Mẹ muốn cho bé tập ăn dặm bằng cách pha bột ăn dặm với sữa công thức nhưng không biết phải làm sao, có cần lưu ý gì không. Đừng lo! Bí quyết pha bột thơm ngon, bổ dưỡng nhất cho bé nhà mình sẽ được bật mí ngay trong bài viết này, mẹ theo dõi nhé!
1. 2 cách pha bột ăn dặm với sữa công thức
1.1. Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa cho bé bú
Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa cho bé bú đơn giản với 4 bước sau thôi mẹ ơi:
Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Mẹ tiệt trùng bình sữa trước khi pha để đảm bảo bình sữa vô khuẩn bằng cách đun sôi bình trong 3 – 7 phút tuỳ từng loại bình (bình thủy tinh 7 – 10 phút, bình nhựa 3 – 5 phút) hoặc sử dụng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng cho bé đều được nhé.
Bước 2 – Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm: 1 thìa cà phê bột, 6 thìa cà phê sữa công thức và nước ấm khoảng 60 – 70 độ.
Bước 3 – pha bột ăn dặm với sữa công thức cho bé: Cho 1 thìa cà phê bột cùng 6 thìa cà phê sữa công thức, rồi rót từ từ nước ấm 60 – 70 độ C và khuấy đều đến khi hỗn hợp đều, sánh mịn là có thể cho bé sử dụng rồi.
Bước 4 – Cho bé ăn: Cho bé ăn cũng cần để ý đó mẹ, bởi không phải bé nào cũng giống nhau đâu ạ. Mẹ quan sát biểu hiện và để ý các phản ứng phụ của chế độ ăn bột để điều chỉnh bữa ăn phù hợp cho bé:
Bé khó ăn, khó nuốt: Khi nuốt bột, nếu hỗn hợp quá đặc, bé sẽ khó nuốt và cảm thấy mệt mỏi khi ăn, mẹ cần điều chỉnh độ đặc của bột bằng cách giảm lượng bột và tăng lượng sữa cho bé để bé dễ ăn hơn nhé.
Bé bị táo bón: Mẹ nên thay thế bột gạo/bột mì bằng bột yến mạch/ngũ cốc nguyên cám (lúa mì, lúa mạch, gạo lứt,…) bởi trong bột gạo/bột mì giàu tinh bột, gluten (protein tương tự có trong thịt, cá) nhưng lại ít chất xơ dễ gây táo bón cho bé.
Lưu ý nho nhỏ: Pha bột ăn dặm với sữa công thức thường dành cho bé bị trào ngược thực quản vì vậy mẹ nên thử chế độ ăn cùng bột công thức ít gây dị ứng (không chứa sữa bò/đậu nành) và sau khi ăn mẹ nên cho bé đứng với tư thế thẳng trong 20 – 30 phút để hạn chế tình trạng trào ngược.
1.2. Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào tô/bát
Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Mẹ tiệt trùng tô/bát và thìa trước khi pha để đảm bảo dụng cụ vô khuẩn bằng cách đun sôi trong 3 – 10 phút (tô/bát thủy tinh 7 – 10 phút, tô/bát nhựa 3 – 5 phút) cho bé nhé.
Bước 2 – Chuẩn bị nguyên liệu: Để có món ăn dặm ngon bổ dưỡng cho con, mẹ cần chuẩn bị: 15ml bột (1 thìa canh), 60ml (3 thìa canh) sữa công thức.
Bước 3 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức: Mẹ pha 15ml bột cùng 60ml sữa công thức, khuấy đều tay tới khi hỗn hợp hoà quyện, sánh mịn gần giống như súp. Đầu tiên, mẹ nên pha loãng theo tỉ lệ 1ml bột : 4ml sữa công thức và dần tăng lượng bột lên để bé dần thích nghi.
Bước 4 – Cho bé ăn: Đặt thìa gần môi để bé ngửi, cảm nhận mùi vị món ăn trước sau đó đút cho bé từng thìa nhỏ, từ từ chậm rãi để quan sát những phản ứng của bé. Nếu bé quấy khóc không chịu ăn hoặc phun bột, nôn ói, mẹ nên thử pha loãng hơn và kiên trì thử cho bé ăn lại vào hôm sau rồi dần pha đặc hơn khi bé đã ăn tốt mẹ nhé.
1.3. Lời khuyên cho mẹ
Góc của mẹ sẽ giúp mẹ so sánh và đánh giá ưu – nhược điểm của 2 cách pha bột ăn dặm với sữa công thức ngay dưới đây để mẹ dễ lựa chọn hơn nhé.
1 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa:
Ưu điểm: Bình sữa vốn thân quen như người bạn nhỏ của bé nhờ vậy giúp bữa ăn của bé sẽ trở nên dễ dàng và mẹ cũng không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ khi nấu nướng cho bé. Ngoài ra, sử dụng bình sữa bé thường uống sạch hơn, ít bị bám đồ ăn xung quanh miệng, má,…
Nhược điểm: Núm ti bình sữa thường nhỏ mà hỗn hợp bột ăn dặm với sữa công thức thường đặc hơn 1 chút so với sữa, bé cần dùng lực hút nhiều hơn, có thể mỏi miệng hơn khi bú.
2 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào tô:
Ưu điểm: Cách làm này giúp bé hình thành thói quen ăn dặm cũng như phát triển nhiều kỹ năng. Đặc biệt, khi ăn bằng thìa, bé sẽ kiểm soát được lượng thức ăn, cảm thấy no, hạn chế việc ăn quá mức và tiêu thụ quá nhiều calo.
Nhược điểm: Mẹ vất vả hơn trong những ngày đầu tập cho bé ăn vì con chưa quen, thường quấy khóc. Ngoài ra, bé có thể “phì” thức ăn xung quanh miệng, bắn lên quần áo khiến mẹ vất vả hơn trong việc vệ sinh.
Như vậy, mẹ nên pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình khi bé mới tập ăn dặm để tạo sự quen thuộc cho bé, mẹ cũng dễ dàng dọn dẹp hơn. Khi bé đã quen (1 – 2 tuần), đồ ăn đặc hơn, mẹ nên pha ra bát để giúp con làm quen với thìa, hình thành thói quen ăn dặm tốt hơn mẹ nhé!
2. Lưu ý khi pha bột ăn dặm với sữa công thức
1 – Lưu ý về độ tuổi sử dụng bột ăn dặm pha sữa công thức: Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng bởi thời gian này hệ tiêu hoá của con đã dần hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu hoá và hấp thu các thực phẩm từ bên ngoài. Ăn dặm quá sớm là nguyên nhân gây mắc/hóc dị vật đường tiêu hoá, trào ngược dạ dày thực quản và thừa cân ở bé sơ sinh.
2 – Lưu ý về lượng hỗn hợp bột ăn dặm và sữa công thức: Bắt đầu bữa ăn hỗn hợp bột ăn dặm – sữa công thức đầu tiên với lượng nhỏ (khoảng 5ml hay 1 thìa cà phê hỗn hợp) để bé làm quen, thích nghi dần và tăng dần lên sau khoảng vài lần ăn, khi bé đã ăn tốt hơn (khoảng 15 – 60ml hay 1 – 4 thìa canh hỗn hợp) mẹ nhé.
3 – Lưu ý về cách pha:
Không nên pha sữa sẵn với nước rồi mới cho vào bột: Không nên pha sữa với nước rồi mới cho bột vì sữa nóng có thể khiến bột dễ bị vón, hỗn hợp không mềm mịn và đặc sánh.
Không nêm thêm gia vị như muối, đường,… vào hỗn hợp bột – sữa: Mẹ không nên nêm thêm gia vị đường, muối bởi thời gian này, chức năng thận của bé chưa hoàn thiện, chưa thể chuyển hóa, thải trừ một số chất, gây ứ đọng cầu thận, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con.
4 – Lưu ý về tần suất ăn: Chỉ nên pha vài lần trong tuần và không nên áp dụng liên tục trong một thời gian dài bởi sẽ làm bé mau chán. Bên cạnh đó, hấp thụ quá nhiều tinh bột dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, con lười ăn hơn đó mẹ ạ.
5 – Lưu ý về cách cho bé ăn hỗn hợp bột ăn dặm với sữa công thức:
Nên cho bé ăn hỗn hợp này trước 7 giờ tối: Đây là thời điểm tốt nhất để bé hấp thụ dưỡng chất mà không làm quá tải hệ tiêu hoá của bé. Mẹ nhớ ghi lại để áp dụng cho con nhé.
Thử lại khi bé không hợp tác: Nếu bé tỏ ra không thích hoặc từ chối ăn hỗn hợp đó, mẹ thử cho bé ăn lại vào lần sau đồng thời pha loãng bột hơn, vì có thể lần đầu bột đặc bé chưa quen đó ạ.
6 – Lưu ý an toàn khi cho bé ăn bột ăn dặm pha sữa công thức:
Bé phun bột khi ăn: Trong lần đầu ăn, bé có thể phun bột ra từng đợt, đây là phản xạ tự nhiên do con chưa kịp thích nghi thôi ạ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con đâu. Cứ tiếp tục kiên trì giúp con thử lại vào lần sau mẹ nhé..
Bé sặc nghẹn: Bé có dấu hiệu sặc nghẹn khi ăn, mẹ cần đặt bé nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu bé và vỗ vào lưng gần vai để di chuyển vật nghẹn ra khỏi miệng.
Chú ý các triệu chứng dị ứng: Bé bị dị ứng với bột ăn dặm với các triệu chứng: đầy hơi, nôn, tiêu chảy, nổi mày đay, khó thở sau ăn,… mẹ cho bé dừng ăn và trao đổi với bác sĩ để nhận lời khuyên kịp thời. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng dị ứng nặng, mẹ nên cho bé ăn thử 1 – 2 thìa rồi quan sát, nếu bé có biểu hiện bất thường như kể trên thì cần dừng ăn ngay mẹ nhé!
Đọc tới đây, hẳn mẹ đã bỏ túi được cho mình cách pha bột ăn dặm với sữa công thức cho bé rồi nhỉ. Nếu mẹ còn băn khoăn, thắc mắc hãy nhanh tay để lại bình luận để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé.
Xem thêm: 7 cách làm bột rau củ quả tươi và sấy khô cho trẻ ăn dặm
Mách mẹ cách pha bột ăn dặm với sữa công thức đúng chuẩn cho bé
Mẹ muốn cho bé tập ăn dặm bằng cách pha bột ăn dặm với sữa công thức nhưng không biết phải làm sao, có cần lưu ý gì không. Đừng lo! Bí quyết pha bột thơm ngon, bổ dưỡng nhất cho bé nhà mình sẽ được bật mí ngay trong bài viết này, mẹ theo dõi nhé!
1. 2 cách pha bột ăn dặm với sữa công thức
1.1. Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa cho bé bú
Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa cho bé bú đơn giản với 4 bước sau thôi mẹ ơi:
Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Mẹ tiệt trùng bình sữa trước khi pha để đảm bảo bình sữa vô khuẩn bằng cách đun sôi bình trong 3 – 7 phút tuỳ từng loại bình (bình thủy tinh 7 – 10 phút, bình nhựa 3 – 5 phút) hoặc sử dụng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng cho bé đều được nhé.
Bước 2 – Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm: 1 thìa cà phê bột, 6 thìa cà phê sữa công thức và nước ấm khoảng 60 – 70 độ.
Bước 3 – pha bột ăn dặm với sữa công thức cho bé: Cho 1 thìa cà phê bột cùng 6 thìa cà phê sữa công thức, rồi rót từ từ nước ấm 60 – 70 độ C và khuấy đều đến khi hỗn hợp đều, sánh mịn là có thể cho bé sử dụng rồi.
Bước 4 – Cho bé ăn: Cho bé ăn cũng cần để ý đó mẹ, bởi không phải bé nào cũng giống nhau đâu ạ. Mẹ quan sát biểu hiện và để ý các phản ứng phụ của chế độ ăn bột để điều chỉnh bữa ăn phù hợp cho bé:
Bé khó ăn, khó nuốt: Khi nuốt bột, nếu hỗn hợp quá đặc, bé sẽ khó nuốt và cảm thấy mệt mỏi khi ăn, mẹ cần điều chỉnh độ đặc của bột bằng cách giảm lượng bột và tăng lượng sữa cho bé để bé dễ ăn hơn nhé.
Bé bị táo bón: Mẹ nên thay thế bột gạo/bột mì bằng bột yến mạch/ngũ cốc nguyên cám (lúa mì, lúa mạch, gạo lứt,…) bởi trong bột gạo/bột mì giàu tinh bột, gluten (protein tương tự có trong thịt, cá) nhưng lại ít chất xơ dễ gây táo bón cho bé.
Lưu ý nho nhỏ: Pha bột ăn dặm với sữa công thức thường dành cho bé bị trào ngược thực quản vì vậy mẹ nên thử chế độ ăn cùng bột công thức ít gây dị ứng (không chứa sữa bò/đậu nành) và sau khi ăn mẹ nên cho bé đứng với tư thế thẳng trong 20 – 30 phút để hạn chế tình trạng trào ngược.
1.2. Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào tô/bát
Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Mẹ tiệt trùng tô/bát và thìa trước khi pha để đảm bảo dụng cụ vô khuẩn bằng cách đun sôi trong 3 – 10 phút (tô/bát thủy tinh 7 – 10 phút, tô/bát nhựa 3 – 5 phút) cho bé nhé.
Bước 2 – Chuẩn bị nguyên liệu: Để có món ăn dặm ngon bổ dưỡng cho con, mẹ cần chuẩn bị: 15ml bột (1 thìa canh), 60ml (3 thìa canh) sữa công thức.
Bước 3 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức: Mẹ pha 15ml bột cùng 60ml sữa công thức, khuấy đều tay tới khi hỗn hợp hoà quyện, sánh mịn gần giống như súp. Đầu tiên, mẹ nên pha loãng theo tỉ lệ 1ml bột : 4ml sữa công thức và dần tăng lượng bột lên để bé dần thích nghi.
Bước 4 – Cho bé ăn: Đặt thìa gần môi để bé ngửi, cảm nhận mùi vị món ăn trước sau đó đút cho bé từng thìa nhỏ, từ từ chậm rãi để quan sát những phản ứng của bé. Nếu bé quấy khóc không chịu ăn hoặc phun bột, nôn ói, mẹ nên thử pha loãng hơn và kiên trì thử cho bé ăn lại vào hôm sau rồi dần pha đặc hơn khi bé đã ăn tốt mẹ nhé.
1.3. Lời khuyên cho mẹ
Góc của mẹ sẽ giúp mẹ so sánh và đánh giá ưu – nhược điểm của 2 cách pha bột ăn dặm với sữa công thức ngay dưới đây để mẹ dễ lựa chọn hơn nhé.
1 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa:
Ưu điểm: Bình sữa vốn thân quen như người bạn nhỏ của bé nhờ vậy giúp bữa ăn của bé sẽ trở nên dễ dàng và mẹ cũng không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ khi nấu nướng cho bé. Ngoài ra, sử dụng bình sữa bé thường uống sạch hơn, ít bị bám đồ ăn xung quanh miệng, má,…
Nhược điểm: Núm ti bình sữa thường nhỏ mà hỗn hợp bột ăn dặm với sữa công thức thường đặc hơn 1 chút so với sữa, bé cần dùng lực hút nhiều hơn, có thể mỏi miệng hơn khi bú.
2 – Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào tô:
Ưu điểm: Cách làm này giúp bé hình thành thói quen ăn dặm cũng như phát triển nhiều kỹ năng. Đặc biệt, khi ăn bằng thìa, bé sẽ kiểm soát được lượng thức ăn, cảm thấy no, hạn chế việc ăn quá mức và tiêu thụ quá nhiều calo.
Nhược điểm: Mẹ vất vả hơn trong những ngày đầu tập cho bé ăn vì con chưa quen, thường quấy khóc. Ngoài ra, bé có thể “phì” thức ăn xung quanh miệng, bắn lên quần áo khiến mẹ vất vả hơn trong việc vệ sinh.
Như vậy, mẹ nên pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình khi bé mới tập ăn dặm để tạo sự quen thuộc cho bé, mẹ cũng dễ dàng dọn dẹp hơn. Khi bé đã quen (1 – 2 tuần), đồ ăn đặc hơn, mẹ nên pha ra bát để giúp con làm quen với thìa, hình thành thói quen ăn dặm tốt hơn mẹ nhé!
2. Lưu ý khi pha bột ăn dặm với sữa công thức
1 – Lưu ý về độ tuổi sử dụng bột ăn dặm pha sữa công thức: Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng bởi thời gian này hệ tiêu hoá của con đã dần hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu hoá và hấp thu các thực phẩm từ bên ngoài. Ăn dặm quá sớm là nguyên nhân gây mắc/hóc dị vật đường tiêu hoá, trào ngược dạ dày thực quản và thừa cân ở bé sơ sinh.
2 – Lưu ý về lượng hỗn hợp bột ăn dặm và sữa công thức: Bắt đầu bữa ăn hỗn hợp bột ăn dặm – sữa công thức đầu tiên với lượng nhỏ (khoảng 5ml hay 1 thìa cà phê hỗn hợp) để bé làm quen, thích nghi dần và tăng dần lên sau khoảng vài lần ăn, khi bé đã ăn tốt hơn (khoảng 15 – 60ml hay 1 – 4 thìa canh hỗn hợp) mẹ nhé.
3 – Lưu ý về cách pha:
Không nên pha sữa sẵn với nước rồi mới cho vào bột: Không nên pha sữa với nước rồi mới cho bột vì sữa nóng có thể khiến bột dễ bị vón, hỗn hợp không mềm mịn và đặc sánh.
Không nêm thêm gia vị như muối, đường,… vào hỗn hợp bột – sữa: Mẹ không nên nêm thêm gia vị đường, muối bởi thời gian này, chức năng thận của bé chưa hoàn thiện, chưa thể chuyển hóa, thải trừ một số chất, gây ứ đọng cầu thận, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con.
4 – Lưu ý về tần suất ăn: Chỉ nên pha vài lần trong tuần và không nên áp dụng liên tục trong một thời gian dài bởi sẽ làm bé mau chán. Bên cạnh đó, hấp thụ quá nhiều tinh bột dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, con lười ăn hơn đó mẹ ạ.
5 – Lưu ý về cách cho bé ăn hỗn hợp bột ăn dặm với sữa công thức:
Nên cho bé ăn hỗn hợp này trước 7 giờ tối: Đây là thời điểm tốt nhất để bé hấp thụ dưỡng chất mà không làm quá tải hệ tiêu hoá của bé. Mẹ nhớ ghi lại để áp dụng cho con nhé.
Thử lại khi bé không hợp tác: Nếu bé tỏ ra không thích hoặc từ chối ăn hỗn hợp đó, mẹ thử cho bé ăn lại vào lần sau đồng thời pha loãng bột hơn, vì có thể lần đầu bột đặc bé chưa quen đó ạ.
6 – Lưu ý an toàn khi cho bé ăn bột ăn dặm pha sữa công thức:
Bé phun bột khi ăn: Trong lần đầu ăn, bé có thể phun bột ra từng đợt, đây là phản xạ tự nhiên do con chưa kịp thích nghi thôi ạ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con đâu. Cứ tiếp tục kiên trì giúp con thử lại vào lần sau mẹ nhé..
Bé sặc nghẹn: Bé có dấu hiệu sặc nghẹn khi ăn, mẹ cần đặt bé nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu bé và vỗ vào lưng gần vai để di chuyển vật nghẹn ra khỏi miệng.
Chú ý các triệu chứng dị ứng: Bé bị dị ứng với bột ăn dặm với các triệu chứng: đầy hơi, nôn, tiêu chảy, nổi mày đay, khó thở sau ăn,… mẹ cho bé dừng ăn và trao đổi với bác sĩ để nhận lời khuyên kịp thời. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng dị ứng nặng, mẹ nên cho bé ăn thử 1 – 2 thìa rồi quan sát, nếu bé có biểu hiện bất thường như kể trên thì cần dừng ăn ngay mẹ nhé!
Đọc tới đây, hẳn mẹ đã bỏ túi được cho mình cách pha bột ăn dặm với sữa công thức cho bé rồi nhỉ. Nếu mẹ còn băn khoăn, thắc mắc hãy nhanh tay để lại bình luận để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé.
Xem thêm: 7 cách làm bột rau củ quả tươi và sấy khô cho trẻ ăn dặm
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi