Đáp ứng sự phát triển
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành từ năm 2010, đến nay có những điểm không còn hợp lý, cần có nghiên cứu đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với cách tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm”; hướng đến hình thành năng lực cho trẻ nói chung, những năng lực cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp 1 nói riêng, phù hợp và liên thông với những năng lực cần thiết ở giáo dục phổ thông.
Trên tinh thần đó, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, kế thừa bộ chuẩn cũ, cập nhật những biến đổi xã hội đáp ứng thực tiễn, tham khảo xu hướng nghiên cứu và phát triển chuẩn học tập, trẻ em của các nước trên thế giới.
Góp ý nội dung cho bộ chuẩn mới, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đặt vấn đề: Các tiêu chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cần được thiết kế cho tất cả trẻ em Việt Nam, bất kể giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế – xã hội, sự đa dạng văn hóa hoặc kỹ năng và nhu cầu đặc biệt.
Các tiêu chuẩn này phải đạt được yêu cầu khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ hội và kích thích môi trường cho sự phát triển tối ưu và cơ hội học tập của trẻ. Với đặc tính toàn diện của Bộ chuẩn, cần đảm bảo GDMN phải trở thành một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày một được nâng cao, yêu cầu nuôi dạy chăm sóc trẻ cũng khác trước, Bộ chuẩn phải đạt được sự tiếp nối với Chương trình GDPT 2018.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho rằng: Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rõ nét và cụ thể định hướng GDMN theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
Đây là xu hướng đúng đắn mà các nước tiên tiến đang thực hiện. Xu hướng đổi mới của GDMN Việt Nam hiện nay đã làm thay đổi quá trình “trẻ học qua chơi”, “trẻ học qua thực hành, trải nghiệm”… giúp trẻ ngày càng tự lập.
Việc xây dựng Bộ chuẩn 5 tuổi mới, cần đảm bảo có sự điều chỉnh hợp lý, trên cơ sở lấy ý kiến của giáo viên mầm non, phụ huynh, cán bộ quản lý và chuyên gia.
Bộ chuẩn đảm bảo việc GD phát triển trẻ em 5 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với Chương trình GDMN. Chuẩn được nhìn nhận vai trò quan trọng trong định hướng xây dựng Chương trình GDMN và ban hành chính sách có liên quan đến trẻ em.
Giúp trẻ làm quen với tiếng Việt của trẻ MN 5 tuổi Trường MN Lê Lợi, TP Vinh, tỉnh Nghệ An khi chưa có dịch. Ảnh: TG
Kiến nghị từ thực tế
Từ thực tế ở một cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, PGS.TS Trần Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhìn nhận: Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em năm tuổi cần phải đạt được yêu cầu không chỉ như hướng dẫn cho sự phát triển tối ưu của trẻ em, mà còn là cơ sở vững chắc cho việc phát triển chương trình giáo dục dựa trên chương trình khung GDMN.
Từ đó, cải thiện và đánh giá các chương trình được cung cấp cho trẻ mầm non; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo; thiết kế các chương trình khác nhau cho cha mẹ, để giám sát quốc gia hoặc nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về tầm quan trọng của GDMN.
Thực hiện văn bản này sẽ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập ở trường tiểu học và cuộc sống sau này.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Vũ Đức Thọ cho rằng: Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em năm tuổi cần phải giúp người trực tiếp đứng lớp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về tiềm năng và sự sẵn sàng của trẻ để phát triển và việc học đối với trẻ mầm non.
Việc tạo ra một môi trường giáo dục giàu cảm xúc xã hội phù hợp, môi trường vật chất và nội dung học tập phù hợp, kích thích học thông qua vui chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm cùng với sự hỗ trợ hay hợp tác từ cha mẹ, các tổ chức xã hội và cộng đồng… sẽ là lực đẩy quan trọng để GDMN đạt được yêu cầu chất lượng trong bối cảnh mới.
Đáp ứng sự phát triển
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành từ năm 2010, đến nay có những điểm không còn hợp lý, cần có nghiên cứu đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với cách tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm”; hướng đến hình thành năng lực cho trẻ nói chung, những năng lực cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp 1 nói riêng, phù hợp và liên thông với những năng lực cần thiết ở giáo dục phổ thông.
Trên tinh thần đó, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, kế thừa bộ chuẩn cũ, cập nhật những biến đổi xã hội đáp ứng thực tiễn, tham khảo xu hướng nghiên cứu và phát triển chuẩn học tập, trẻ em của các nước trên thế giới.
Góp ý nội dung cho bộ chuẩn mới, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đặt vấn đề: Các tiêu chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cần được thiết kế cho tất cả trẻ em Việt Nam, bất kể giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế – xã hội, sự đa dạng văn hóa hoặc kỹ năng và nhu cầu đặc biệt.
Các tiêu chuẩn này phải đạt được yêu cầu khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ hội và kích thích môi trường cho sự phát triển tối ưu và cơ hội học tập của trẻ. Với đặc tính toàn diện của Bộ chuẩn, cần đảm bảo GDMN phải trở thành một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày một được nâng cao, yêu cầu nuôi dạy chăm sóc trẻ cũng khác trước, Bộ chuẩn phải đạt được sự tiếp nối với Chương trình GDPT 2018.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho rằng: Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rõ nét và cụ thể định hướng GDMN theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
Đây là xu hướng đúng đắn mà các nước tiên tiến đang thực hiện. Xu hướng đổi mới của GDMN Việt Nam hiện nay đã làm thay đổi quá trình “trẻ học qua chơi”, “trẻ học qua thực hành, trải nghiệm”… giúp trẻ ngày càng tự lập.
Việc xây dựng Bộ chuẩn 5 tuổi mới, cần đảm bảo có sự điều chỉnh hợp lý, trên cơ sở lấy ý kiến của giáo viên mầm non, phụ huynh, cán bộ quản lý và chuyên gia.
Bộ chuẩn đảm bảo việc GD phát triển trẻ em 5 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với Chương trình GDMN. Chuẩn được nhìn nhận vai trò quan trọng trong định hướng xây dựng Chương trình GDMN và ban hành chính sách có liên quan đến trẻ em.
Giúp trẻ làm quen với tiếng Việt của trẻ MN 5 tuổi Trường MN Lê Lợi, TP Vinh, tỉnh Nghệ An khi chưa có dịch. Ảnh: TG
Kiến nghị từ thực tế
Từ thực tế ở một cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, PGS.TS Trần Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhìn nhận: Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em năm tuổi cần phải đạt được yêu cầu không chỉ như hướng dẫn cho sự phát triển tối ưu của trẻ em, mà còn là cơ sở vững chắc cho việc phát triển chương trình giáo dục dựa trên chương trình khung GDMN.
Từ đó, cải thiện và đánh giá các chương trình được cung cấp cho trẻ mầm non; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo; thiết kế các chương trình khác nhau cho cha mẹ, để giám sát quốc gia hoặc nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về tầm quan trọng của GDMN.
Thực hiện văn bản này sẽ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập ở trường tiểu học và cuộc sống sau này.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Vũ Đức Thọ cho rằng: Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em năm tuổi cần phải giúp người trực tiếp đứng lớp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về tiềm năng và sự sẵn sàng của trẻ để phát triển và việc học đối với trẻ mầm non.
Việc tạo ra một môi trường giáo dục giàu cảm xúc xã hội phù hợp, môi trường vật chất và nội dung học tập phù hợp, kích thích học thông qua vui chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm cùng với sự hỗ trợ hay hợp tác từ cha mẹ, các tổ chức xã hội và cộng đồng… sẽ là lực đẩy quan trọng để GDMN đạt được yêu cầu chất lượng trong bối cảnh mới.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi