Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ | Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh và trẻ em đều có thể bị nhiệt miệng. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sút cân… Vì thế, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ như thế nào hiệu quả được nhiều cha mẹ quan tâm, tìm hiểu.

Vì sao trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến trẻ khó chịu. Tình trạng này xuất hiện là do:

– Chấn thương trong miệng như cắn nhầm vào má hoặc lưỡi, do thức ăn quá cứng, quá nóng gây bỏng niêm mạc miệng gây lở loét

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh

– Thiệt hụt chất dinh dưỡng như thiếu sắt, thiếu kẽm, folic, vitamin nhóm B

– Do trẻ dùng một số loại thuốc gây khô miệng cũng dẫn tới loét trong miệng

– Vết loét ở miệng có thể do bệnh chân tay miệng hoặc thủy đậu.

Trẻ bị nhiệt miệng sẽ có biểu hiện gì?

Thông thường khi bị nhiệt miệng, vết loét sẽ xuất hiện ở bề mặt lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

– Đau, khó chịu, quấy khóc

– Lở loét hoặc có mụn nhỏ ở đầu lưỡi

– Sưng nướu răng, chảy máu

– Chảy nước dãi nhiều

– Trẻ biếng ăn, không muốn ăn

– Sốt đột ngột

– Trẻ bị viêm loét nặng có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ

Tình trạng nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém và nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu, chán ăn… ảnh hưởng tới sức khỏe, thể trạng. Vì thế cha mẹ cần có cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả

Để loại bỏ dần nhiệt miệng cho trẻ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

– Dùng thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ dạng gel bôi vào vết nhiệt miệng. Thuốc cần sử dụng loại an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần bôi thuốc đúng liều lượng, đều đặn hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, mỗi ngày súc 4 lần nhằm loại bỏ vi khuẩn trong miệng, giúp chữa lành dần các vết loét.

– Dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng, không chà sát mạnh và răng, vào nướu

– Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng để dễ ăn và không gây đau khi nhai, nuốt

– Tránh những loại thực phẩm cay, nóng, cứng, mặn

– Uống nhiều nước lọc và các loại sinh tố trái cây

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng thêm các mẹo trị nhiệt miệng cho bé bằng tự nhiên như:

– Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm nên có khả năng làm lành vết loét nhanh. Rất đơn giản, mẹ dùng ngón tay sạch bôi ít mật ong lên vết nhiệt miệng của con hàng ngày có tới khi khỏi hẳn. Lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

– Rau má hoặc dâu ngô: Đây là 2 loại thực phẩm được sử dụng để nấu nước uống. Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cũng cho thể cho bé uống nước rau máu hoặc dâu ngô. Loại nước uống có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng ở vết nhiệt miệng hiệu quả

– Bột sắn dây: Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống bột sắn dây bởi loại nước uống này có tính mát, có công dụng chữa nhiệt miệng rất tốt.

– Nước cam/ chanh: Trong cam, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng sưng, đau của vết nhiệt miệng. Lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống nước cam/ chanh khi đang đói.

– Nhai lá húng quế: Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cũng có thể cho bé nhai 2-3 lá húng quế để giảm đau và dịu các vết loét trong miệng. Húng quế còn giúp giảm ho, cảm lạnh, sốt ở trẻ được nhiều cha mẹ sử dụng.

Khi nào nên đưa trẻ bị nhiệt miệng tới bệnh viện?

Thông thường, nhiệt miệng ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp vết loét trong miệng không phải là nhiệt miệng hoặc có những dấu hiệu kèm theo như:

– Sốt cao bất thường

– Giảm cân

– Quấy khóc, ngủ li bì

– Đau ở vùng bụng

– Nhiệt miệng kéo dài lâu không khỏi

Cha mẹ cần theo dõi trẻ tại nhà và đi khám ngay khi có bất thường xảy ra. Việc đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời sẽ giúp xử trí đúng cách, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Để tìm hiểm thêm về cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hoặc đặt lịch khám cho bé tại Bệnh viện Bắc Hà, mời bạn liên hệ 1900 8083 để được hỗ trợ.