Mách mẹ cách chặn sữa khi cho con bú nếu sữa xuống quá mạnh

Sữa mẹ xuống quá nhiều là vấn đề khiến các mẹ đau đầu mỗi khi cho con bú. Vì nếu sữa ra quá nhiều mà bé không kịp bú thì có thể dẫn đến tình trạng bị sặc và dễ dẫn đến tình trạng tắc sữa. Bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ “bỏ túi” một số cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ tiết ra nhiều

Sữa mẹ về nhiều hay ít một phần phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Và sữa mẹ nhiều cũng có thể là do bé bú vào buổi sáng. Bởi sau một đêm dài lấy lại năng lượng thì đây cũng chính là thời điểm mà sữa về dồi dào nhất. Bên cạnh đó, nếu vấn đề của việc sữa mẹ quá nhiều cũng dễ gặp ở những mẹ bầu có nhiều tuyến sữa trong ngực và số lượng tuyến sữa gần như tối đa (Trung bình mỗi bên ngực sẽ có khoảng 100.000 – 300.000 tuyến sữa). Ngoài ra, trường hợp nếu mẹ sử dụng máy hút sữa quá nhiều cũng dễ khiến cơ thể tiết ra nhiều sữa.

Cách chặn sữa khi cho con bú

Nếu không biết cách ngăn sữa khi cho con bú thì việc sữa tiết ra nhiều khiến phản xạ sữa của mẹ hoạt động quá mạnh, gây nên sự chênh lệch giữa sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu sẽ hơi loãng, ngọt và nhiều đường nhưng lại không có nhiều chất béo. Bù lại sữa sau tuy không có vị ngọt ít hơn nhưng lại chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng.

Sữa mẹ tiết ra nhiều có ảnh hưởng đến mẹ và bé không

Việc mẹ tiết ra sữa nhiều tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ lẫn bé như:

– Đối với người mẹ: Việc sữa xuống nhiều đồng nghĩa với cơ chế tiết sữa được tiết ra liên tục sẽ gây nên cảm giác căng tức ngực, cảm giác nặng nề và rất khó chịu. Chưa kể việc sữa sẽ chảy ra cả áo, gây ẩm ướt cả ngày khiến mẹ cảm thấy không được thoải mái và dễ dẫn đến tình trạng bị viêm đầu ti. Ngoài ra, trường hợp sữa nhiều và bé không bú hết, lượng sữa sẽ bị tồn đọng lại trong bầu ngực và dẫn đến tắc sữa. Điều này nếu không biết cách ngăn sữa khi cho con bú sẽ dễ gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

– Đối với em bé: Sữa mẹ tiết ra quá nhiều, tia sữa bắn mạnh và nhanh sẽ dễ làm cho các bé sợ khi bú. Nếu không có cách chặn sữa khi cho con bú, sữa sẽ xuống không đều lúc mạnh lúc yếu sẽ làm bé dễ bị sặc và lâu dần bé có thể bỏ ti mẹ. Ngoài ra, việc sữa mẹ xuống nhiều sẽ dễ khiến bé nhanh thấy no khi mới bú được cữ đầu, không tận hưởng hết được chất dinh dưỡng ở cuối cữ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả

Để giải quyết vấn đề sữa nhiều, bạn có thể tham khảo qua một số cách chặn sữa khi cho con bú đơn giản dưới đây:

Cho bé bú mỗi lần 1 bên ngực

Đây cũng là một trong những cách chặn sữa khi cho con bú tốt cho em bé. Thông thường, một cữ bú của bé sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Vì vậy, nếu như mỗi lần chỉ cho bé bú một bên ngực sẽ giúp bé được hấp thu dinh dưỡng từ cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Sau khi cho bé bú xong một cữ thì mẹ nên đợi khoảng 1 – 2 tiếng sau rồi lại tiếp tục cho bé bú tiếp bên ngực đó khoảng 15 – 20 phút nữa nhé!

Nếu mẹ thấy phần ngực còn lại quá căng thì mẹ có thể sử dụng máy hút sữa hút bớt để thấy thoải mái hơn. Khi hút sữa, mẹ chỉ nên hút bớt để ngực mẹ không còn cảm giác căng tức chứ không nên hút cạn, vì nếu làm như vậy sẽ làm kích thích sữa mới tiết ra nhiều hơn.

Đổi tư thế khi cho bé bú

Một cách chặn sữa khi cho con bú không bị sặc nữa đó là thay đổi tư thế khi bé bú. Làm như vậy sẽ giúp việc kiểm soát lượng sữa hút ra. Lúc bắt đầu cho con bú, mẹ nên tựa lưng, tay đỡ bé nằm đối diện với ngực mẹ, cho phần đầu bé cao hơn ngực và để nằm thoải mái trên đùi mẹ.

Đổi tư thế khi cho con bú

Sau đó, mẹ lại đổi sang tư thế nằm nghiêng, để bé nằm sát hoặc nằm trên ngực mẹ. Làm như vậy sẽ giúp làm lượng sữa tiết ra ít hơn. Và dù cho ở bất kì tư thế nào thì mẹ cũng cần lưu ý là để đầu của bé cao hơn phần thân. Đối với những bé chưa cứng cổ thì mẹ có thể bế bé nằm nghiêng để sữa tiết ra đều hơn và không quá nhanh. Và khi cho bé bú, mẹ nên chuẩn bị sẵn một cái khăn để thấm sữa khi sữa chảy ra.

Cho bé bú thường xuyên

Một trong những giải pháp nữa khi sữa mẹ quá nhiều đó là cho bé bú thường xuyên hơn để làm giảm tình trạng mẹ bị đau tức ngực. Mỗi cữ bú tầm khoảng 15 – 20 phút thì cách khoảng 1 – 2 tiếng mẹ có thể tiếp tục cho bé bú để lượng sữa vơi nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú trước khi sữa tràn về để tránh tình trạng căng tức ngực.

Cho bé bú thường xuyên hơn

Bên cạnh đó, khi sữa chảy về quá nhiều và quá nhanh thì mẹ cũng có thể vắt trước một ít sữa để các tia sữa đầu mạnh ra hết hoặc sử dụng máy hút sữa để hút trước một ít để các tia sữa ổn định trở lại rồi cho con bú. Phần sữa hút ra có thể đem cất đi rồi cho bú sau, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh bị căng tức ngực.

Hy vọng với những chia sẻ cách cho con bú trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và biết được cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả hơn.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Mách mẹ cách chặn sữa khi cho con bú nếu sữa xuống quá mạnh

Sữa mẹ xuống quá nhiều là vấn đề khiến các mẹ đau đầu mỗi khi cho con bú. Vì nếu sữa ra quá nhiều mà bé không kịp bú thì có thể dẫn đến tình trạng bị sặc và dễ dẫn đến tình trạng tắc sữa. Bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ “bỏ túi” một số cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ tiết ra nhiều

Sữa mẹ về nhiều hay ít một phần phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Và sữa mẹ nhiều cũng có thể là do bé bú vào buổi sáng. Bởi sau một đêm dài lấy lại năng lượng thì đây cũng chính là thời điểm mà sữa về dồi dào nhất. Bên cạnh đó, nếu vấn đề của việc sữa mẹ quá nhiều cũng dễ gặp ở những mẹ bầu có nhiều tuyến sữa trong ngực và số lượng tuyến sữa gần như tối đa (Trung bình mỗi bên ngực sẽ có khoảng 100.000 – 300.000 tuyến sữa). Ngoài ra, trường hợp nếu mẹ sử dụng máy hút sữa quá nhiều cũng dễ khiến cơ thể tiết ra nhiều sữa.

Cách chặn sữa khi cho con bú

Nếu không biết cách ngăn sữa khi cho con bú thì việc sữa tiết ra nhiều khiến phản xạ sữa của mẹ hoạt động quá mạnh, gây nên sự chênh lệch giữa sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu sẽ hơi loãng, ngọt và nhiều đường nhưng lại không có nhiều chất béo. Bù lại sữa sau tuy không có vị ngọt ít hơn nhưng lại chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng.

