Cách rã đông sữa mẹ tốt nhất, an toàn cho bé và không bị hôi

Cách rã đông sữa mẹ nào tốt nhất và an toàn cho bé là mối quan tâm của nhiều người khi nuôi con bằng sữa mẹ. Việc rã đông sữa mẹ tuy đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ phương pháp có thể làm sữa bị mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Hãy cùng các chuyên gia tại Nutrihome tìm hiểu phương pháp rã đông sữa mẹ đúng cách trong bài viết dưới đây.

Sữa mẹ rã đông có tốt không? Có mất chất không?

Sữa mẹ rã đông hoàn toàn tốt và không bị mất chất nếu mẹ biết cách rã đông đúng khoa học. Trữ đông sữa mẹ là giải pháp bảo quản sữa mẹ tốt nhất hiện nay, đặc biệt trong trường hợp mẹ có quá nhiều sữa mà trẻ không kịp bú, hoặc mẹ không thể ở nhà chăm sóc trẻ nên cần trữ sẵn sữa để trẻ bú đều đặn.

Bác sĩ cho biết, sữa mẹ mới vắt chứa nhiều kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, chất béo và vitamin hơn sữa trữ đông. Tuy nhiên, nếu biết cách rã đông sữa mẹ chuẩn xác, sữa mẹ vẫn duy trì được lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh để trẻ phát triển toàn diện mọi mặt.

Nhiệt độ rã đông sữa lý tưởng là dưới 40 độ C và thời gian hâm sữa tối đa là 10 phút. Mẹ cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và thời gian rã đông này. Bởi nếu không, các kháng thể, dinh dưỡng trong sữa có nguy cơ bị phá vỡ cao.

Nếu mẹ đã thực hiện cách rã đông sữa mẹ chuẩn xác nhưng trẻ vẫn không tăng cân, dịch vụ xét nghiệm thành phần sữa mẹ tại Nutrihome là lựa chọn phù hợp dành cho mẹ. Bằng thiết bị xét nghiệm tân tiến, Nutrihome có thể xác định chính xác các thành phần có trong sữa mẹ, tỷ lệ của các vi chất, kháng thể,… Từ đó, các chuyên gia tại Nutrihome có thể chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp với sức khỏe của người mẹ.

Một số cách rã đông sữa mẹ thường gặp

Với sự cải tiến không ngừng của công nghệ, ngày càng có nhiều thiết bị giúp mẹ có chăm sóc trẻ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó, ngoài phương pháp rã đông sữa mẹ thông thường như rã đông bằng nước ấm, rã đông bằng nước lạnh, phần lớn bố mẹ áp dụng phương thức hâm sữa bằng thiết bị máy hâm sữa. Dưới đây là một số các rã đông sữa mẹ có thể áp dụng:

1. Rã đông trong điều kiện nhiệt độ phòng

“Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng được không?” là thắc mắc của nhiều bố mẹ trong lần đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Không nên rã đông sữa mẹ đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi rã đông bằng nhiệt độ phòng là cách rã đông sữa mẹ kém hiệu quả, khiến sữa dễ biến chất. Nguyên nhân chính là sữa rã đông ở nhiệt độ phòng cần nhiều thời gian hơn thông thường, đồng thời dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và tăng trưởng nhanh chóng bên trong sữa.

2. Rã đông sữa mẹ bằng nước lạnh

Rã đông bằng nước lạnh được xem cách rã đông sữa mẹ khoa học. Đây cũng chính bước đầu tiên cần thực hiện để rã đông sữa mẹ vừa được lấy ra khỏi ngăn đá.

Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm, vì muốn rã đông nhanh đã vội cho túi sữa mẹ trong trạng thái đông đá vào ngay thau nước ấm. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm sữa bị “sốc” nhiệt và biến chất.

Vì thế, rã đông sữa mẹ bằng nước lạnh chính là bước rã đông đóng vai trò trung gian, giúp sữa mẹ chầm chậm “thích nghi” với nhiệt độ phòng để giảm thiểu rủi ro biến chất.

3. Rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Rã đông sữa mẹ bằng nước ấm được xem là cách rã đông sữa mẹ nhanh nhất:

  • Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát: Mẹ có thể trực tiếp hâm nóng bằng nước ấm. Đây là phương pháp hâm sữa an toàn, bảo toàn dưỡng chất trong sữa mẹ.
  • Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đông: Cần rã đông bằng nước lạnh trước rồi sau đó chuyển sang rã đông bằng nước ấm trước khi cho trẻ uống. Mẹ lưu ý không lắc mạnh bình sau khi hâm nhằm hạn chế việc phá hủy cấu trúc chuỗi vi chất, làm sữa mẹ mất dinh dưỡng.

Để đẩy nhanh tốc độ rã đông, mẹ có thể đặt túi sữa bên dưới vòi nước ấm đang chảy. Bằng cách này sữa sẽ được đưa về trạng thái lỏng hoàn toàn một cách nhanh chóng. Nếu trẻ thích uống sữa ấm, mẹ có thể tiếp tục cho sữa đã rã đông vào máy hâm hoặc tiếp tục ngâm trong nước ấm đến khi nhiệt độ sữa đạt.

4. Rã đông sữa mẹ bằng cách dùng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là thiết bị rã đông sữa mẹ được nhiều bố mẹ tin dùng hiện nay. Thiết bị này đảm bảo ba tiêu chí vàng khi rã đông sữa mẹ là thời gian, nhiệt độ và dinh dưỡng. Cụ thể, thiết bị kiểm soát nhiệt độ hâm sữa chuẩn xác, từ đó tăng khả năng bảo toàn dinh dưỡng trong sữa mẹ. Thời gian hâm sữa bằng thiết bị này cũng nhanh chóng hơn so với các phương pháp thủ công kể trên.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy hâm sữa cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên đặt bình sữa trong máy hâm tối đa 1 tiếng. Vì môi trường có nhiệt độ ấm, độ ẩm cao và nhiều đạm như sữa mẹ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

5. Rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng

Rã đông bằng lò vi sóng là cách rã đông sữa mẹ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như:

  • Dễ gây bỏng cho trẻ vì lò vi sóng không làm nóng đồng đều.
  • Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể phá hủy chuỗi vi chất, làm sữa mẹ mất đi dinh dưỡng tinh túy vì sữa bị “buộc” phải nóng nhanh lên trong một thời gian ngắn.
  • Lò vi sóng hâm sữa ở nhiệt độ quá cao làm các amino axit có trong sữa mẹ mất đi khả năng bảo vệ.
  • Sóng điện từ trong lò có thể phá hủy phân tử vitamin có trong sữa và làm hao hụt lượng kháng thể tự nhiên của sữa mẹ.

Chính vì vậy, các bác sĩ đã nhấn mạnh cách rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng là phương pháp không được khuyến khích.

6. Rã đông bằng cách làm nóng thủ công khác

Ngoài những cách rã đông sữa mẹ trên, mẹ có thể thử áp dụng phương pháp hấp sữa mẹ cách thủy. Tuy nhiên, cách rã đông này đòi hỏi mẹ cần chú ý canh chỉnh nhiệt độ chuẩn xác. Mẹ lưu ý tuyệt đối không thực hiện rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa mẹ hoặc ngâm sữa mẹ trong nước sôi.

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng cách tốt nhất, không bị hôi

Cách rã đông sữa mẹ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Bởi vậy, để cung cấp cho trẻ dòng sữa chất lượng nhất, mẹ cần biết về những cách rã đông sữa mẹ khoa học sau đây: (1)

1. Cách rã đông sữa mẹ từ ngăn đá

Đối với sữa mẹ bảo quản tại ngăn trữ đông, mẹ cần cho sữa xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày, hoặc rã đông sữa trong chậu nước chứa nhiều đá lạnh. (2)

Sau khi sữa chuyển sang dạng lỏng, mẹ lắc nhẹ để váng sữa và phần nước bên dưới hòa tan với nhau. Tiếp theo, mẹ đổi sang ngâm vào nước ấm đến khi sữa đạt nhiệt độ phù hợp để cho trẻ ăn.

Sữa trữ đông thường gặp tình trạng tách lớp, lớp bên trên là chất béo trong sữa mẹ. Nếu sữa không có mùi lạ, váng sữa và nước hòa tan sau khi hâm thì mẹ có thể yên tâm cho trẻ uống. (3)

Tuy nhiên, khi sữa xuất hiện tình trạng kết tủa, hình dạng tương tự với đám mây có màu trắng đục, thì sữa có nguy cơ hỏng cao. Mẹ cần loại bỏ sữa này để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Cách rã đông sữa mẹ bảo quản ngăn mát

Để rã đông sữa mẹ sau khi đặt trong ngăn tủ mát, mẹ cần lấy sữa ra khỏi tủ lạnh sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C cho đến khi sữa ấm 37 độ C. Mẹ lưu ý không ngâm sữa trong nước nóng quá lâu vì vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ dễ bị phân hủy. Bên cạnh đó, sữa mẹ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh không thể tái cấp đông. Vì vậy, mẹ chỉ cần lấy đúng bằng một lượng cần thiết cho cữ ăn của trẻ.

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?

Để biết được sữa mẹ rã đông để được bao lâu, chúng ta phải căn cứ vào điều kiện bảo quản sữa sau khi được rã đông. Thông thường, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì sữa để được càng lâu (4). Cụ thể:

1. Sữa mẹ rã đông cất vào ngăn mát để được bao lâu?

Sữa mẹ rã đông có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 giờ nhưng không thể tái trữ đông lần nữa. Do đó, mẹ lưu ý nên loại bỏ những túi sữa đã quá hạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. (5)

2. Sữa mẹ rã đông bằng cách hâm nóng để được bao lâu?

Bên cạnh băn khoăn “sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu?”, nhiều phụ huynh lần đầu làm mẹ bỡ ngỡ không biết rã đông bằng cách hâm nóng sữa thì có giúp sữa “trụ” được lâu hơn không.

Để trả lời câu hỏi này, ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Nutrihome cho biết, sữa mẹ rã đông hâm nóng có thể bảo quản tối đa 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Sau 2 tiếng, dù trẻ đã uống hay chưa, mẹ cũng nên bỏ phần sữa này vì khả năng cao vi khuẩn đã xâm nhập vào sữa.

Ngoài cách rã đông chính xác, mẹ cần chú ý đến cả cách bảo quản sữa mẹ chính xác để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Cách bảo quản sữa mẹ cụ thể như sau:

  • Tủ lạnh (từ 4 độ C trở xuống): từ 3 ngày – 5 ngày;
  • Tủ đông (từ -18 độ C trở xuống): từ 6 tháng – 9 tháng;
  • Nhiệt độ phòng (từ 16 độ C đến 25 độ C): từ 4 tiếng – 6 tiếng.

Để tránh lãng phí sữa, mỗi lần rã đông và hâm sữa mẹ chỉ nên lấy lượng sữa vừa đủ dùng từ ngăn mát để cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm nước nóng. Sữa ngâm nước nóng quá lâu có thể bị mất chất vì vậy mẹ nên bỏ bình sữa ra khỏi máy hâm sau khi sữa đạt 40 độ C.

Nếu sữa đã được hâm nóng và để ngoài quá lâu thì dù trẻ chưa bú, mẹ vẫn nên bỏ đi do nhiệt độ trong phòng thay đổi liên tục. Bởi chất lượng sữa mẹ lúc này khả năng cao đã bị biến chất.

Sữa mẹ rã đông như thế nào là hư?

Thông thường sau rã đông và hâm ấm, sữa mẹ vẫn có mùi dễ chịu, sữa màu trắng ngà. Nếu sữa xuất hiện mùi hôi, tanh khó chịu, váng sữa không tan, thì có thể sữa mẹ đã bị hỏng. Ngoài ra, sữa rã đông sai cách cũng có thể làm sữa bị hư. Mẹ không nên rã đông bằng lò vi sóng hoặc nước sôi vì không chỉ làm sữa mất dinh dưỡng mà còn dễ khiến trẻ bị bỏng.

Tuy nhiên, sữa mẹ lưu trữ ngăn đông lạnh khó tránh khỏi mùi tanh nhẹ (6). Để kiểm tra sữa hỏng hay chưa, mẹ có thể thực hiện ra đông và hâm nóng đến nhiệt độ chuẩn. Ở bước cuối mẹ nên tự nếm thử lại để đảm bảo sữa mẹ không có mùi hoặc vị lạ, sau đó cho trẻ dùng sữa như bình thường.

Một số chú ý khi rã đông sữa mẹ

1. Không rã đông sữa mẹ sau khi đông lạnh ở nhiệt độ phòng

Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng làm tăng nguy cơ sữa mẹ tiếp xúc với vi khuẩn, khiến sữa bị nhiễm khuẩn và bị hỏng. Ngoài ra, rã đông sữa mẹ sau khi đông lạnh trong điều kiện nhiệt độ phòng cần nhiều thời gian hơn so với các biện pháp khác.

2. Không dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ

Kết cấu phân tử nằm trong dưỡng chất của sữa mẹ dễ bị phá vỡ khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, cách rã đông sữa bằng lò vi sóng hoặc đun nóng trực tiếp có thể làm sữa mẹ mất hoàn toàn chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, lò vi sóng làm nóng sữa không đều, dễ gây bỏng khi cho trẻ uống. Do đó, phương pháp này không được áp dụng khi hâm sữa mẹ cho trẻ nhỏ. (7)

3. Không lắc bình sữa rã đông

Khi rã đông sữa mẹ, nhiều người thường lắc mạnh bình sữa để sữa rã đông nhanh hơn đồng thời hòa tan lớp váng sữa và phần nước của sữa mẹ. Tuy nhiên những tác động mạnh này vô hình chung cũng có thể gây biến chất sữa mẹ, phá vỡ những cấu trúc phân tử trong sữa, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa . Trong quá trình rã đông, mẹ chỉ nên lắc hoặc xoay nhẹ nhàng để sữa không bị mất đi dưỡng chất.

4. Không trữ lại sữa đã rã đông

Bác sĩ cho biết, sữa mẹ đã rã đông và hâm nóng không nên tiếp tục giữ lại bảo quản khi trẻ bú thừa. Đối với sữa rã đông bị thừa, mẹ nên bỏ đi vì sữa tái trữ đông dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh cho trẻ. (8)

Sữa sau khi hâm nóng mà trẻ chưa bú hết, mẹ có thể sử dụng nắp bình khác để đậy kín bình sữa nếu vẫn muốn trữ sữa lâu hơn. Nguyên nhân là bởi khi bé đã tiếp xúc với núm bình và để lại nước bọt trên núm – đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, thao tác thay nắp bình có thể giúp vòng đời của sữa kéo dài được thêm 2 tiếng ở nhiệt độ phòng.

Ngoài ra, mẹ chỉ nên rã đông sữa mẹ bằng cách hâm sữa một lần duy nhất. Việc hâm đi hâm lại nhiều lần sữa đã rã đông không chỉ làm tăng lượng vi khuẩn xấu mà còn làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ. Khi hâm sữa nên duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 40 độ C và sử dụng ngay trong vòng 1 tiếng sau khi hâm.

5. Không pha sữa rã đông cùng sữa mới vắt

Sữa mới vắt thường có nhiệt độ cao hơn sữa rã đông. Việc pha sữa mới vắt vào sữa rã đông sẽ làm cho cả 2 loại sữa bị “sốc” nhiệt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Bởi vậy mẹ cần tránh pha sữa rã đông cùng sữa mới vắt và bảo quản hai loại sữa này ở hai túi tách biệt.

6. Không rã đông bằng cách hâm sữa nóng già sau đó để nguội

Một số bố mẹ có thói quen rã đông sữa cho con mà không chú ý đến nhiệt độ. Bố mẹ cho rằng chỉ cần làm nóng sữa lên trước khi đến giờ bú của trẻ, sau đó đợi nguội dần về 37 độ C là có thể cho trẻ dùng.

Bố mẹ nên nhớ, lý do duy trì nhiệt độ rã đông và hâm sữa ở 40 độ C không chỉ để trẻ uống sữa một cách an toàn mà quan trọng hơn là bảo vệ dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp rã đông bằng cách hâm sữa mẹ đến nhiệt độ nóng già.

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome về cách rã đông sữa mẹ tốt nhất, giúp hạn chế tối đa mức độ hao hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ. Nắm bắt được cách rã đông sữa mẹ chính xác sẽ giúp mẹ mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng chất lượng gần tương đương sữa mới vắt. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng về các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng sữa mẹ và cách rã đông sữa mẹ đúng cách, hãy đến Nutrihome để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất thông qua sự tư vấn tận tình của các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành.

Cách rã đông sữa mẹ tốt nhất, an toàn cho bé và không bị hôi

Cách rã đông sữa mẹ nào tốt nhất và an toàn cho bé là mối quan tâm của nhiều người khi nuôi con bằng sữa mẹ. Việc rã đông sữa mẹ tuy đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ phương pháp có thể làm sữa bị mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Hãy cùng các chuyên gia tại Nutrihome tìm hiểu phương pháp rã đông sữa mẹ đúng cách trong bài viết dưới đây.

Sữa mẹ rã đông có tốt không? Có mất chất không?

Sữa mẹ rã đông hoàn toàn tốt và không bị mất chất nếu mẹ biết cách rã đông đúng khoa học. Trữ đông sữa mẹ là giải pháp bảo quản sữa mẹ tốt nhất hiện nay, đặc biệt trong trường hợp mẹ có quá nhiều sữa mà trẻ không kịp bú, hoặc mẹ không thể ở nhà chăm sóc trẻ nên cần trữ sẵn sữa để trẻ bú đều đặn.

Bác sĩ cho biết, sữa mẹ mới vắt chứa nhiều kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, chất béo và vitamin hơn sữa trữ đông. Tuy nhiên, nếu biết cách rã đông sữa mẹ chuẩn xác, sữa mẹ vẫn duy trì được lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh để trẻ phát triển toàn diện mọi mặt.

Nhiệt độ rã đông sữa lý tưởng là dưới 40 độ C và thời gian hâm sữa tối đa là 10 phút. Mẹ cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và thời gian rã đông này. Bởi nếu không, các kháng thể, dinh dưỡng trong sữa có nguy cơ bị phá vỡ cao.

Nếu mẹ đã thực hiện cách rã đông sữa mẹ chuẩn xác nhưng trẻ vẫn không tăng cân, dịch vụ xét nghiệm thành phần sữa mẹ tại Nutrihome là lựa chọn phù hợp dành cho mẹ. Bằng thiết bị xét nghiệm tân tiến, Nutrihome có thể xác định chính xác các thành phần có trong sữa mẹ, tỷ lệ của các vi chất, kháng thể,… Từ đó, các chuyên gia tại Nutrihome có thể chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp với sức khỏe của người mẹ.

Một số cách rã đông sữa mẹ thường gặp

Với sự cải tiến không ngừng của công nghệ, ngày càng có nhiều thiết bị giúp mẹ có chăm sóc trẻ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó, ngoài phương pháp rã đông sữa mẹ thông thường như rã đông bằng nước ấm, rã đông bằng nước lạnh, phần lớn bố mẹ áp dụng phương thức hâm sữa bằng thiết bị máy hâm sữa. Dưới đây là một số các rã đông sữa mẹ có thể áp dụng:

1. Rã đông trong điều kiện nhiệt độ phòng

“Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng được không?” là thắc mắc của nhiều bố mẹ trong lần đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Không nên rã đông sữa mẹ đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi rã đông bằng nhiệt độ phòng là cách rã đông sữa mẹ kém hiệu quả, khiến sữa dễ biến chất. Nguyên nhân chính là sữa rã đông ở nhiệt độ phòng cần nhiều thời gian hơn thông thường, đồng thời dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và tăng trưởng nhanh chóng bên trong sữa.

2. Rã đông sữa mẹ bằng nước lạnh

Rã đông bằng nước lạnh được xem cách rã đông sữa mẹ khoa học. Đây cũng chính bước đầu tiên cần thực hiện để rã đông sữa mẹ vừa được lấy ra khỏi ngăn đá.

Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm, vì muốn rã đông nhanh đã vội cho túi sữa mẹ trong trạng thái đông đá vào ngay thau nước ấm. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm sữa bị “sốc” nhiệt và biến chất.

Vì thế, rã đông sữa mẹ bằng nước lạnh chính là bước rã đông đóng vai trò trung gian, giúp sữa mẹ chầm chậm “thích nghi” với nhiệt độ phòng để giảm thiểu rủi ro biến chất.

3. Rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Rã đông sữa mẹ bằng nước ấm được xem là cách rã đông sữa mẹ nhanh nhất:

  • Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát: Mẹ có thể trực tiếp hâm nóng bằng nước ấm. Đây là phương pháp hâm sữa an toàn, bảo toàn dưỡng chất trong sữa mẹ.
  • Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đông: Cần rã đông bằng nước lạnh trước rồi sau đó chuyển sang rã đông bằng nước ấm trước khi cho trẻ uống. Mẹ lưu ý không lắc mạnh bình sau khi hâm nhằm hạn chế việc phá hủy cấu trúc chuỗi vi chất, làm sữa mẹ mất dinh dưỡng.

Để đẩy nhanh tốc độ rã đông, mẹ có thể đặt túi sữa bên dưới vòi nước ấm đang chảy. Bằng cách này sữa sẽ được đưa về trạng thái lỏng hoàn toàn một cách nhanh chóng. Nếu trẻ thích uống sữa ấm, mẹ có thể tiếp tục cho sữa đã rã đông vào máy hâm hoặc tiếp tục ngâm trong nước ấm đến khi nhiệt độ sữa đạt.

4. Rã đông sữa mẹ bằng cách dùng máy hâm sữa

Máy hâm sữa là thiết bị rã đông sữa mẹ được nhiều bố mẹ tin dùng hiện nay. Thiết bị này đảm bảo ba tiêu chí vàng khi rã đông sữa mẹ là thời gian, nhiệt độ và dinh dưỡng. Cụ thể, thiết bị kiểm soát nhiệt độ hâm sữa chuẩn xác, từ đó tăng khả năng bảo toàn dinh dưỡng trong sữa mẹ. Thời gian hâm sữa bằng thiết bị này cũng nhanh chóng hơn so với các phương pháp thủ công kể trên.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy hâm sữa cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên đặt bình sữa trong máy hâm tối đa 1 tiếng. Vì môi trường có nhiệt độ ấm, độ ẩm cao và nhiều đạm như sữa mẹ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

5. Rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng

Rã đông bằng lò vi sóng là cách rã đông sữa mẹ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như:

  • Dễ gây bỏng cho trẻ vì lò vi sóng không làm nóng đồng đều.
  • Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể phá hủy chuỗi vi chất, làm sữa mẹ mất đi dinh dưỡng tinh túy vì sữa bị “buộc” phải nóng nhanh lên trong một thời gian ngắn.
  • Lò vi sóng hâm sữa ở nhiệt độ quá cao làm các amino axit có trong sữa mẹ mất đi khả năng bảo vệ.
  • Sóng điện từ trong lò có thể phá hủy phân tử vitamin có trong sữa và làm hao hụt lượng kháng thể tự nhiên của sữa mẹ.

Chính vì vậy, các bác sĩ đã nhấn mạnh cách rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng là phương pháp không được khuyến khích.

6. Rã đông bằng cách làm nóng thủ công khác

Ngoài những cách rã đông sữa mẹ trên, mẹ có thể thử áp dụng phương pháp hấp sữa mẹ cách thủy. Tuy nhiên, cách rã đông này đòi hỏi mẹ cần chú ý canh chỉnh nhiệt độ chuẩn xác. Mẹ lưu ý tuyệt đối không thực hiện rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa mẹ hoặc ngâm sữa mẹ trong nước sôi.

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng cách tốt nhất, không bị hôi

Cách rã đông sữa mẹ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Bởi vậy, để cung cấp cho trẻ dòng sữa chất lượng nhất, mẹ cần biết về những cách rã đông sữa mẹ khoa học sau đây: (1)

1. Cách rã đông sữa mẹ từ ngăn đá

Đối với sữa mẹ bảo quản tại ngăn trữ đông, mẹ cần cho sữa xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày, hoặc rã đông sữa trong chậu nước chứa nhiều đá lạnh. (2)

Sau khi sữa chuyển sang dạng lỏng, mẹ lắc nhẹ để váng sữa và phần nước bên dưới hòa tan với nhau. Tiếp theo, mẹ đổi sang ngâm vào nước ấm đến khi sữa đạt nhiệt độ phù hợp để cho trẻ ăn.

Sữa trữ đông thường gặp tình trạng tách lớp, lớp bên trên là chất béo trong sữa mẹ. Nếu sữa không có mùi lạ, váng sữa và nước hòa tan sau khi hâm thì mẹ có thể yên tâm cho trẻ uống. (3)

Tuy nhiên, khi sữa xuất hiện tình trạng kết tủa, hình dạng tương tự với đám mây có màu trắng đục, thì sữa có nguy cơ hỏng cao. Mẹ cần loại bỏ sữa này để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Cách rã đông sữa mẹ bảo quản ngăn mát

Để rã đông sữa mẹ sau khi đặt trong ngăn tủ mát, mẹ cần lấy sữa ra khỏi tủ lạnh sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C cho đến khi sữa ấm 37 độ C. Mẹ lưu ý không ngâm sữa trong nước nóng quá lâu vì vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ dễ bị phân hủy. Bên cạnh đó, sữa mẹ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh không thể tái cấp đông. Vì vậy, mẹ chỉ cần lấy đúng bằng một lượng cần thiết cho cữ ăn của trẻ.

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?

Để biết được sữa mẹ rã đông để được bao lâu, chúng ta phải căn cứ vào điều kiện bảo quản sữa sau khi được rã đông. Thông thường, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì sữa để được càng lâu (4). Cụ thể:

1. Sữa mẹ rã đông cất vào ngăn mát để được bao lâu?

Sữa mẹ rã đông có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 giờ nhưng không thể tái trữ đông lần nữa. Do đó, mẹ lưu ý nên loại bỏ những túi sữa đã quá hạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. (5)

2. Sữa mẹ rã đông bằng cách hâm nóng để được bao lâu?

Bên cạnh băn khoăn “sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu?”, nhiều phụ huynh lần đầu làm mẹ bỡ ngỡ không biết rã đông bằng cách hâm nóng sữa thì có giúp sữa “trụ” được lâu hơn không.

Để trả lời câu hỏi này, ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Nutrihome cho biết, sữa mẹ rã đông hâm nóng có thể bảo quản tối đa 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Sau 2 tiếng, dù trẻ đã uống hay chưa, mẹ cũng nên bỏ phần sữa này vì khả năng cao vi khuẩn đã xâm nhập vào sữa.

Ngoài cách rã đông chính xác, mẹ cần chú ý đến cả cách bảo quản sữa mẹ chính xác để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Cách bảo quản sữa mẹ cụ thể như sau:

  • Tủ lạnh (từ 4 độ C trở xuống): từ 3 ngày – 5 ngày;
  • Tủ đông (từ -18 độ C trở xuống): từ 6 tháng – 9 tháng;
  • Nhiệt độ phòng (từ 16 độ C đến 25 độ C): từ 4 tiếng – 6 tiếng.

Để tránh lãng phí sữa, mỗi lần rã đông và hâm sữa mẹ chỉ nên lấy lượng sữa vừa đủ dùng từ ngăn mát để cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm nước nóng. Sữa ngâm nước nóng quá lâu có thể bị mất chất vì vậy mẹ nên bỏ bình sữa ra khỏi máy hâm sau khi sữa đạt 40 độ C.

Nếu sữa đã được hâm nóng và để ngoài quá lâu thì dù trẻ chưa bú, mẹ vẫn nên bỏ đi do nhiệt độ trong phòng thay đổi liên tục. Bởi chất lượng sữa mẹ lúc này khả năng cao đã bị biến chất.

Sữa mẹ rã đông như thế nào là hư?

Thông thường sau rã đông và hâm ấm, sữa mẹ vẫn có mùi dễ chịu, sữa màu trắng ngà. Nếu sữa xuất hiện mùi hôi, tanh khó chịu, váng sữa không tan, thì có thể sữa mẹ đã bị hỏng. Ngoài ra, sữa rã đông sai cách cũng có thể làm sữa bị hư. Mẹ không nên rã đông bằng lò vi sóng hoặc nước sôi vì không chỉ làm sữa mất dinh dưỡng mà còn dễ khiến trẻ bị bỏng.

Tuy nhiên, sữa mẹ lưu trữ ngăn đông lạnh khó tránh khỏi mùi tanh nhẹ (6). Để kiểm tra sữa hỏng hay chưa, mẹ có thể thực hiện ra đông và hâm nóng đến nhiệt độ chuẩn. Ở bước cuối mẹ nên tự nếm thử lại để đảm bảo sữa mẹ không có mùi hoặc vị lạ, sau đó cho trẻ dùng sữa như bình thường.

Một số chú ý khi rã đông sữa mẹ

1. Không rã đông sữa mẹ sau khi đông lạnh ở nhiệt độ phòng

Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng làm tăng nguy cơ sữa mẹ tiếp xúc với vi khuẩn, khiến sữa bị nhiễm khuẩn và bị hỏng. Ngoài ra, rã đông sữa mẹ sau khi đông lạnh trong điều kiện nhiệt độ phòng cần nhiều thời gian hơn so với các biện pháp khác.

2. Không dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ

Kết cấu phân tử nằm trong dưỡng chất của sữa mẹ dễ bị phá vỡ khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, cách rã đông sữa bằng lò vi sóng hoặc đun nóng trực tiếp có thể làm sữa mẹ mất hoàn toàn chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, lò vi sóng làm nóng sữa không đều, dễ gây bỏng khi cho trẻ uống. Do đó, phương pháp này không được áp dụng khi hâm sữa mẹ cho trẻ nhỏ. (7)

3. Không lắc bình sữa rã đông

Khi rã đông sữa mẹ, nhiều người thường lắc mạnh bình sữa để sữa rã đông nhanh hơn đồng thời hòa tan lớp váng sữa và phần nước của sữa mẹ. Tuy nhiên những tác động mạnh này vô hình chung cũng có thể gây biến chất sữa mẹ, phá vỡ những cấu trúc phân tử trong sữa, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa . Trong quá trình rã đông, mẹ chỉ nên lắc hoặc xoay nhẹ nhàng để sữa không bị mất đi dưỡng chất.

4. Không trữ lại sữa đã rã đông

Bác sĩ cho biết, sữa mẹ đã rã đông và hâm nóng không nên tiếp tục giữ lại bảo quản khi trẻ bú thừa. Đối với sữa rã đông bị thừa, mẹ nên bỏ đi vì sữa tái trữ đông dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh cho trẻ. (8)

Sữa sau khi hâm nóng mà trẻ chưa bú hết, mẹ có thể sử dụng nắp bình khác để đậy kín bình sữa nếu vẫn muốn trữ sữa lâu hơn. Nguyên nhân là bởi khi bé đã tiếp xúc với núm bình và để lại nước bọt trên núm – đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, thao tác thay nắp bình có thể giúp vòng đời của sữa kéo dài được thêm 2 tiếng ở nhiệt độ phòng.

Ngoài ra, mẹ chỉ nên rã đông sữa mẹ bằng cách hâm sữa một lần duy nhất. Việc hâm đi hâm lại nhiều lần sữa đã rã đông không chỉ làm tăng lượng vi khuẩn xấu mà còn làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ. Khi hâm sữa nên duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 40 độ C và sử dụng ngay trong vòng 1 tiếng sau khi hâm.

5. Không pha sữa rã đông cùng sữa mới vắt

Sữa mới vắt thường có nhiệt độ cao hơn sữa rã đông. Việc pha sữa mới vắt vào sữa rã đông sẽ làm cho cả 2 loại sữa bị “sốc” nhiệt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Bởi vậy mẹ cần tránh pha sữa rã đông cùng sữa mới vắt và bảo quản hai loại sữa này ở hai túi tách biệt.

6. Không rã đông bằng cách hâm sữa nóng già sau đó để nguội

Một số bố mẹ có thói quen rã đông sữa cho con mà không chú ý đến nhiệt độ. Bố mẹ cho rằng chỉ cần làm nóng sữa lên trước khi đến giờ bú của trẻ, sau đó đợi nguội dần về 37 độ C là có thể cho trẻ dùng.

Bố mẹ nên nhớ, lý do duy trì nhiệt độ rã đông và hâm sữa ở 40 độ C không chỉ để trẻ uống sữa một cách an toàn mà quan trọng hơn là bảo vệ dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp rã đông bằng cách hâm sữa mẹ đến nhiệt độ nóng già.

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome về cách rã đông sữa mẹ tốt nhất, giúp hạn chế tối đa mức độ hao hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ. Nắm bắt được cách rã đông sữa mẹ chính xác sẽ giúp mẹ mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng chất lượng gần tương đương sữa mới vắt. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng về các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng sữa mẹ và cách rã đông sữa mẹ đúng cách, hãy đến Nutrihome để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất thông qua sự tư vấn tận tình của các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành.