Chu vi vòng đầu của thai nhi bao nhiêu là bình thường theo tuần thai

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh thường qua âm đạo. Trong đó nổi bật nhất là các chỉ số sinh trắc học của thai nhi. Một trong những thông số sinh trắc học quan trọng là chu vi vòng đầu của thai nhi. Vậy thai nhi được coi là bình thường khi chu vi vòng đầu bao nhiêu? Chỉ số chu vi vòng đầu thai nhi qua các tháng thai kỳ thay đổi như thế nào?

Chu vi vòng đầu của thai nhi là gì?

Chu vi đầu của thai nhi là chỉ số nhân trắc học, ký hiệu là HC (Head Circumference), được sử dụng để đánh giá xem kích thước đầu của thai nhi có nằm trong ngưỡng bình thường hay không. Chu vi vòng đầu của thai nhi là một phần không thể thiếu trong các mô hình siêu âm vì:

  • Đặc điểm quan trọng của quá trình chuyển dạ là sự phù hợp giữa đầu thai nhi và xương chậu của mẹ. Đo vòng đầu của thai nhi giúp các bác sĩ chẩn đoán khả năng sản phụ có thể sinh thường hay phải mổ lấy thai.
  • Chu vi đầu có liên quan mật thiết đến khối lượng não. Sự gia tăng thể tích não của em bé đáng chú ý nhất xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ và 2 năm đầu sau khi sinh. Vì vậy, chu vi vòng đầu là thước đo đại diện cho sự phát triển của não bộ khi còn trong bụng mẹ và khi mới sinh. Những thay đổi về HC trong giai đoạn này phản ánh gián tiếp sự phát triển của não trong tử cung và sau khi sinh và có thể tiên lượng sự phát triển sau này của em bé.

Ước tính chính xác chu vi vòng đầu của thai nhi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc:

  • Ước tính trọng lượng thai nhi.
  • Ước tính tuổi thai.
  • Đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi.
  • Xác định các yếu tố nguy cơ của mẹ bầu.
  • Chẩn đoán sự phát triển kích thước đầu của thai nhi.

Các phép đo tính chu vi vòng đầu của thai nhi

Các phép đo siêu âm thai có thể được sử dụng để đo và xác định các chỉ số của thai nhi, bao gồm:

  • Đường kính chu vi hai bên đầu (BPD).
  • Chu vi đầu.
  • Chiều dài đầu mông (CRL – Crown-Rump Length).
  • Chiều dài xương đùi (FL).
  • Chu vi bụng (AC).
  • Đường kính xương chẩm (OFD).

Hình ảnh siêu âm có thể dễ dàng phát hiện các yếu tố nguy cơ của bà mẹ hoặc thai nhi. Các bác sĩ siêu âm cần có chuyên môn để đo các thông số sinh trắc học này.

Thông thường để đo các chỉ số sinh học hay chu vi vòng đầu cần thực hiện sau 12 tuần. Những con số này được siêu âm trong tam cá nguyệt thứ 2 để tính toán, ước tính trọng lượng, tuổi của thai nhi và ngày dự sinh. Nếu sau giai đoạn này mà chưa xác định được các các chỉ số này thì bác sĩ sẽ khó đánh giá được dị tật của bé.

Chu vi vòng đầu của thai nhi theo từng tuần

Chu vi vòng đầu của thai nhi là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn, đồng thời phát hiện sớm những bất thường có thể xuất hiện ở thai nhi.

Bác sĩ sẽ đánh giá chu vi vòng đầu của thai nhi và các chỉ số quan trọng khác dựa vào các tuần thai cụ thể để kiểm tra sự phát triển bình thường của bé:

  • Thai nhi tuần đầu – tuần thứ 4: Lúc này thai nhi vẫn còn phôi thai rất nhỏ.
  • Tuần 4 – 7: Vào thời điểm này các chỉ số của thai nhi thường bao gồm đường kính của túi ối và chiều dài của đầu mông. Vào tuần thứ 6 đường kính túi thai dao động từ 14 – 25mm.
  • Từ tuần 12: Lúc này chu vi đầu thai nhi, chiều dài xương đùi và đường kính lưỡng đỉnh được xác định.

Nhìn chung, các chỉ số này khác nhau ở mỗi thai nhi chẳng hạn có thai nhi xương đùi ngắn hơn hoặc chu vi vòng đầu lớn hơn. Những khác biệt này ít nhiều ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền của ba mẹ. Nếu chỉ số vòng đầu của trẻ nằm trong ngưỡng cho phép thì không được gọi là bất thường.

Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chu vi vòng đầu của thai nhi

Thai nhi đầu lớn là do đâu?

Chu vi vòng đầu được cho là lớn khi so với mức trung bình. Đây có thể là một đặc điểm của nhiều rối loạn, di truyền. Thực tế đầu thai nhi to thường do di truyền gia đình hoặc lành tính. Không phải lúc nào cũng liên quan đến rối loạn này. Các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Não úng thủy.
  • Bệnh u thần kinh.
  • Não phì đại.
  • Xơ cứng củ.

Trẻ mắc các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau khi sinh. Mặc dù một số dạng tật đầu to có thể liên quan đến khuyết tật trí tuệ, tuy nhiên khoảng 50% trường hợp không ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh.

Ngoài ra, chu vi vòng đầu cũng liên quan đến kế hoạch sinh mổ. Nếu khung xương chậu của mẹ nhỏ mà chu vi vòng đầu của thai nhi lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Chu vi vòng đầu thai nhi nhỏ là vì sao?

Chu vi vòng đầu của thai nhi nhỏ là chỉ số HC nhỏ hơn so với mức trung bình. Điều này thường xảy ra khi não không phát triển với tốc độ bình thường do đó hộp sọ của em bé không thể mở rộng. Điều này khiến bé có nguy cơ bị rối loạn thần kinh và nhận thức. Ngoài ra chu vi đầu của thai nhi nhỏ do:

  • Bất thường của nhiễm sắc thể.
  • Khiếm khuyết gene.
  • Bệnh nhiễm trùng như rubella.
  • Sản phụ tiếp xúc với lượng bức xạ cao.
  • Thai phụ bị bệnh phenylketon niệu.
  • Bệnh nhăn não,…

Nên làm gì khi chu vi vòng não của thai nhi bất thường?

Nếu phát hiện thấy chu vi vòng đầu của thai nhi bất thường bao gồm các vấn đề như tật đầu nhỏ hoặc đầu nhỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn:

  • MRI: Chụp MRI cung cấp hình ảnh những bất thường trong cấu trúc não và cơ quan của thai nhi.
  • Siêu âm: Đây là biện pháp an toàn cho cả mẹ và bé, giúp bác sĩ theo dõi thai nhi thường xuyên trong khi điều trị các bất thường về HC.
  • Chọc dò nước ối: Đây là biện pháp cuối cùng sẽ được cân nhắc khi các phương pháp khác không giúp xác định nguyên nhân cụ thể.

Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ bầu biết chu vi vòng đầu của thai nhi như thế nào là bình thường qua các thời kỳ mang thai. Điều quan trọng trong khi mang bầu là các mẹ phải khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng của trẻ phát triển bình thường.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp