Hướng dẫn cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm – Long Châu

Tôm là một loại thực phẩm rất giàu sắt, vitamin B12, canxi… Đây đều là những chất rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Với các cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm dưới đây, các mẹ hoàn toàn có thể tạo cho bé món ăn dặm bổ dưỡng và hợp khẩu vị.

Bé mấy tháng thì ăn dặm được bột tôm?

Bột tôm vốn là một dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến từ thịt tôm. Tôm có vị ngọt tự nhiên rất đặc trưng.

Theo đó, với những bé từ 6 đến 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn những món ăn dặm từ nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng hãy để bé được 12 tháng tuổi thì hãy ăn tôm. Bởi lẽ, việc ăn tôm quá sớm sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Khi đó, dạ dày của bé vẫn còn nhạy cảm và chưa thể hoàn thiện tốt chức năng tiêu hóa nên việc ăn thịt tôm sớm sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé, thậm chí có thể gây ra tình trạng dị ứng da.

Cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm

Các mẹ có thể nấu bột tôm kết hợp với các loại rau củ quả như rau dền, rau mồng tơi, rau ngót… Dưới đây là một số cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm mà các mẹ nên tham khảo:

Nấu bột tôm cho bé ăn dặm với rau ngót

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 50g gạo tẻ, 20g bột tôm, 30g rau ngót và dầu ăn dặm.

Sau khi sơ chế nguyên liệu, mẹ hãy cho gạo vào trong nồi rồi cho thêm bát nước nhỏ vào rồi bắc lên bếp để nấu. Khi gạo đã nấu nhừ thành cháo thì cho bột tôm vào rồi khuấy đều lên. Tiếp theo, mẹ cho phần rau ngót đã được sơ chế vào trong nồi.

Mẹ nấu trên bếp trong khoảng vài phút rồi thêm gia vị và bắc nồi xuống bếp. Sau đó, mẹ hãy múc cháo ra và cho dầu ăn dặm vào.

Nấu bột tôm ăn dặm với rau mồng tơi

Với món bột ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g bột tôm, 50g gạo tẻ, 100g rau mồng tơi, dầu ăn dặm và gia vị nước mắm.

Sau khi bỏ gạo vào nồi thì mẹ nấu nhừ thành cháo và cho bột tôm vào trong nồi. Tiếp theo, mẹ cho rau mồng tơi đã băm nhỏ vào rồi thêm gia vị nêm nếm cho vừa ăn và múc ra bát nhỏ. Khi chén cháo bột tôm còn hơi ấm thì mẹ thêm dầu ăn dặm vào và cho bé ăn.

Nấu bột với tôm cho bé ăn dặm cùng rau dền

Với món bột này, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 40g gạo tẻ, 20g bột tôm, 20g rau dền, dầu ăn cho bé (dầu oliu hoặc dầu gấc).

Sau khi vo sạch gạo, mẹ cho gạo vào nồi rồi thêm nước vào để nấu nhừ lên. Mẹ cho bột tôm vào rồi khuấy đều. Khi tôm đã chuyển sang màu đỏ thì mẹ cho rau dền đã được rửa sạch vào, băm nhỏ và cho vào nồi cháo. Mẹ nấu trong 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Mẹ tắt bếp và múc cháo ra chén. Khi cháo nguội thì mẹ thêm 1 thìa dầu oliu trộn đều và cho bé thưởng thức.

Bột tôm cho trẻ ăn dặm với bầu và rau cải

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm bột hoặc gạo xay sẵn, tôm tùy vào số lượng, 2 thìa bầu, rau cải (bầu cắt hạt lựu, rau cải cắt nhỏ).

Mẹ lấy bột xay sẵn hoặc nấu cháo quấy với nước để tạo thành bột. Mẹ làm sạch tôm, bóc vỏ và băm nhuyễn ra. Sau đó, mẹ đổ cháo ra bát rồi thêm dầu vào.

Nấu bột tôm cho trẻ ăn dặm với rau cải ngọt

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g tôm, 30g bột gạo, 20g rau cải ngọt và một chút dầu oliu.

Sau khi rửa sạch tôm, mẹ rút vỏ, bỏ phần đầu và sợi đen ở trên lưng, mẹ hấp chín và xay nhỏ ra. Mẹ rửa sạch rau cải ngọt, để cho ráo nước và xay nhuyễn ra. Mẹ hòa bột gạo cùng với 200ml nước và cho lên bếp đun khuấy đều tay. 5 phút sau, mẹ hãy cho tôm rau đảo đều cùng với bột gạo. Mẹ cho thêm ¼ thìa nước mắm và thêm nửa thìa dầu oliu và đảo thêm lần nữa. Cuối cùng, mẹ hãy bắc nồi xuống, bày ra đĩa và cho trẻ dùng nguội.

Những lưu ý khi nấu bột tôm cho bé

Khi áp dụng các cách nấu bột với tôm cho bé ăn dặm, mẹ nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng bột tôm nguyên chất từ tôm thịt.
  • Không nên cho bé ăn bột tôm khi bị dị ứng với tôm.
  • Nguyên liệu rau cần phải được chọn lựa kỹ càng.
  • Bột tôm kiêng kị nấu với cà chua, bí đỏ, cải bó xôi.
  • Mẹ nên cho bé ăn dặm đúng thời gian, kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng và đúng thời điểm ăn trong ngày.

Bài viết trên đã giới thiệu đến các mẹ một số cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm. Mặc dù đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẹ nên chế biến đúng cách để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hướng dẫn cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm – Long Châu

Tôm là một loại thực phẩm rất giàu sắt, vitamin B12, canxi… Đây đều là những chất rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Với các cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm dưới đây, các mẹ hoàn toàn có thể tạo cho bé món ăn dặm bổ dưỡng và hợp khẩu vị.

Bé mấy tháng thì ăn dặm được bột tôm?

Bột tôm vốn là một dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến từ thịt tôm. Tôm có vị ngọt tự nhiên rất đặc trưng.

Theo đó, với những bé từ 6 đến 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn những món ăn dặm từ nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng hãy để bé được 12 tháng tuổi thì hãy ăn tôm. Bởi lẽ, việc ăn tôm quá sớm sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Khi đó, dạ dày của bé vẫn còn nhạy cảm và chưa thể hoàn thiện tốt chức năng tiêu hóa nên việc ăn thịt tôm sớm sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé, thậm chí có thể gây ra tình trạng dị ứng da.

Cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm

Các mẹ có thể nấu bột tôm kết hợp với các loại rau củ quả như rau dền, rau mồng tơi, rau ngót… Dưới đây là một số cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm mà các mẹ nên tham khảo:

Nấu bột tôm cho bé ăn dặm với rau ngót

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 50g gạo tẻ, 20g bột tôm, 30g rau ngót và dầu ăn dặm.

Sau khi sơ chế nguyên liệu, mẹ hãy cho gạo vào trong nồi rồi cho thêm bát nước nhỏ vào rồi bắc lên bếp để nấu. Khi gạo đã nấu nhừ thành cháo thì cho bột tôm vào rồi khuấy đều lên. Tiếp theo, mẹ cho phần rau ngót đã được sơ chế vào trong nồi.

Mẹ nấu trên bếp trong khoảng vài phút rồi thêm gia vị và bắc nồi xuống bếp. Sau đó, mẹ hãy múc cháo ra và cho dầu ăn dặm vào.

Nấu bột tôm ăn dặm với rau mồng tơi

Với món bột ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g bột tôm, 50g gạo tẻ, 100g rau mồng tơi, dầu ăn dặm và gia vị nước mắm.

Sau khi bỏ gạo vào nồi thì mẹ nấu nhừ thành cháo và cho bột tôm vào trong nồi. Tiếp theo, mẹ cho rau mồng tơi đã băm nhỏ vào rồi thêm gia vị nêm nếm cho vừa ăn và múc ra bát nhỏ. Khi chén cháo bột tôm còn hơi ấm thì mẹ thêm dầu ăn dặm vào và cho bé ăn.

Nấu bột với tôm cho bé ăn dặm cùng rau dền

Với món bột này, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 40g gạo tẻ, 20g bột tôm, 20g rau dền, dầu ăn cho bé (dầu oliu hoặc dầu gấc).

Sau khi vo sạch gạo, mẹ cho gạo vào nồi rồi thêm nước vào để nấu nhừ lên. Mẹ cho bột tôm vào rồi khuấy đều. Khi tôm đã chuyển sang màu đỏ thì mẹ cho rau dền đã được rửa sạch vào, băm nhỏ và cho vào nồi cháo. Mẹ nấu trong 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Mẹ tắt bếp và múc cháo ra chén. Khi cháo nguội thì mẹ thêm 1 thìa dầu oliu trộn đều và cho bé thưởng thức.

Bột tôm cho trẻ ăn dặm với bầu và rau cải

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm bột hoặc gạo xay sẵn, tôm tùy vào số lượng, 2 thìa bầu, rau cải (bầu cắt hạt lựu, rau cải cắt nhỏ).

Mẹ lấy bột xay sẵn hoặc nấu cháo quấy với nước để tạo thành bột. Mẹ làm sạch tôm, bóc vỏ và băm nhuyễn ra. Sau đó, mẹ đổ cháo ra bát rồi thêm dầu vào.

Nấu bột tôm cho trẻ ăn dặm với rau cải ngọt

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g tôm, 30g bột gạo, 20g rau cải ngọt và một chút dầu oliu.

Sau khi rửa sạch tôm, mẹ rút vỏ, bỏ phần đầu và sợi đen ở trên lưng, mẹ hấp chín và xay nhỏ ra. Mẹ rửa sạch rau cải ngọt, để cho ráo nước và xay nhuyễn ra. Mẹ hòa bột gạo cùng với 200ml nước và cho lên bếp đun khuấy đều tay. 5 phút sau, mẹ hãy cho tôm rau đảo đều cùng với bột gạo. Mẹ cho thêm ¼ thìa nước mắm và thêm nửa thìa dầu oliu và đảo thêm lần nữa. Cuối cùng, mẹ hãy bắc nồi xuống, bày ra đĩa và cho trẻ dùng nguội.

Những lưu ý khi nấu bột tôm cho bé

Khi áp dụng các cách nấu bột với tôm cho bé ăn dặm, mẹ nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng bột tôm nguyên chất từ tôm thịt.
  • Không nên cho bé ăn bột tôm khi bị dị ứng với tôm.
  • Nguyên liệu rau cần phải được chọn lựa kỹ càng.
  • Bột tôm kiêng kị nấu với cà chua, bí đỏ, cải bó xôi.
  • Mẹ nên cho bé ăn dặm đúng thời gian, kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng và đúng thời điểm ăn trong ngày.

Bài viết trên đã giới thiệu đến các mẹ một số cách nấu bột tôm cho bé ăn dặm. Mặc dù đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẹ nên chế biến đúng cách để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp