Hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi

Con yêu bước vào độ tuổi ăn dặm cũng là thời điểm ba mẹ tốn nhiều thời gian hơn vào việc chế biến các món cháo phù hợp cho con. Để ăn dặm không còn là cuộc chiến, AVAKids đã tổng hợp một số cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi. Ba mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

1Những sai lầm mẹ thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Cháo là món ăn phổ biến và dễ ăn nhất đối với các bé, thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cháo cho bé ăn dặm đúng chuẩn. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức công tác tại bệnh viện Việt Pháp chia sẻ, ông đã khá bất ngờ khi quan sát một số ba mẹ thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm bởi mắc nhiều sai lầm nguy hiểm:

Thứ nhất, thêm nước lạnh trong khi đang ninh xương

Trong xương, thịt chứa rất nhiều chất béo và protein. Bởi vậy, bổ sung nước lạnh khi đang ninh xương với nhiệt độ cao sẽ khiến hai loại chất trên nhanh chóng kết tủa. Theo đó làm cho xương và thịt khó nhừ đồng thời khiến mùi vị biến đổi và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của các chất có trong cháo.

Thứ hai, bổ sung quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm của con

Dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa, đặc biệt là chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện nên hạn chế nêm gia vị cho đồ ăn của trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Tới giai đoạn 9-11 tháng, ba mẹ có thể sử dụng thêm gia vị cho trẻ. Tuy nhiên cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất được các chuyên gia khuyến nghị vẫn chính là giữ trọn vị nguyên bản của các nguyên liệu. Vậy nên ba mẹ cần hạn chế lạm dụng các chế phẩm này bởi nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn sẽ khiến thận của trẻ quá tải, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng

Thứ ba, liên tục đảo thức ăn trong nồi

Khuấy đảo liên tục có thể khiến đồ ăn nhũn, nát và giảm giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, đồ ăn nát sẽ làm các món ăn trở nên kém hấp dẫn, từ đó khiến trẻ mất khẩu vị và trở nên chán ăn.

Thứ tư, thêm sữa vào cùng lúc với các loại thực phẩm khác

Đây là cũng là một trong những cách nấu cháo cho bé ăn dặm sai lầm phổ biến mà nhiều ba mẹ hay mắc phải.

Nếu các mẹ muốn kết hợp sữa với các món ăn của con để thêm phần béo, ngậy, cần lưu ý rằng không nên đun sữa quá lâu và nấu sôi sữa quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến protein và các loại vitamin có trong sữa bị phân rã, phá hủy.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm an toàn nhất trong trường hợp này đó chính là chế biến các thực phẩm khác như rau, gạo, bột trong nước trước, sau đó mới thêm sữa, đun sôi và tắt bếp ngay để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng từ sữa còn nguyên vẹn.

2Cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỷ lệ gạo – nước

Tỷ lệ gạo và nước sẽ quyết định độ đặc hay loãng của cháo. Tại thời điểm mới bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên cho con làm quen với bột hoặc cháo loãng trước. Khi con quen dần, ba mẹ có thể tăng dần độ sánh, độ thô của thức ăn đi kèm để luyện kỹ năng nhai và nuốt cho con.

Áp dụng đúng tỷ lệ nước và gạo chính là một trong những cách nấu cháo cho bé ăn dặm hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến đồ ăn kiểu Nhật để đong đếm lượng gạo và nước phù hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của con.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể dựa vào bảng công thức dưới đây để nấu cháo cho con. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý tới khả năng nhai và nuốt của bé, trong trường hợp bé đã sẵn sàng thử sức mình với các loại cháo đặc hơn, không cần thiết phải tuân thủ tỷ lệ gạo – nước như bảng:

Giai đoạn ăn dặm

Tỷ lệ gạo – nước

Lượng gạo tương ứng (g)

Thể tích nước tương ứng(ml)

Từ 6-7 tháng tuổi

1:12

1:10

20

20

250

200

Từ 8-11 tháng tuổi

1:81:6

30

40

250

250

Lưu ý: Trong trường hợp mẹ đong gạo bằng muỗng canh, có thể quy 1 muỗng gạo = 5g

Nếu mẹ nấu cháo trữ đông và mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến cho bé, tỷ lệ gạo nước sẽ là 5:1. Khi rã đông cháo, mẹ thường sẽ bổ sung thêm nước và một số loại thực phẩm khác, vậy nên nếu ban đầu cho quá nhiều nước sẽ khiến cháo bị loãng.

3Cách chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi

Chọn nguyên liệu là bước vô cùng quan trọng trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Công việc này không chỉ quyết định độ thơm ngon của bữa ăn mà còn giúp bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.

Sau đây là một số cách nấu cháo cho bé ăn dặm mà ba mẹ có thể tham khảo:

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi chủ yếu đến từ các nguồn nguyên liệu như thực vật, bao gồm các loại ngũ cốc, rau, củ, quả và sữa.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn:

  • Các loại rau có lá xanh thẫm, chỉ dùng lá để chế biến, không nên dùng cọng và thân rau.
  • Các loại quả, củ có thể nấu mềm như táo, các loại đậu, lê, cà rốt, khoai tây, bí đỏ,…

Nấu cháo cho trẻ từ 4-6 tháng, mẹ nên ưu tiên chọn các loại rau có lá màu xanh thẫm

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế:

  • Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như lúa mì, lúa mạch, đậu nành,…

Nếu muốn sử dụng những nguyên liệu này để nấu cháo, mẹ cần tuân thủ việc phản ứng dị ứng thực phẩm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng cách:

  • Nấu riêng từng loại nguyên liệu, theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn.
  • Trong trường hợp bé có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, đỏ mắt,… mẹ nên loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn cho bé.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm từ 7 – 12 tháng tuổi

So với cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng, cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng có phần đơn giản hơn.Mẹ có thể cho bé tập làm quen với các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng,…

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn:

  • Các loại thịt nạc, mềm
  • Các loại cá giàu chất béo, tuy nhiên không nên cho bé ăn cá quá 3 lần mỗi tuần.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, mẹ không nên cho bé ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Lượng thịt, cá trong mỗi khẩu phần ăn của bé khoảng 15g là thích hợp nhất.

Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại cháo từ hải sản, tránh để bé bị dị ứng

Mẹ nên hạn chế: Các loại thủy hải sản có vỏ cứng như hàu, sò, trai,…

Trong cả hai giai đoạn, cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất đó chính là giảm sự lệ thuộc vào các loại gia vị. Nếu muốn đồ ăn của bé thơm ngon và đa dạng, mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho con, đồng thời sử dụng các nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như củ cải, ngô, cà rốt,…

Ngoài ra, bên cạnh hai phương án trên, mẹ cũng có thể thử tham khảo cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm để tăng khả năng ăn thô cho bé.

4Cách bảo quản cháo ăn dặm cho bé

Áp dụng cách nấu cháo cho bé ăn dặm sao cho đúng chuẩn là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bảo quản cháo sao cũng rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Trữ đông là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ thời gian rảnh cuối tuần để chuẩn bị và sơ chế các loại nguyên liệu, sau đó nấu chín, xay nhuyễn rồi chia đều thành các phần vừa ăn cho con và để đông đá.

Lượng thực phẩm nên vừa đủ để dùng hết trong một tuần, tránh để quá lâu khiến hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại rau củ, thịt cả,.. bị ảnh hưởng.

Nếu nấu 1 nồi cháo để cho bé ăn cả ngày, mẹ cần hâm nóng cháo lại thật kỹ trước mỗi lần cho bé ăn. Nếu mẹ không có thời gian nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ có thể sử dụng bột ăn dặm cho bé để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho bé

5Đôi lời từ AVAKids

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách nấu cháo cho bé ăn dặm và một số sai lầm mà mẹ thường hay mắc phải. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm thực chất không hề cầu kỳ mà vô cùng đơn giản. Vậy nên mẹ hãy thỏa sức sáng tạo những món ăn thật ngon cho bé yêu nhé!

Tổng hợp bởi Lan Anh

Hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi

Con yêu bước vào độ tuổi ăn dặm cũng là thời điểm ba mẹ tốn nhiều thời gian hơn vào việc chế biến các món cháo phù hợp cho con. Để ăn dặm không còn là cuộc chiến, AVAKids đã tổng hợp một số cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi. Ba mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

1Những sai lầm mẹ thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Cháo là món ăn phổ biến và dễ ăn nhất đối với các bé, thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cháo cho bé ăn dặm đúng chuẩn. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức công tác tại bệnh viện Việt Pháp chia sẻ, ông đã khá bất ngờ khi quan sát một số ba mẹ thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm bởi mắc nhiều sai lầm nguy hiểm:

Thứ nhất, thêm nước lạnh trong khi đang ninh xương

Trong xương, thịt chứa rất nhiều chất béo và protein. Bởi vậy, bổ sung nước lạnh khi đang ninh xương với nhiệt độ cao sẽ khiến hai loại chất trên nhanh chóng kết tủa. Theo đó làm cho xương và thịt khó nhừ đồng thời khiến mùi vị biến đổi và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của các chất có trong cháo.

Thứ hai, bổ sung quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm của con

Dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa, đặc biệt là chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện nên hạn chế nêm gia vị cho đồ ăn của trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Tới giai đoạn 9-11 tháng, ba mẹ có thể sử dụng thêm gia vị cho trẻ. Tuy nhiên cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất được các chuyên gia khuyến nghị vẫn chính là giữ trọn vị nguyên bản của các nguyên liệu. Vậy nên ba mẹ cần hạn chế lạm dụng các chế phẩm này bởi nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn sẽ khiến thận của trẻ quá tải, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng

Thứ ba, liên tục đảo thức ăn trong nồi

Khuấy đảo liên tục có thể khiến đồ ăn nhũn, nát và giảm giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, đồ ăn nát sẽ làm các món ăn trở nên kém hấp dẫn, từ đó khiến trẻ mất khẩu vị và trở nên chán ăn.

Thứ tư, thêm sữa vào cùng lúc với các loại thực phẩm khác

Đây là cũng là một trong những cách nấu cháo cho bé ăn dặm sai lầm phổ biến mà nhiều ba mẹ hay mắc phải.

Nếu các mẹ muốn kết hợp sữa với các món ăn của con để thêm phần béo, ngậy, cần lưu ý rằng không nên đun sữa quá lâu và nấu sôi sữa quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến protein và các loại vitamin có trong sữa bị phân rã, phá hủy.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm an toàn nhất trong trường hợp này đó chính là chế biến các thực phẩm khác như rau, gạo, bột trong nước trước, sau đó mới thêm sữa, đun sôi và tắt bếp ngay để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng từ sữa còn nguyên vẹn.

2Cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỷ lệ gạo – nước

Tỷ lệ gạo và nước sẽ quyết định độ đặc hay loãng của cháo. Tại thời điểm mới bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên cho con làm quen với bột hoặc cháo loãng trước. Khi con quen dần, ba mẹ có thể tăng dần độ sánh, độ thô của thức ăn đi kèm để luyện kỹ năng nhai và nuốt cho con.

Áp dụng đúng tỷ lệ nước và gạo chính là một trong những cách nấu cháo cho bé ăn dặm hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến đồ ăn kiểu Nhật để đong đếm lượng gạo và nước phù hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của con.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể dựa vào bảng công thức dưới đây để nấu cháo cho con. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý tới khả năng nhai và nuốt của bé, trong trường hợp bé đã sẵn sàng thử sức mình với các loại cháo đặc hơn, không cần thiết phải tuân thủ tỷ lệ gạo – nước như bảng:

Giai đoạn ăn dặm

Tỷ lệ gạo – nước

Lượng gạo tương ứng (g)

Thể tích nước tương ứng(ml)

Từ 6-7 tháng tuổi

1:12

1:10

20

20

250

200

Từ 8-11 tháng tuổi

1:81:6

30

40

250

250

Lưu ý: Trong trường hợp mẹ đong gạo bằng muỗng canh, có thể quy 1 muỗng gạo = 5g

Nếu mẹ nấu cháo trữ đông và mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến cho bé, tỷ lệ gạo nước sẽ là 5:1. Khi rã đông cháo, mẹ thường sẽ bổ sung thêm nước và một số loại thực phẩm khác, vậy nên nếu ban đầu cho quá nhiều nước sẽ khiến cháo bị loãng.

3Cách chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi

Chọn nguyên liệu là bước vô cùng quan trọng trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Công việc này không chỉ quyết định độ thơm ngon của bữa ăn mà còn giúp bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.

Sau đây là một số cách nấu cháo cho bé ăn dặm mà ba mẹ có thể tham khảo:

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi chủ yếu đến từ các nguồn nguyên liệu như thực vật, bao gồm các loại ngũ cốc, rau, củ, quả và sữa.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn:

  • Các loại rau có lá xanh thẫm, chỉ dùng lá để chế biến, không nên dùng cọng và thân rau.
  • Các loại quả, củ có thể nấu mềm như táo, các loại đậu, lê, cà rốt, khoai tây, bí đỏ,…

Nấu cháo cho trẻ từ 4-6 tháng, mẹ nên ưu tiên chọn các loại rau có lá màu xanh thẫm

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế:

  • Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như lúa mì, lúa mạch, đậu nành,…

Nếu muốn sử dụng những nguyên liệu này để nấu cháo, mẹ cần tuân thủ việc phản ứng dị ứng thực phẩm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng cách:

  • Nấu riêng từng loại nguyên liệu, theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn.
  • Trong trường hợp bé có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, đỏ mắt,… mẹ nên loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn cho bé.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm từ 7 – 12 tháng tuổi

So với cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng, cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng có phần đơn giản hơn.Mẹ có thể cho bé tập làm quen với các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng,…

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn:

  • Các loại thịt nạc, mềm
  • Các loại cá giàu chất béo, tuy nhiên không nên cho bé ăn cá quá 3 lần mỗi tuần.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, mẹ không nên cho bé ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Lượng thịt, cá trong mỗi khẩu phần ăn của bé khoảng 15g là thích hợp nhất.

Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại cháo từ hải sản, tránh để bé bị dị ứng

Mẹ nên hạn chế: Các loại thủy hải sản có vỏ cứng như hàu, sò, trai,…

Trong cả hai giai đoạn, cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất đó chính là giảm sự lệ thuộc vào các loại gia vị. Nếu muốn đồ ăn của bé thơm ngon và đa dạng, mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho con, đồng thời sử dụng các nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như củ cải, ngô, cà rốt,…

Ngoài ra, bên cạnh hai phương án trên, mẹ cũng có thể thử tham khảo cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm để tăng khả năng ăn thô cho bé.

4Cách bảo quản cháo ăn dặm cho bé

Áp dụng cách nấu cháo cho bé ăn dặm sao cho đúng chuẩn là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bảo quản cháo sao cũng rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Trữ đông là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ thời gian rảnh cuối tuần để chuẩn bị và sơ chế các loại nguyên liệu, sau đó nấu chín, xay nhuyễn rồi chia đều thành các phần vừa ăn cho con và để đông đá.

Lượng thực phẩm nên vừa đủ để dùng hết trong một tuần, tránh để quá lâu khiến hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại rau củ, thịt cả,.. bị ảnh hưởng.

Nếu nấu 1 nồi cháo để cho bé ăn cả ngày, mẹ cần hâm nóng cháo lại thật kỹ trước mỗi lần cho bé ăn. Nếu mẹ không có thời gian nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ có thể sử dụng bột ăn dặm cho bé để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho bé

5Đôi lời từ AVAKids

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách nấu cháo cho bé ăn dặm và một số sai lầm mà mẹ thường hay mắc phải. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm thực chất không hề cầu kỳ mà vô cùng đơn giản. Vậy nên mẹ hãy thỏa sức sáng tạo những món ăn thật ngon cho bé yêu nhé!

Tổng hợp bởi Lan Anh