Cháo cá chép cho bà bầu: 3 cách chế biến đơn giản mà đầy dinh

Trong quá trình người phụ nữ mang thai, dinh dưỡng là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm lớn. Từ xưa, cha ông ta đã cho rằng cháo cá chép rất tốt cho mẹ bầu. Vậy nên nấu cháo cá chép cho bà bầu thế nào để vừa an toàn lại vừa giữ được đầy đủ dinh dưỡng?

27/10/2022 | Lên danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 25/10/2022 | Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa và một số lưu ý quan trọng 21/10/2022 | Gợi ý bữa sáng cho bà bầu vừa ngon vừa lành

1. Đối với bà bầu, cá chép có thể mang lại những lợi ích gì?

Từ xưa, theo kinh nghiệm dân gian, cháo cá chép cho bà bầu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cho em bé sinh ra không chỉ thông minh mà còn có được một làn da trắng, đôi môi đỏ. Không những vậy, đây còn là món ăn giúp cho mẹ được thông sữa, chữa ho, tiêu phù, giúp lợi tiểu hoặc hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh thuộc về gan và thận.

Với những nghiên cứu hiện đại lại cho thấy, trong cá chép có chứa rất nhiều chất có lợi như: vitamin, omega-3, glycerine, chất béo có lợi, acid glutamic và cả protein,… Đây đều là các chất có vai trò quan trọng và rất cần thiết cho cơ thể của mẹ cũng như bé.

Không những thế, cháo cá chép còn thể hiện tác dụng trong việc an thai, bảo đảm cho bé có được sự phát triển toàn diện, đặc biệt về trí não.

Cả Đông y lẫn Tây y đều công nhận tác dụng tốt của cá chép với phụ nữ mang thai

Cả Đông y lẫn Tây y đều công nhận tác dụng tốt của cá chép với phụ nữ mang thai

2. Cháo cá chép cho bà bầu nên được sử dụng vào thời kỳ nào là tốt nhất?

Để công dụng của loại đồ ăn này được phát huy một cách hiệu quả nhất thì mẹ bầu nên sử dụng đúng thời điểm. Theo đó, cháo sẽ phát huy tác dụng cao nhất nếu mẹ ăn trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

Lý do là vì giai đoạn này, các cơ quan và cấu trúc cơ thể của thai nhi bắt đầu được hình thành nên những dưỡng chất sẽ được hấp thu tốt nhất và phát huy được tác dụng một cách tối đa.

Cháo có thể được ăn ở nhiều thời điểm trong ngày với những hiệu quả mang lại rất đa dạng;

  • Nếu ăn vào bữa sáng: không chỉ dễ ăn, tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cho cơ thể mẹ và con được nạp nguồn năng lượng dồi dào sau một đêm dài.

  • Cũng có thể dùng làm bữa phụ buổi sáng hoặc buổi chiều như một nguồn năng lượng bổ sung, phục vụ cho các hoạt động trong ngày.

  • Nếu mẹ ăn trước khi đi ngủ: giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà vẫn nhẹ bụng, tạo điều kiện cho giấc ngủ được ngon hơn.

Nhìn chung, một tuần, mẹ có thể ăn từ 2 tới 3 lần với nhiều cách chế biến khác nhau để vừa tận dụng thêm dưỡng chất từ các thực phẩm đi kèm vừa tránh được cảm giác ngán.

Có bầu những tháng đầu tiên là giai đoạn tốt nhất để ăn cháo từ cá chép

Có bầu những tháng đầu tiên là giai đoạn tốt nhất để ăn cháo từ cá chép

3. Một số cách để nấu cháo cá chép cho bà bầu

Cháo cá chép có thể được nấu với nhiều cách khá đơn giản mà vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng

Kết hợp với đậu xanh

Ngoài cá chép là thành phần chính, mẹ có thể dùng thêm gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh và một số gia vị như hành, tỏi, thì là, gừng, dầu ăn, hạt nêm, muối,…

Các công đoạn tiến hành như sau:

  • Cho một chút gừng thái lát vào nồi nước rồi nấu sôi trên bếp.

  • Cho cá vào luộc chín.

  • Vớt cá ra, sau đó, thực hiện việc lọc xương cho thật sạch.

  • Vo gạo, nấu cháo, nên sử dụng nước luộc cá để tận dụng vị ngọt.

  • Khi cháo đã nhừ, cho các gia vị theo lượng vừa phải, hợp khẩu vị.

  • Trong lúc nấu cháo, ướp phần thịt cá với các loại gia vị cho ngấm đều rồi phi hành tỏi và tiến hành xào tới chín.

  • Bỏ thịt cá đã xào chín vào nồi cháo, thêm hành và thì là để cháo thơm ngon hơn.

Linh hoạt trong chế biến để tận hưởng được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ cá chép

Linh hoạt trong chế biến để tận hưởng được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ cá chép

Kết hợp với đậu đỏ

Ngoài hành, tỏi, gừng và các loại gia vị như trên, mẹ có thể thay đậu xanh bằng đậu đỏ, chuẩn bị thêm trần bì, táo đỏ. Trần bì và táo đỏ cũng là hai vị thuốc trong Đông y rất tốt cho sức khỏe, tốt trong việc giúp cho khí huyết được điều hòa, tránh đầy bụng, kích thích miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng,…

Trước hết, mẹ cũng thực hiện bước luộc cá chính rồi lọc bỏ xương, sử dụng nước luộc cá để hầm trần bì và táo đỏ rồi lấy nước này để nấu cháo đậu đỏ.

Phần thịt cá cũng được ướp cùng gia vị rồi xào chín và trộn lẫn với cháo để ăn cùng hành lá.

Kết hợp với nấm

Loại nấm được dùng để nấu là nấm rơm, có sử dụng thêm nghệ. Các bước luộc, lọc xương và chế biến thịt cá cũng được thực hiện như hai phương pháp trên. Khi cháo đã chín mềm, cho nấm và nghệ vào nấu chín, thêm gia vị là có thể thưởng thức.

4. Cần lưu ý những gì khi nấu cháo cá chép cho bà bầu

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con song để tác dụng của loại cháo này được phát huy một cách đầy đủ và vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo sự tươi ngon cho mẹ, cần chú ý một số điều trong khi chế biến:

  • Loại nguyên liệu tốt nhất là cá chép sông, có thể phân biệt với cá ao bằng một số đặc điểm ngoại hình như: mình dài, sậm màu hơn và vảy cũng được phân bố dày hơn. Đặc biệt, không nên mua cá có trứng bởi lúc này mình của chúng mỏng, thịt ít. Cùng với đó, nên chọn mua nguyên con, không nên mua lát để chắc chắn rằng cá còn sống.

  • Khi sơ chế, đảm bảo cá được làm sạch vảy, không nên lấy ruột gan bởi đây chính là những cơ quan chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho sức khỏe.

  • Tránh làm cá bị vỡ mật bởi chất cyprinol sulfate có ở đây có thể gây ra đắng hoặc có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

  • Cá đông lạnh là loại nên tránh dùng, cũng không nên mua về rồi để lâu trong tủ lạnh, không chỉ khiến cho dinh dưỡng bị giảm sút mà còn có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại xâm nhập.

  • Lưu ý tới việc nêm nếm sao cho vừa đủ gia vị, không sử dụng quá nhiều muối bởi có thể gây tình trạng phù nề, bệnh huyết áp hoặc nhiễm độc thai nghén.

  • Cần thận trọng nếu muốn kết hợp cá chép với các loại thực phẩm khác bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như thịt gà hay cam thảo. Nguyên nhân là vì thịt gà mang tính ấm, cá chép lại tính hàn, vị ngọt nên nếu ăn cùng nhau có thể khiến mụn nhọt xuất hiện. Cam thảo lại là chất kỵ cá chép, có thể sinh độc tố.

Dinh dưỡng cùng với theo dõi sức khỏe là điều phụ nữ mang thai nào cũng quan tâm

Dinh dưỡng cùng với theo dõi sức khỏe là điều phụ nữ mang thai nào cũng quan tâm

Có thể nói, dinh dưỡng là một phần quan trọng của nội dung chăm sóc thai kỳ, đòi hỏi đảm bảo các tiêu chí an toàn và đầy đủ. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia để tìm cho mình một chế độ phù hợp.

Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám thai tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56.

Cháo cá chép cho bà bầu: 3 cách chế biến đơn giản mà đầy dinh

Trong quá trình người phụ nữ mang thai, dinh dưỡng là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm lớn. Từ xưa, cha ông ta đã cho rằng cháo cá chép rất tốt cho mẹ bầu. Vậy nên nấu cháo cá chép cho bà bầu thế nào để vừa an toàn lại vừa giữ được đầy đủ dinh dưỡng?

27/10/2022 | Lên danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 25/10/2022 | Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa và một số lưu ý quan trọng 21/10/2022 | Gợi ý bữa sáng cho bà bầu vừa ngon vừa lành

1. Đối với bà bầu, cá chép có thể mang lại những lợi ích gì?

Từ xưa, theo kinh nghiệm dân gian, cháo cá chép cho bà bầu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cho em bé sinh ra không chỉ thông minh mà còn có được một làn da trắng, đôi môi đỏ. Không những vậy, đây còn là món ăn giúp cho mẹ được thông sữa, chữa ho, tiêu phù, giúp lợi tiểu hoặc hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh thuộc về gan và thận.

Với những nghiên cứu hiện đại lại cho thấy, trong cá chép có chứa rất nhiều chất có lợi như: vitamin, omega-3, glycerine, chất béo có lợi, acid glutamic và cả protein,… Đây đều là các chất có vai trò quan trọng và rất cần thiết cho cơ thể của mẹ cũng như bé.

Không những thế, cháo cá chép còn thể hiện tác dụng trong việc an thai, bảo đảm cho bé có được sự phát triển toàn diện, đặc biệt về trí não.

Cả Đông y lẫn Tây y đều công nhận tác dụng tốt của cá chép với phụ nữ mang thai

Cả Đông y lẫn Tây y đều công nhận tác dụng tốt của cá chép với phụ nữ mang thai

2. Cháo cá chép cho bà bầu nên được sử dụng vào thời kỳ nào là tốt nhất?

Để công dụng của loại đồ ăn này được phát huy một cách hiệu quả nhất thì mẹ bầu nên sử dụng đúng thời điểm. Theo đó, cháo sẽ phát huy tác dụng cao nhất nếu mẹ ăn trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

Lý do là vì giai đoạn này, các cơ quan và cấu trúc cơ thể của thai nhi bắt đầu được hình thành nên những dưỡng chất sẽ được hấp thu tốt nhất và phát huy được tác dụng một cách tối đa.

Cháo có thể được ăn ở nhiều thời điểm trong ngày với những hiệu quả mang lại rất đa dạng;

  • Nếu ăn vào bữa sáng: không chỉ dễ ăn, tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cho cơ thể mẹ và con được nạp nguồn năng lượng dồi dào sau một đêm dài.

  • Cũng có thể dùng làm bữa phụ buổi sáng hoặc buổi chiều như một nguồn năng lượng bổ sung, phục vụ cho các hoạt động trong ngày.

  • Nếu mẹ ăn trước khi đi ngủ: giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà vẫn nhẹ bụng, tạo điều kiện cho giấc ngủ được ngon hơn.

Nhìn chung, một tuần, mẹ có thể ăn từ 2 tới 3 lần với nhiều cách chế biến khác nhau để vừa tận dụng thêm dưỡng chất từ các thực phẩm đi kèm vừa tránh được cảm giác ngán.

Có bầu những tháng đầu tiên là giai đoạn tốt nhất để ăn cháo từ cá chép

Có bầu những tháng đầu tiên là giai đoạn tốt nhất để ăn cháo từ cá chép

3. Một số cách để nấu cháo cá chép cho bà bầu

Cháo cá chép có thể được nấu với nhiều cách khá đơn giản mà vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng

Kết hợp với đậu xanh

Ngoài cá chép là thành phần chính, mẹ có thể dùng thêm gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh và một số gia vị như hành, tỏi, thì là, gừng, dầu ăn, hạt nêm, muối,…

Các công đoạn tiến hành như sau:

  • Cho một chút gừng thái lát vào nồi nước rồi nấu sôi trên bếp.

  • Cho cá vào luộc chín.

  • Vớt cá ra, sau đó, thực hiện việc lọc xương cho thật sạch.

  • Vo gạo, nấu cháo, nên sử dụng nước luộc cá để tận dụng vị ngọt.

  • Khi cháo đã nhừ, cho các gia vị theo lượng vừa phải, hợp khẩu vị.

  • Trong lúc nấu cháo, ướp phần thịt cá với các loại gia vị cho ngấm đều rồi phi hành tỏi và tiến hành xào tới chín.

  • Bỏ thịt cá đã xào chín vào nồi cháo, thêm hành và thì là để cháo thơm ngon hơn.

Linh hoạt trong chế biến để tận hưởng được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ cá chép

Linh hoạt trong chế biến để tận hưởng được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ cá chép

Kết hợp với đậu đỏ

Ngoài hành, tỏi, gừng và các loại gia vị như trên, mẹ có thể thay đậu xanh bằng đậu đỏ, chuẩn bị thêm trần bì, táo đỏ. Trần bì và táo đỏ cũng là hai vị thuốc trong Đông y rất tốt cho sức khỏe, tốt trong việc giúp cho khí huyết được điều hòa, tránh đầy bụng, kích thích miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng,…

Trước hết, mẹ cũng thực hiện bước luộc cá chính rồi lọc bỏ xương, sử dụng nước luộc cá để hầm trần bì và táo đỏ rồi lấy nước này để nấu cháo đậu đỏ.

Phần thịt cá cũng được ướp cùng gia vị rồi xào chín và trộn lẫn với cháo để ăn cùng hành lá.

Kết hợp với nấm

Loại nấm được dùng để nấu là nấm rơm, có sử dụng thêm nghệ. Các bước luộc, lọc xương và chế biến thịt cá cũng được thực hiện như hai phương pháp trên. Khi cháo đã chín mềm, cho nấm và nghệ vào nấu chín, thêm gia vị là có thể thưởng thức.

4. Cần lưu ý những gì khi nấu cháo cá chép cho bà bầu

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con song để tác dụng của loại cháo này được phát huy một cách đầy đủ và vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo sự tươi ngon cho mẹ, cần chú ý một số điều trong khi chế biến:

  • Loại nguyên liệu tốt nhất là cá chép sông, có thể phân biệt với cá ao bằng một số đặc điểm ngoại hình như: mình dài, sậm màu hơn và vảy cũng được phân bố dày hơn. Đặc biệt, không nên mua cá có trứng bởi lúc này mình của chúng mỏng, thịt ít. Cùng với đó, nên chọn mua nguyên con, không nên mua lát để chắc chắn rằng cá còn sống.

  • Khi sơ chế, đảm bảo cá được làm sạch vảy, không nên lấy ruột gan bởi đây chính là những cơ quan chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho sức khỏe.

  • Tránh làm cá bị vỡ mật bởi chất cyprinol sulfate có ở đây có thể gây ra đắng hoặc có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

  • Cá đông lạnh là loại nên tránh dùng, cũng không nên mua về rồi để lâu trong tủ lạnh, không chỉ khiến cho dinh dưỡng bị giảm sút mà còn có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại xâm nhập.

  • Lưu ý tới việc nêm nếm sao cho vừa đủ gia vị, không sử dụng quá nhiều muối bởi có thể gây tình trạng phù nề, bệnh huyết áp hoặc nhiễm độc thai nghén.

  • Cần thận trọng nếu muốn kết hợp cá chép với các loại thực phẩm khác bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như thịt gà hay cam thảo. Nguyên nhân là vì thịt gà mang tính ấm, cá chép lại tính hàn, vị ngọt nên nếu ăn cùng nhau có thể khiến mụn nhọt xuất hiện. Cam thảo lại là chất kỵ cá chép, có thể sinh độc tố.

Dinh dưỡng cùng với theo dõi sức khỏe là điều phụ nữ mang thai nào cũng quan tâm

Dinh dưỡng cùng với theo dõi sức khỏe là điều phụ nữ mang thai nào cũng quan tâm

Có thể nói, dinh dưỡng là một phần quan trọng của nội dung chăm sóc thai kỳ, đòi hỏi đảm bảo các tiêu chí an toàn và đầy đủ. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia để tìm cho mình một chế độ phù hợp.

Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám thai tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56.