Sữa mẹ tiết ra nhiều có ảnh hưởng đến mẹ và bé không

Việc mẹ tiết ra sữa nhiều tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ lẫn bé như:

– Đối với người mẹ: Việc sữa xuống nhiều đồng nghĩa với cơ chế tiết sữa được tiết ra liên tục sẽ gây nên cảm giác căng tức ngực, cảm giác nặng nề và rất khó chịu. Chưa kể việc sữa sẽ chảy ra cả áo, gây ẩm ướt cả ngày khiến mẹ cảm thấy không được thoải mái và dễ dẫn đến tình trạng bị viêm đầu ti. Ngoài ra, trường hợp sữa nhiều và bé không bú hết, lượng sữa sẽ bị tồn đọng lại trong bầu ngực và dẫn đến tắc sữa. Điều này nếu không biết cách ngăn sữa khi cho con bú sẽ dễ gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

– Đối với em bé: Sữa mẹ tiết ra quá nhiều, tia sữa bắn mạnh và nhanh sẽ dễ làm cho các bé sợ khi bú. Nếu không có cách chặn sữa khi cho con bú, sữa sẽ xuống không đều lúc mạnh lúc yếu sẽ làm bé dễ bị sặc và lâu dần bé có thể bỏ ti mẹ. Ngoài ra, việc sữa mẹ xuống nhiều sẽ dễ khiến bé nhanh thấy no khi mới bú được cữ đầu, không tận hưởng hết được chất dinh dưỡng ở cuối cữ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả

Để giải quyết vấn đề sữa nhiều, bạn có thể tham khảo qua một số cách chặn sữa khi cho con bú đơn giản dưới đây:

Cho bé bú mỗi lần 1 bên ngực

Đây cũng là một trong những cách chặn sữa khi cho con bú tốt cho em bé. Thông thường, một cữ bú của bé sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Vì vậy, nếu như mỗi lần chỉ cho bé bú một bên ngực sẽ giúp bé được hấp thu dinh dưỡng từ cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Sau khi cho bé bú xong một cữ thì mẹ nên đợi khoảng 1 – 2 tiếng sau rồi lại tiếp tục cho bé bú tiếp bên ngực đó khoảng 15 – 20 phút nữa nhé!

Nếu mẹ thấy phần ngực còn lại quá căng thì mẹ có thể sử dụng máy hút sữa hút bớt để thấy thoải mái hơn. Khi hút sữa, mẹ chỉ nên hút bớt để ngực mẹ không còn cảm giác căng tức chứ không nên hút cạn, vì nếu làm như vậy sẽ làm kích thích sữa mới tiết ra nhiều hơn.

Đổi tư thế khi cho bé bú

Một cách chặn sữa khi cho con bú không bị sặc nữa đó là thay đổi tư thế khi bé bú. Làm như vậy sẽ giúp việc kiểm soát lượng sữa hút ra. Lúc bắt đầu cho con bú, mẹ nên tựa lưng, tay đỡ bé nằm đối diện với ngực mẹ, cho phần đầu bé cao hơn ngực và để nằm thoải mái trên đùi mẹ.

Đổi tư thế khi cho con bú

Sau đó, mẹ lại đổi sang tư thế nằm nghiêng, để bé nằm sát hoặc nằm trên ngực mẹ. Làm như vậy sẽ giúp làm lượng sữa tiết ra ít hơn. Và dù cho ở bất kì tư thế nào thì mẹ cũng cần lưu ý là để đầu của bé cao hơn phần thân. Đối với những bé chưa cứng cổ thì mẹ có thể bế bé nằm nghiêng để sữa tiết ra đều hơn và không quá nhanh. Và khi cho bé bú, mẹ nên chuẩn bị sẵn một cái khăn để thấm sữa khi sữa chảy ra.

Cho bé bú thường xuyên

Một trong những giải pháp nữa khi sữa mẹ quá nhiều đó là cho bé bú thường xuyên hơn để làm giảm tình trạng mẹ bị đau tức ngực. Mỗi cữ bú tầm khoảng 15 – 20 phút thì cách khoảng 1 – 2 tiếng mẹ có thể tiếp tục cho bé bú để lượng sữa vơi nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú trước khi sữa tràn về để tránh tình trạng căng tức ngực.

Cho bé bú thường xuyên hơn

Bên cạnh đó, khi sữa chảy về quá nhiều và quá nhanh thì mẹ cũng có thể vắt trước một ít sữa để các tia sữa đầu mạnh ra hết hoặc sử dụng máy hút sữa để hút trước một ít để các tia sữa ổn định trở lại rồi cho con bú. Phần sữa hút ra có thể đem cất đi rồi cho bú sau, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh bị căng tức ngực.

Hy vọng với những chia sẻ cách cho con bú trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và biết được cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả hơn.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp