Hướng dẫn mẹ những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà

Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải những vấn đề về đường hô hấp vì sức đề kháng của các bé rất yếu. Một trong số đó là ho có đờm, nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng còn có thể dẫn tới viêm phổi, rất nguy hiểm. Ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ nhanh chóng hơn.

07/11/2020 | Trẻ em bị ho kiêng gì và không nên kiêng gì? 09/10/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho thường xuyên? 11/06/2020 | Nhận biết ho có đờm và cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả nhất

1. Vì sao trẻ bị ho có đờm?

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể giúp đẩy những vật cản trong cổ họng ra ngoài hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các loại khuẩn bệnh có hại. Nếu ho ở mức độ nhẹ thì chúng ta không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé ho nhiều, ho liên tục kèm theo đờm trắng hoặc xanh thì mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

Mẹo giúp loãng đờm cho trẻ

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm:

Sự thay đổi thời tiết đột ngột

Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên những yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là yếu tố thời tiết. Thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết nóng chuyển sang lạnh sẽ là thời điểm mà bé rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn khiến phế quản và phổi dễ bị tổn thương. Không chỉ ngứa rát cổ họng và ho liên tục, mẹ còn có thể thấy xuất hiện đờm trắng của bé.

Do các bệnh lý về đường hô hấp:

Hiện tượng ho có đờm còn có thể do một số bệnh lý về đường hô hấp gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm phế quản, bệnh hen phế quản, hoặc cũng có thể là do bệnh trào ngược dạ dày,…

Đối với bệnh viêm phế quản, trẻ thường có một số dấu hiệu điển hình như sau: thở nhanh, khó thở, thở khò khè, kèm theo đó là tình trạng ho liên tục, ho có đờm.

Đối với bệnh hen phế quản, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, ho dai dẳng, đặc biệt ho nhiều về đêm, có thể kèm theo những tiếng rít khi ho và xuất hiện đờm khi ho.

Trào ngược dạ dày: Có thể do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, ăn những loại thức ăn khó tiêu dẫn đến thức ăn chưa tiêu hóa kịp khi đi vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Ngay sau khi ăn xong, mẹ cho còn nằm xuống thì sẽ thấy rõ được tình trạng nôn mửa, ho nhiều của trẻ.

Những căn bệnh kể trên không quá nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Do ăn uống:

Nếu mẹ cho bé ăn đồ lạnh thì đây có thể là nguyên nhân khiến cổ họng của bé bị sưng, viêm và dẫn tới tình trạng ho có đờm.

2. Những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc con để bé có thể giảm ho, loãng đờm càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà:

Phương pháp vỗ lưng long đờm cho trẻ:

Mẹ nên thực hiện phương pháp này vào buổi sáng vì sau một đêm, lượng đờm có thể tích tụ nhiều hơn trong cơ thể trẻ và chú ý không được thực hiện khi trẻ vừa ăn no để tránh tình trạng trẻ bị nôn ói.

Mẹ khum tay tạo thành một khoảng trống có không khí và từ từ vỗ lên vùng phổi của trẻ, chính là từ ngang lưng trở lên. Lưu ý không vỗ vào vùng xương ức, xương sống và không dùng lực cánh tay để vỗ. Sau khi vỗ lưng long đờm cho trẻ, trẻ sẽ có hiện tượng ho ra đờm và cha mẹ nên chú ý xem màu sắc của đờm là trắng hay xanh, tính chất đặc hay loãng để báo cho bác sĩ điều trị của bé.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Một phương pháp khác cũng khá đơn giản giúp loãng đờm là cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp cơ thể trẻ được tăng cường sức đề kháng và đồng thời bổ sung một lượng nước cần thiết cho trẻ, giúp loãng đờm hiệu quả.

Mát xa lòng bàn chân cho trẻ

Để giúp loãng đờm, tiêu đờm cho trẻ, mẹ có thể mát xa lòng bàn chân của bé, có thể kết hợp với dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Đây cũng là cách khá hiệu quả giúp giảm cơn ho và tiêu đờm cho trẻ. Sau khi mát xa, mẹ nên chú ý giữ ấm cho đôi chân của bé.

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Gừng là bài thuốc rất hiệu quả với nhiều vấn đề sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Loại gia vị này có tính nóng ấm, kháng khuẩn hiệu quả vì thế có thể giúp cải thiện tình trạng ho có đờm của trẻ.

Cách dùng gừng để tắm cho trẻ như sau: Trước hết, mẹ chuẩn bị gừng tươi và rửa sạch, sau đó mang nướng gừng, đợi nguội và lột vỏ gừng. Sau đó, cắt gừng thành nhiều lát nhỏ vào chậu nước tắm của bé, có thể kết hợp cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, nhiệt độ phòng tắm cho bé không nên quá 25 độ C, đảm bảo kín gió. Sau khi tắm cho bé xong, mẹ cần lau khô người cho bé để tránh nhiễm lạnh, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nước chanh và mật ong:

Nước chanh và mật ong kết hợp với nhau sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa và bao gồm giúp loãng đờm cho trẻ.

Cho trẻ dùng chanh và mật ong

Cho trẻ dùng chanh và mật ong

Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân phổ biến gây ra những vấn đề về đường hô hấp của trẻ. Mẹ có thể kết hợp chanh với mật ong pha với nước ấm và cho trẻ uống vài lần/ngày để trị đờm hiệu quả cho trẻ.

Cho trẻ ăn súp gà, canh gà:

Đây là bài thuốc khá hiệu quả giúp loãng đờm ở trẻ. Khi ăn súp gà hoặc canh gà, đường hô hấp của trẻ sẽ được dưỡng ẩm, đồng thời loãng đờm, giảm ngứa cổ họng. Để tăng thêm hiệu quả, mẹ có thể cho thêm một số loại gia vị có tính kháng viêm, kháng khuẩn vào súp, chẳng hạn như tỏi, gừng,…

Trên đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ, nếu hiện tượng ho có đờm của trẻ không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm đề được điều trị hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đưa trẻ đến khám, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Hướng dẫn mẹ những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà

Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải những vấn đề về đường hô hấp vì sức đề kháng của các bé rất yếu. Một trong số đó là ho có đờm, nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng còn có thể dẫn tới viêm phổi, rất nguy hiểm. Ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ nhanh chóng hơn.

07/11/2020 | Trẻ em bị ho kiêng gì và không nên kiêng gì? 09/10/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho thường xuyên? 11/06/2020 | Nhận biết ho có đờm và cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả nhất

1. Vì sao trẻ bị ho có đờm?

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể giúp đẩy những vật cản trong cổ họng ra ngoài hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các loại khuẩn bệnh có hại. Nếu ho ở mức độ nhẹ thì chúng ta không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé ho nhiều, ho liên tục kèm theo đờm trắng hoặc xanh thì mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

Mẹo giúp loãng đờm cho trẻ

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm:

Sự thay đổi thời tiết đột ngột

Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên những yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là yếu tố thời tiết. Thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết nóng chuyển sang lạnh sẽ là thời điểm mà bé rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn khiến phế quản và phổi dễ bị tổn thương. Không chỉ ngứa rát cổ họng và ho liên tục, mẹ còn có thể thấy xuất hiện đờm trắng của bé.

Do các bệnh lý về đường hô hấp:

Hiện tượng ho có đờm còn có thể do một số bệnh lý về đường hô hấp gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm phế quản, bệnh hen phế quản, hoặc cũng có thể là do bệnh trào ngược dạ dày,…

Đối với bệnh viêm phế quản, trẻ thường có một số dấu hiệu điển hình như sau: thở nhanh, khó thở, thở khò khè, kèm theo đó là tình trạng ho liên tục, ho có đờm.

Đối với bệnh hen phế quản, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, ho dai dẳng, đặc biệt ho nhiều về đêm, có thể kèm theo những tiếng rít khi ho và xuất hiện đờm khi ho.

Trào ngược dạ dày: Có thể do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, ăn những loại thức ăn khó tiêu dẫn đến thức ăn chưa tiêu hóa kịp khi đi vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Ngay sau khi ăn xong, mẹ cho còn nằm xuống thì sẽ thấy rõ được tình trạng nôn mửa, ho nhiều của trẻ.

Những căn bệnh kể trên không quá nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Do ăn uống:

Nếu mẹ cho bé ăn đồ lạnh thì đây có thể là nguyên nhân khiến cổ họng của bé bị sưng, viêm và dẫn tới tình trạng ho có đờm.

2. Những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc con để bé có thể giảm ho, loãng đờm càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà:

Phương pháp vỗ lưng long đờm cho trẻ:

Mẹ nên thực hiện phương pháp này vào buổi sáng vì sau một đêm, lượng đờm có thể tích tụ nhiều hơn trong cơ thể trẻ và chú ý không được thực hiện khi trẻ vừa ăn no để tránh tình trạng trẻ bị nôn ói.

Mẹ khum tay tạo thành một khoảng trống có không khí và từ từ vỗ lên vùng phổi của trẻ, chính là từ ngang lưng trở lên. Lưu ý không vỗ vào vùng xương ức, xương sống và không dùng lực cánh tay để vỗ. Sau khi vỗ lưng long đờm cho trẻ, trẻ sẽ có hiện tượng ho ra đờm và cha mẹ nên chú ý xem màu sắc của đờm là trắng hay xanh, tính chất đặc hay loãng để báo cho bác sĩ điều trị của bé.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Một phương pháp khác cũng khá đơn giản giúp loãng đờm là cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp cơ thể trẻ được tăng cường sức đề kháng và đồng thời bổ sung một lượng nước cần thiết cho trẻ, giúp loãng đờm hiệu quả.

Mát xa lòng bàn chân cho trẻ

Để giúp loãng đờm, tiêu đờm cho trẻ, mẹ có thể mát xa lòng bàn chân của bé, có thể kết hợp với dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Đây cũng là cách khá hiệu quả giúp giảm cơn ho và tiêu đờm cho trẻ. Sau khi mát xa, mẹ nên chú ý giữ ấm cho đôi chân của bé.

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Gừng là bài thuốc rất hiệu quả với nhiều vấn đề sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Loại gia vị này có tính nóng ấm, kháng khuẩn hiệu quả vì thế có thể giúp cải thiện tình trạng ho có đờm của trẻ.

Cách dùng gừng để tắm cho trẻ như sau: Trước hết, mẹ chuẩn bị gừng tươi và rửa sạch, sau đó mang nướng gừng, đợi nguội và lột vỏ gừng. Sau đó, cắt gừng thành nhiều lát nhỏ vào chậu nước tắm của bé, có thể kết hợp cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, nhiệt độ phòng tắm cho bé không nên quá 25 độ C, đảm bảo kín gió. Sau khi tắm cho bé xong, mẹ cần lau khô người cho bé để tránh nhiễm lạnh, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nước chanh và mật ong:

Nước chanh và mật ong kết hợp với nhau sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa và bao gồm giúp loãng đờm cho trẻ.

Cho trẻ dùng chanh và mật ong

Cho trẻ dùng chanh và mật ong

Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân phổ biến gây ra những vấn đề về đường hô hấp của trẻ. Mẹ có thể kết hợp chanh với mật ong pha với nước ấm và cho trẻ uống vài lần/ngày để trị đờm hiệu quả cho trẻ.

Cho trẻ ăn súp gà, canh gà:

Đây là bài thuốc khá hiệu quả giúp loãng đờm ở trẻ. Khi ăn súp gà hoặc canh gà, đường hô hấp của trẻ sẽ được dưỡng ẩm, đồng thời loãng đờm, giảm ngứa cổ họng. Để tăng thêm hiệu quả, mẹ có thể cho thêm một số loại gia vị có tính kháng viêm, kháng khuẩn vào súp, chẳng hạn như tỏi, gừng,…

Trên đây là một số mẹo giúp loãng đờm cho trẻ, nếu hiện tượng ho có đờm của trẻ không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm đề được điều trị hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đưa trẻ đến khám, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.