Bà bầu ăn mận được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ ưa thích trái cây bởi mận có độ giòn, chua chua, ngọt ngọt khá đặc trưng. Dưới đây, AVAKids tổng hợp những thông tin về 2 loại mận miền Bắc và mận miền Nam để các bà bầu tham khảo nhé!
1Thành phần dinh dưỡng của mận Bắc (mận hậu)
Mận miền Bắc giàu dưỡng chất
Mận Bắc hay còn gọi là mận Hà Nội thuộc chi mận, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, giống mận này được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Mỗi quả mận Bắc bao gồm những chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 20 kcal
- Protein: 0,6 gam
- Chất xơ: 0,7 gam
- Đường: 9,92 gam
- Vitamin B1: 0,06 mg
- Vitamin B2: 0,04 mg
- Vitamin PP: 0,5 mg
- Vitamin B5: 0,135 mg
- Vitamin C: 3 mg
- Sắt: 0,4 mg
- Canxi: 28 mg
- Magie: 7 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Kẽm: 0,1 mg
- Kali: 157 mg
2Thành phần dinh dưỡng của mận Nam (roi)
Mận miền Nam mọng nước, trĩu quả
Mận miền Nam còn gọi là quả roi là một loại quả nhiệt đới. Tại miền Nam có thể ra quả quanh năm, một cây mận có thể có đến hơn 700 quả. Mận miền Nam to và mọng nước hơn mận Bắc, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Cụ thể, trong 100g phần ăn được của mận miền Nam có:
- Năng lượng: 25 kcal
- Carbohydrates: 5,7 gam
- Chất béo: 0,3 gam
- Protein: 0,6 gam
- Vitamin B1: 0,02 mg
- Vitamin B2: 0,03 mg
- Vitamin B3: 0,8 mg
- Vitamin C: 22,3 mg
- Canxi: 29 mg
- Magie: 5 mg
- Phốt pho: 8 mg
- Kẽm: 0,06 mg
3Bà bầu ăn mận được không
Có bầu ăn mận được không?
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên thì bà bầu ăn mận được không?
Câu trả lời là: bà bầu hoàn toàn có thể ăn cả mận Bắc và mận Nam bởi 2 loại quả này giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cả hai loại mận chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mang thai, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, ốm nghén. Bên cạnh đó, mận chứa khá ít năng lượng, nhều nước, giúp bà bầu kiểm soát cân nặng, chất xơ trong mận giúp lượng đường hấp thu vào cơ thể một cách chậm rãi, tránh tăng insulin gây tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, bà bầu ăn mận chỉ nên ở một lượng vừa phải. Nếu bà bầu đang dùng thuốc để chữa bệnh thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi ăn mận.
4Lợi ích khi bà bầu ăn mận
Mận Hà Nội nhiều công dụng
Bà bầu ăn mận được không? Mận Hà Nội có nhiều công dụng dành cho phụ nữ mang thai, bao gồm:
- Hỗ trợ hấp thu chất sắt: theo nhiều nghiên cứu, quả mận Bắc giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt rất hiệu quả.
- Kích thích hệ tiêu hóa: ăn nguyên trái hoặc ép nước uống thì mận Bắc đều giúp trị nóng trong người, khó tiêu và kích thích tiêu hóa cho mẹ bầu.
- Làm đẹp da: đắp bã mận sau khi ép (hoặc vắt khô nước) lên mặt hàng ngày mẹ bầu sẽ có làn da mịn màng.
- Giàu chất chống oxy hóa: quả mận khô rất giàu chất chống oxy hóa (polyphenol), có khả năng làm giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương do các gốc tự do. Từ đó, mận giúp cơ thể người mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, xương khớp và cả ung thư.
- Giảm lượng đường trong máu: Mận giúp tăng mức độ adiponectin – một loại hoocmon điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì vậy, mận Hà Nội được xem là loại quả tốt cho những người đang bị tiểu đường.
Mận miền Nam vô vàn lợi ích
Vậy còn đối với mận miền Nam, bà bầu ăn mận được không và bà bầu ăn loại quả này có lợi ích gì? Cùng AVAKids tìm hiểu về lợi ích của mận miền Nam dành cho bà bầu:
- Ngăn ngừa mất nước: khi mang thai, bà bầu bị mất nước có thể dẫn đến những triệu chứng rất nguy hiểm như: đau đầu, chóng mặt thậm chí có thể sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mận miền Nam chứa hơn 93% là nước, rất thích hợp để bà bầu bổ sung nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nóng nực.
- Tốt cho hoạt động của mắt: trong giai đoạn thai kỳ, mắt của mẹ bầu có xu hướng hoạt động yếu hơn lúc bình thường, nhất là những chị em làm việc văn phòng phải thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính. Mận miền Nam có hàm lượng vitamin A dồi dào, là loại quả lý tưởng giúp bà bầu bổ sung vitamin A cần thiết cho cơ thể.
- Giúp tăng cường hấp thu sắt: trong quả mận có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hấp thu sắt cho cơ thể.
- Bảo vệ làn da: mận chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa, khi bà bầu ăn mận sẽ giúp làn da trở nên sáng mịn, hồng hào.
- Tốt cho hệ tim mạch: theo những chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng xơ và chất dinh dưỡng trong mận giúp giảm đáng kể cholesrerol xấu có trong máu, từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như đau tim, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
5Lưu ý khi bà bầu ăn mận
Sau khi đã có những giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn mận được không thì bên cạnh đó, vẫn sẽ có những lưu ý cho bà bầu khi ăn mận như:
- Không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc: mận có vị chua, nên khi ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn trong lúc đói, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 quả – 10 quả mận.
- Không cần gọt vỏ: khi ăn mận, mẹ bầu không cần gọt bỏ hết phần vỏ vì phần đó chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
- Nên chọn mận tươi: mận tươi có thể giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước hơn mận ngâm, mận đã qua xử lí.
- Rửa sạch mận: khi ăn mận, mẹ bầu phải sửa thật sạch và tốt nhất nên ngâm mận vào nước muối loãng từ 15 phút – 20 phút.
- Nên kết hợp ăn thêm nhiều loại trái cây khác nhau để cân đối dinh dưỡng và mùi vị, do mận có vị chua nên nhiều mẹ bầu thích vị ngọt lại ngại ăn.
6Mách mẹ mẹo chọn mận ngon ngọt, tươi mát
Mẹo giúp mẹ bầu chọn được những quả mận ngon
Bà bầu ăn mận được không? Sau đây là những mẹo cho bà bầu có thể chọn được những quả mận tươi ngon:
- Đối với mận miền Nam: nên chọn những quả còn nguyên cuống lá, vỏ ngoài căng bóng, đều màu và không bị mềm dập, nát. Khi cầm quả mận lắc nghe tiếng có hạt bên trong là quả mận đã già, ngon.
- Đối với mận miền Bắc: các chị em nên chọn quả có màu xanh xen kẻ đỏ, còn tươi, không bị dập. Mận ngon thường còn cuống, nguyên chùm, lớp vỏ căng, nhẵn bóng và không bị mềm. Quả mận miền Bắc tươi thường có lớp phấn trắng bên ngoài vỏ. Không nên chọn những quả có màu quá xanh hoặc quá đỏ hay bị méo mó.
7Công thức món ngon từ mận
Công thức chế biến món ngon từ mận
Mận Hà Nội xóc muối ớt chua cay
Cách thực hiện
- Mận Hà Nội mua về, rửa sạch bằng cách ngâm với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn rồi vớt ra cho ráo nước.
- Dùng dao gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ quả mận thành 2 – 3 miếng vừa ăn.
- Cho mận đã gọt sạch vào tô có nắp đậy hoặc hộp thủy tinh và rắc từ từ 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh muối tôm rồi đậy nắp lại.
- Lắc mạnh, xoay nhiều hướng để đường và muối thấm đều vào mận. Có thể ăn thử mận để nêm nếm sao cho vừa khẩu vị.
- Đặt hộp mận vào ngăn mát tủ lạnh để gia vị tan hết và ngấm vào mận.
Thành phẩm món mận lắc muối ớt có màu đỏ đẹp mắt và mùi thơm nồng đặc trưng của muối tôm vô cùng kích thích vị giác. Thịt mận giòn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, là một món ăn vặt cho bà bầu vô cùng tuyệt vời.
Mận đỏ chấm muối ớt
Cách thực hiện
- Mận rửa sạch, tách thành từng miếng nhỏ dễ ăn
- Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt và cắt nhuyễn. Tỏi lột vỏ băm nhuyễn. Tôm khô ngâm ngập nước cho mềm.
- Tôm khô sau khi đã mềm thì cho vào cối xay nhuyễn.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau bao gồm: tỏi, ớt, tôm khô xay nhuyễn, 2 muỗng canh đường, 5gr bột ngọt, 200gr muối hột sau đó cho vào cối xay nhuyễn thêm một lần nữa.
- Cho hỗn hợp muối xay nhuyễn vào chảo, mở lửa nhỏ và đảo đều tay khoảng 45 phút. Khi muối khô và tơi ra thì có thể tắt bếp.
Muối ớt nhà làm khi hoàn thành có màu đỏ gạch đẹp mắt, không quá mặn, có vị cay của ớt hòa với tôm khô, chấm với mận thì vô cùng ngon miệng.
8Đôi lời từ AVAKids
Mận là loại trái cây đặc trưng của mỗi vùng miền, giá thành bình dân nên được nhiều chị em yêu thích. Cả mận miền Bắc và mận miền Nam đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên chị em lưu ý không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc và đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi dùng. Hy vọng qua bài viết Bà bầu ăn mận được không sẽ giúp các chị em có thêm được nhiều thông tin bổ ích trong giai đoạn thai kỳ.
Ngọc Hà tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Bà bầu ăn mận được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ ưa thích trái cây bởi mận có độ giòn, chua chua, ngọt ngọt khá đặc trưng. Dưới đây, AVAKids tổng hợp những thông tin về 2 loại mận miền Bắc và mận miền Nam để các bà bầu tham khảo nhé!
1Thành phần dinh dưỡng của mận Bắc (mận hậu)
Mận miền Bắc giàu dưỡng chất
Mận Bắc hay còn gọi là mận Hà Nội thuộc chi mận, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, giống mận này được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Mỗi quả mận Bắc bao gồm những chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 20 kcal
- Protein: 0,6 gam
- Chất xơ: 0,7 gam
- Đường: 9,92 gam
- Vitamin B1: 0,06 mg
- Vitamin B2: 0,04 mg
- Vitamin PP: 0,5 mg
- Vitamin B5: 0,135 mg
- Vitamin C: 3 mg
- Sắt: 0,4 mg
- Canxi: 28 mg
- Magie: 7 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Kẽm: 0,1 mg
- Kali: 157 mg
2Thành phần dinh dưỡng của mận Nam (roi)
Mận miền Nam mọng nước, trĩu quả
Mận miền Nam còn gọi là quả roi là một loại quả nhiệt đới. Tại miền Nam có thể ra quả quanh năm, một cây mận có thể có đến hơn 700 quả. Mận miền Nam to và mọng nước hơn mận Bắc, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Cụ thể, trong 100g phần ăn được của mận miền Nam có:
- Năng lượng: 25 kcal
- Carbohydrates: 5,7 gam
- Chất béo: 0,3 gam
- Protein: 0,6 gam
- Vitamin B1: 0,02 mg
- Vitamin B2: 0,03 mg
- Vitamin B3: 0,8 mg
- Vitamin C: 22,3 mg
- Canxi: 29 mg
- Magie: 5 mg
- Phốt pho: 8 mg
- Kẽm: 0,06 mg
3Bà bầu ăn mận được không
Có bầu ăn mận được không?
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên thì bà bầu ăn mận được không?
Câu trả lời là: bà bầu hoàn toàn có thể ăn cả mận Bắc và mận Nam bởi 2 loại quả này giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cả hai loại mận chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mang thai, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, ốm nghén. Bên cạnh đó, mận chứa khá ít năng lượng, nhều nước, giúp bà bầu kiểm soát cân nặng, chất xơ trong mận giúp lượng đường hấp thu vào cơ thể một cách chậm rãi, tránh tăng insulin gây tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, bà bầu ăn mận chỉ nên ở một lượng vừa phải. Nếu bà bầu đang dùng thuốc để chữa bệnh thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi ăn mận.
4Lợi ích khi bà bầu ăn mận
Mận Hà Nội nhiều công dụng
Bà bầu ăn mận được không? Mận Hà Nội có nhiều công dụng dành cho phụ nữ mang thai, bao gồm:
- Hỗ trợ hấp thu chất sắt: theo nhiều nghiên cứu, quả mận Bắc giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt rất hiệu quả.
- Kích thích hệ tiêu hóa: ăn nguyên trái hoặc ép nước uống thì mận Bắc đều giúp trị nóng trong người, khó tiêu và kích thích tiêu hóa cho mẹ bầu.
- Làm đẹp da: đắp bã mận sau khi ép (hoặc vắt khô nước) lên mặt hàng ngày mẹ bầu sẽ có làn da mịn màng.
- Giàu chất chống oxy hóa: quả mận khô rất giàu chất chống oxy hóa (polyphenol), có khả năng làm giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương do các gốc tự do. Từ đó, mận giúp cơ thể người mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, xương khớp và cả ung thư.
- Giảm lượng đường trong máu: Mận giúp tăng mức độ adiponectin – một loại hoocmon điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì vậy, mận Hà Nội được xem là loại quả tốt cho những người đang bị tiểu đường.
Mận miền Nam vô vàn lợi ích
Vậy còn đối với mận miền Nam, bà bầu ăn mận được không và bà bầu ăn loại quả này có lợi ích gì? Cùng AVAKids tìm hiểu về lợi ích của mận miền Nam dành cho bà bầu:
- Ngăn ngừa mất nước: khi mang thai, bà bầu bị mất nước có thể dẫn đến những triệu chứng rất nguy hiểm như: đau đầu, chóng mặt thậm chí có thể sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mận miền Nam chứa hơn 93% là nước, rất thích hợp để bà bầu bổ sung nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nóng nực.
- Tốt cho hoạt động của mắt: trong giai đoạn thai kỳ, mắt của mẹ bầu có xu hướng hoạt động yếu hơn lúc bình thường, nhất là những chị em làm việc văn phòng phải thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính. Mận miền Nam có hàm lượng vitamin A dồi dào, là loại quả lý tưởng giúp bà bầu bổ sung vitamin A cần thiết cho cơ thể.
- Giúp tăng cường hấp thu sắt: trong quả mận có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hấp thu sắt cho cơ thể.
- Bảo vệ làn da: mận chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa, khi bà bầu ăn mận sẽ giúp làn da trở nên sáng mịn, hồng hào.
- Tốt cho hệ tim mạch: theo những chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng xơ và chất dinh dưỡng trong mận giúp giảm đáng kể cholesrerol xấu có trong máu, từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như đau tim, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
5Lưu ý khi bà bầu ăn mận
Sau khi đã có những giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn mận được không thì bên cạnh đó, vẫn sẽ có những lưu ý cho bà bầu khi ăn mận như:
- Không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc: mận có vị chua, nên khi ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn trong lúc đói, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 quả – 10 quả mận.
- Không cần gọt vỏ: khi ăn mận, mẹ bầu không cần gọt bỏ hết phần vỏ vì phần đó chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
- Nên chọn mận tươi: mận tươi có thể giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước hơn mận ngâm, mận đã qua xử lí.
- Rửa sạch mận: khi ăn mận, mẹ bầu phải sửa thật sạch và tốt nhất nên ngâm mận vào nước muối loãng từ 15 phút – 20 phút.
- Nên kết hợp ăn thêm nhiều loại trái cây khác nhau để cân đối dinh dưỡng và mùi vị, do mận có vị chua nên nhiều mẹ bầu thích vị ngọt lại ngại ăn.
6Mách mẹ mẹo chọn mận ngon ngọt, tươi mát
Mẹo giúp mẹ bầu chọn được những quả mận ngon
Bà bầu ăn mận được không? Sau đây là những mẹo cho bà bầu có thể chọn được những quả mận tươi ngon:
- Đối với mận miền Nam: nên chọn những quả còn nguyên cuống lá, vỏ ngoài căng bóng, đều màu và không bị mềm dập, nát. Khi cầm quả mận lắc nghe tiếng có hạt bên trong là quả mận đã già, ngon.
- Đối với mận miền Bắc: các chị em nên chọn quả có màu xanh xen kẻ đỏ, còn tươi, không bị dập. Mận ngon thường còn cuống, nguyên chùm, lớp vỏ căng, nhẵn bóng và không bị mềm. Quả mận miền Bắc tươi thường có lớp phấn trắng bên ngoài vỏ. Không nên chọn những quả có màu quá xanh hoặc quá đỏ hay bị méo mó.
7Công thức món ngon từ mận
Công thức chế biến món ngon từ mận
Mận Hà Nội xóc muối ớt chua cay
Cách thực hiện
- Mận Hà Nội mua về, rửa sạch bằng cách ngâm với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn rồi vớt ra cho ráo nước.
- Dùng dao gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ quả mận thành 2 – 3 miếng vừa ăn.
- Cho mận đã gọt sạch vào tô có nắp đậy hoặc hộp thủy tinh và rắc từ từ 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh muối tôm rồi đậy nắp lại.
- Lắc mạnh, xoay nhiều hướng để đường và muối thấm đều vào mận. Có thể ăn thử mận để nêm nếm sao cho vừa khẩu vị.
- Đặt hộp mận vào ngăn mát tủ lạnh để gia vị tan hết và ngấm vào mận.
Thành phẩm món mận lắc muối ớt có màu đỏ đẹp mắt và mùi thơm nồng đặc trưng của muối tôm vô cùng kích thích vị giác. Thịt mận giòn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, là một món ăn vặt cho bà bầu vô cùng tuyệt vời.
Mận đỏ chấm muối ớt
Cách thực hiện
- Mận rửa sạch, tách thành từng miếng nhỏ dễ ăn
- Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt và cắt nhuyễn. Tỏi lột vỏ băm nhuyễn. Tôm khô ngâm ngập nước cho mềm.
- Tôm khô sau khi đã mềm thì cho vào cối xay nhuyễn.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau bao gồm: tỏi, ớt, tôm khô xay nhuyễn, 2 muỗng canh đường, 5gr bột ngọt, 200gr muối hột sau đó cho vào cối xay nhuyễn thêm một lần nữa.
- Cho hỗn hợp muối xay nhuyễn vào chảo, mở lửa nhỏ và đảo đều tay khoảng 45 phút. Khi muối khô và tơi ra thì có thể tắt bếp.
Muối ớt nhà làm khi hoàn thành có màu đỏ gạch đẹp mắt, không quá mặn, có vị cay của ớt hòa với tôm khô, chấm với mận thì vô cùng ngon miệng.
8Đôi lời từ AVAKids
Mận là loại trái cây đặc trưng của mỗi vùng miền, giá thành bình dân nên được nhiều chị em yêu thích. Cả mận miền Bắc và mận miền Nam đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên chị em lưu ý không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc và đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi dùng. Hy vọng qua bài viết Bà bầu ăn mận được không sẽ giúp các chị em có thêm được nhiều thông tin bổ ích trong giai đoạn thai kỳ.
Ngọc Hà tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi