường dành từ 20 đến 30 phút để bú. Khoảng thời gian này có thể bị kéo dài nếu trẻ bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh. Để bé có thể tập trung bú tốt, mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, vắng người, không có tiếng ồn. Nếu như con không bú cạn bầu sữa, mẹ nên hút sữa để tạo thêm khoảng trống nhằm kích thích sản sinh thêm lượt sữa tiếp theo.

Lượng sữa cuối trong bầu sữa chứa nhiều chất béo, tốt cho việc tăng cân của trẻ. Vì thế, người mẹ nên cho bé bú cạn 1 bên bầu sữa trước. Nếu bé còn muốn bú thêm thì lúc này mẹ mới đổi sang bên còn lại để cho con bú. Lượng sữa còn dư có thể vắt ra để cấp đông cho trẻ sử dụng vào lần sau (3). Hãy ưu tiên cho bé bú sữa mẹ nhiều nhất có thể. Nếu lượng sữa của mẹ không đủ, hãy cho bé bú hết lượt sữa mẹ trước rồi mới cho bé bú thêm sữa công thức phù hợp.

3. Mẹ cần hướng dẫn con ngậm núm ti đúng cách

Khi cho con bú, não bộ của người mẹ sẽ sản xuất ra nhiều hormone oxytocin giúp ích cho việc dẫn dòng sữa. Tập cho bé ngậm núm ti đúng cách cũng là cách tăng lượng sữa mẹ xuống nhiều hơn. Hơn nữa, nó còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Nếu bé ngậm núm ti không đúng, người mẹ có thể cảm thấy khó chịu, đau đớn ảnh hưởng đến lượng sữa được dẫn vào miệng bé. (4)

tăng sữa mẹ nhanh nhất, hướng dẫn con ngậm núm ti đúng cách

Để tập cho bé ngậm ti đúng cách, trước tiên mẹ có thể để đầu ti chạm vào môi trên của bé. Phản xạ tự nhiên sẽ cho phép bé tự há miệng và tìm đến núm ti của mẹ. Đặc biệt, bé biết cách ngậm đầu ti sẽ hạn chế tình trạng gây đau đớn cho mẹ khi đến tuổi mọc răng.

4. Mẹ có thể uống 1 cốc sữa nóng trước khi cho bé bú

Các loại sữa nóng như sữa tươi, sữa đặc pha loãng, sữa đậu,… vừa giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng, vừa có tác dụng tích cực cho việc sản sinh sữa mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên uống 1 cốc sữa nóng khoảng 20 phút trước khi cho bé bú. Điều này giúp sữa xuống nhanh, đều, đậm đặc và thơm ngon hơn cho bé bú.

5. Gần gũi, trò chuyện, âu yếm với con trước khi cho bé bú

Một cách tăng tiết sữa mẹ nghe thì có vẻ hơi khó tin, nhưng đây lại là sự thật. Mẹ hãy dành thời gian chuyện trò, âu yếm và vui đùa cùng trẻ để kích thích dòng sữa về. Phụ nữ dường như được sinh ra để làm mẹ. Vì thế, chỉ cần được gần con, trò chuyện với con, nhìn con cười, nhìn con khóc,… là cơ thể mẹ đã theo phản xạ tự nhiên tiết sữa.

6. Massage bầu ngực thường xuyên một cách nhẹ nhàng để sữa về

Trong thời gian cho con ti sữa, mẹ nên cho bé nghỉ vài phút, vỗ ợ hơi cho bé để không bị nôn trớ. Trong lúc đó, mẹ có thể tranh thủ thực hiện 1 vài động tác massage bầu ngực nhẹ nhàng. Thao tác massage là dùng tay xoa bầu ngực theo chuyển động tròn, từ từ massage hướng ra núm ti. Cách tăng sữa cho mẹ ít sữa này rất dễ thực hiện. Nó có tác dụng như thế nào?

  • Massage giúp làm tan những cục sữa bị đông trong bầu ngực mẹ.
  • Giúp làm thông thoáng đường dẫn các tia sữa, giúp bé có thể ti sữa dễ dàng hơn.
  • Những mẹ bị tắc tia sữa, nên kết hợp massage và chườm nóng để giảm thiểu hiện tượng này.

7. Mẹ nên duy trì một tâm lý thoải mái, lành mạnh trong thời gian nuôi con

Áp lực, căng thẳng hay bị mất ngủ khiến tinh thần người mẹ hay cáu gắt, khó chịu và không được ổn định. Từ đó khiến cho lượng oxytocin bị giảm xuống, kéo theo sự xuống sữa cũng giảm theo. Do đó, mẹ nên giữ cho mình một sức khỏe tâm lý ổn định. Tinh thần thoải mái, vui vẻ là cách tăng lượng sữa mẹ tự nhiên và hiệu quả. Người mẹ nên trò chuyện, tâm sự với con và chồng nhiều hơn để được thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ. Tâm lý tích cực, tinh thần thoải mái sẽ giúp lượng sữa về nhiều hơn đấy.

cách tăng tiết sữa mẹ, duy trì một tâm lý thoải mái

8. Tăng lượng sữa mẹ hiệu quả với phương pháp da kề da

Bé yêu rất thích được mẹ ôm vào lòng, âu yếm và nhận được hơi ấm từ cơ thể mẹ. Khoa học đã chứng minh liệu pháp da kề da giúp cải thiện rất nhiều vấn đề của mẹ và bé. Trong đó có việc giúp gia tăng lượng sữa mẹ.

9. Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung các loại thực phẩm giúp lợi sữa cũng là cách tăng sữa cho mẹ ít sữa dễ thực hiện tại nhà. Các loại thực phẩm như: quả đu đủ xanh, cháo, chè mè đen, các loại ngũ cốc,… rất tốt cho mẹ đang cho con bú. Chế độ ăn của mẹ nên đảm bảo có đầy đủ các nhóm thực phẩm bổ dưỡng: đạm, béo, đường bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nó vừa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ, vừa giúp lượng sữa về dồi dào hơn. Lượng sữa dồi dào dinh dưỡng chính là nguồn thực phẩm chính giúp bé phát triển toàn diện, tăng cân và khỏe mạnh. (5)

cách tăng sữa cho mẹ ít sữa, dinh dưỡng

10. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay thảo dược giúp lợi sữa

Nếu như những cách tăng sữa mẹ tự nhiên không thể hỗ trợ 100% lượng sữa thiếu hụt của mẹ, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hay thảo dược lợi sữa. Các sản phẩm lợi sữa giúp kích thích sản sinh ra hormone prolactin, oxytocin để giúp lượng sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ đặc biệt lưu ý là các sản phẩm, thảo dược lợi sữa có thể kèm theo một số tác dụng phụ. Vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

11. Mẹ cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày

90% sữa mẹ là nước (6). Do đó, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể hằng ngày. Lượng nước yêu cầu cho người lớn là từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể sử dụng đa dạng các loại nước như: nước lọc, nước canh, nước rau củ quả, nước thảo dược hay các loại sữa bổ dưỡng. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ nên dùng một ly sữa ấm để ngủ ngon giấc hơn.

12. Cho bé bú bao lâu tùy thích

Cách tăng tiết sữa tiếp theo là mẹ hãy cho bé bú bao lâu tùy theo khả năng của trẻ. Khi bú đủ no, trẻ sẽ tự biết cách nhả núm ti ra. Việc cho bé bú thỏa thích còn giúp bầu ngực của mẹ cạn sữa, dễ dàng kích thích đợt tạo sữa mới.

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh bú quá ít (ít hơn 10 phút mỗi bên) và ngủ thiếp đi, hãy cố gắng nhẹ nhàng đánh thức trẻ để tiếp tục bú mẹ. Thời gian bé bú mẹ càng nhiều càng làm tăng tiết sữa sau sinh cho mẹ. (7)

13. Thử dùng địu em bé khi cho con bú

Cách làm tăng sữa cho mẹ sau sinh hiệu quả khác là mẹ có thể thử dùng địu em bé khi cho con bú. Một số bà mẹ chia sẻ mẹo này cũng giúp lượng sữa xuống nhanh, ổn định hơn. Nếu lượng sữa của bạn đang về chậm hay ít, bạn hãy thử phương pháp này xem sao nhé.

Ăn gì để tăng lượng sữa mẹ? Thực phẩm tăng nguồn sữa, giúp lợi sữa

Mẹ nên hiểu được cơ chế sản sinh ra sữa chủ yếu dựa vào não bộ. Khi bầu sữa bị cạn, não bộ sẽ nhận biết và khởi động quá trình sản sinh lượng sữa mới. Nếu như sữa trong bầu sữa chưa được hút cạn thì não bộ sẽ không thể nhận biết được để sinh lượng sữa mới. Điều đó khiến cho sữa mẹ ngày càng giảm. Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để hỗ trợ cho quá trình kích sữa:

  • Bí đỏ
  • Yến mạch, lúa mạch
  • Rong biển
  • Các loại hạt như: hạt kê, hạnh nhân, hạt mè
  • Củ tỏi
  • Đu đủ xanh

Bên trên là những thực phẩm nổi bật để giúp kích lượng sữa về. Bên cạnh những loại thực phẩm trên, mẹ nên lưu ý kết hợp đầy đủ các nhóm dưỡng chất để cung cấp các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất đa dạng.

Các loại thảo mộc giúp tăng nguồn sữa và lợi sữa

Các loại thảo mộc cũng giúp kích cầu và tăng lượng sữa. Tuy nhiên, một số loại sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Trước khi sử dụng các loại thảo mộc lợi sữa, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng. Một số loại thảo mộc chính được biết đến với lợi ích giúp tăng lượng sữa mẹ là:

  • Húng quế
  • Rễ cây bồ công anh
  • Rau thì là và rễ cây thì là
  • Cây chùm ngây
  • Lá mâm xôi
  • Một loại măng tây có tên gọi là Thiên môn chùm
  • Cỏ cà ri hay còn được gọi là cây thảo linh lăng

Các loại thảo mộc này được điều chế dưới nhiều dạng như trà, thuốc hay dạng bột. Với các dạng khác nhau thì dược tính của chúng sẽ khác nhau. Định lượng dược tính cũng không là giống nhau ở các loại thảo dược. Vì thế, quan trọng nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Những loại thuốc nào giúp tăng lượng sữa mẹ sau sinh?

Nếu những cách tăng tiết sữa mẹ bên trên vẫn chưa thể giúp mẹ tăng lượng sữa cho bé bú. Thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng những loại thuốc phù hợp. Mẹ không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách để duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào, lâu dài và đủ chất

Một cách để duy trì nguồn sữa mẹ ổn định và dồi dào hiệu quả đó là mẹ giữ được tinh thần sảng khoái, vui vẻ và lạc quan. Căng thẳng, áp lực tác động tiêu cực đến lượng sữa nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Khoa học cũng chứng minh rằng tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng đến con thông qua dòng sữa mẹ. Nếu người mẹ không vui, buồn rầu, khó chịu thì khi cho bé bú, em bé cũng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tiêu cực này. Nó khiến trẻ cảm thấy bất an, dễ quấy khóc. Và dĩ nhiên, em bé sẽ cảm thấy được yêu, ấm áp và hạnh phúc nếu người mẹ cũng cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

Bên cạnh đó, để sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Thì chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ đóng một vai trò chủ đạo. Ăn những loại thực phẩm dinh dưỡng, hợp vệ sinh, giàu dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây, ngũ cốc,…). Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tập luyện thể chất. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia và chất kích thích, thuốc lá để cùng con phát triển một cách tốt nhất mẹ nhé!

Mẹ ít sữa và những quan niệm sai lầm

Một số bà mẹ thường rất lo lắng và cuống cuồng đi tìm những cách tăng lượng sữa mẹ khi hiểu lầm rằng mình bị thiếu sữa. Trẻ sơ sinh thường bú rất nhiều lần mỗi ngày, trung bình từ 10 đến 12 lần. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu sữa nên con bú chưa đủ no và phải bú nhiều lần. Một số bé thích bú vì thích cảm giác được mẹ ôm vào lòng. Chúng ta không thể biết chính xác rằng mỗi lần bé bú một lượng là bao nhiêu.

Các quan niệm dưới đây cũng là sai lầm khi tưởng rằng mẹ đang bị thiếu sữa:

  • Bé bú thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
  • Bé không muốn rời khỏi ti mẹ hay đặt nằm xuống.
  • Bé bị giật mình vào ban đêm.
  • Bé bú quá nhanh hay quá chậm cũng không được xem là dấu hiệu mẹ bị ít sữa.
  • Bé vẫn có thể bú bình sau khi được cho bú mẹ.
  • Ngực mẹ mềm và đỡ căng tức hơn không có nghĩa là mẹ đang bị thiếu sữa.
  • Ngực mẹ không bị rỉ sữa hoặc đã từng nhưng giờ không còn rỉ nữa.
  • Mỗi lần vắt sữa không được nhiều.
  • Mẹ có ngực nhỏ thường ít sữa hơn là một quan niệm rất sai lầm.

Mẹ bị thiếu sữa, tắc sữa: Khi nào cần đi khám?

Sau khi đã thử qua hết những cách tăng lượng sữa mẹ mà tình hình vẫn không khả quan hơn khiến mẹ lo lắng, mẹ có thể đến gặp bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Sữa mẹ là rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí não của trẻ nhỏ. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé. Hãy tìm đến những cơ sở khám dinh dưỡng giúp tăng sữa mẹ uy tín và chất lượng.

Nutrihome chính là cơ sở chất lượng dành cho mẹ đang bị thiếu sữa. Với dịch vụ khám dinh dưỡng tăng cường sữa mẹ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tận tâm. Mẹ sẽ nắm được nguyên nhân cụ thể khiến mình bị thiếu sữa. Từ đó, các bác sĩ sẽ đề ra phác đồ chữa trị cùng thực đơn ăn uống, các loại thuốc hỗ trợ cho mẹ. Nutrihome luôn được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn làm địa điểm uy tín mỗi khi cần được sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.

Với bài tổng hợp kiến thức về cách tăng sữa cho mẹ ít sữa của Nutrihome, hy vọng mẹ đã có thể giảm bớt lo lắng về vấn đề ít sữa. Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ để giúp lượng sữa về ổn định. Tâm lý ổn định còn giúp sức khỏe của mẹ tốt hơn trong giai đoạn nuôi con. Cùng đón đọc những bài chia sẻ kiến thức bổ ích khác từ Nutrihome mẹ nhé!