Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý

Nội dung

I. Có bầu ăn trứng vịt lộn được không?

II. Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

III. Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn là tốt?

IV. Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Thực phẩm này nổi tiếng ngon bổ và rất giàu giá trị dinh dưỡng. Trong thành phần của trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, photpho, sắt, lipid và các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C, …

Xoay quanh vấn đề ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ, nhiều ý kiến đã cho rằng ăn hột vịt lộn trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sau sinh bị rậm lông, ngứa ngáy. Điều này khiến nhiều bà bầu dù “rất thèm” món ăn này nhưng không dám thưởng thức.

Thực tế cho thấy, ý kiến trên không có cơ sở khoa học. Và cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc ăn trứng vịt lộn khiến trẻ sinh ra rậm lông.

Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì thành phần dinh dưỡng đặc biệt của trứng vịt lộn mà loại thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên cho phụ nữ có thai.

Trứng vịt lộn chứa giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, khi ăn trứng vịt lộn đúng cách sẽ mang đến một số lợi ích cho sức khỏe như:

1. Bổ sung sắt

Cơ thể bà bầu khi mang thai cần một lượng sắt lớn để đáp ứng lượng máu nuôi cơ thể mẹ và bào thai. Trong khi đó, hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn cao hơn trứng gà rất nhiều. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn giúp bà bầu phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Đồng thời, ăn trứng vịt lộn giúp mẹ bầu giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây ra.

2. Bổ sung vitamin A

Hàm lượng vitamin A vừa đủ sẽ giúp bà bầu và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Trứng vịt lộn là số ít loại thực phẩm tự nhiên rất giàu vitamin A. Bổ sung vitamin A đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt các cơ quan tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương.

3. Bổ sung canxi

Canxi là một trong những khoáng chất không thể thiếu cần bổ sung cho bà bầu. Không chỉ giúp hệ xương bà bầu chắc khỏe, tránh được các chứng bệnh xương khớp nó còn giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu, 1 quả trứng vịt lộn có chứa 82mg canxi. Đây là hàm lượng canxi rất cao từ thực phẩm tự nhiên.

4. Bổ sung năng lượng và khoáng chất

Ngoài sắt và canxi, thành phần của trứng vịt lộn có chứa protein, lipid, canxi và nhiều loại vitamin rất cần thiết với bà bầu, nó giúp duy trì dinh dưỡng, năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Trứng vịt lộn là thực phẩm cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên bổ sung hàng ngày, đặc biệt là với bà bầu.

Phụ nữ mang bầu chỉ nên bổ sung 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần. Và nên tách thành 2 bữa. Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, không nên ăn buổi tối vì gây đầy bụng, khó chịu.

1. Lưu ý

Như đã biết, trứng vịt lộn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn, bà bầu cần chú ý:

  • Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì dễ gây khó tiêu, ợ hơi, mất ngủ.
  • Tuyệt đối không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn vì sẽ tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
  • Chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần. Và không nên ăn cùng một lúc tránh gây đầy bụng, thừa dưỡng chất.

2. Rủi ro khi ăn nhiều trứng vịt lộn

  • Đối tượng không nên dùng trứng vịt lộn là bà bầu có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao: trong trứng vịt lộn có hàm lượng lớn cholesterol. Lượng cholesterol cao có nguy cơ đẩy nhanh xơ vữa động mạch, khiến bà bầu dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tiểu đường, cao huyết áp.
  • Tăng nguy cơ béo phì: trứng vịt lộn có lượng dinh dưỡng rất cao so với thực phẩm thông thường. Nếu bà bầu sử dụng nhiều trứng vịt lộn sẽ tăng nguy cơ béo phì, gây ra nhiều bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Dư thừa vitamin A: Trứng vịt lộn giàu vitamin A vì có đến 875 mcg vitamin A có trong 100g trứng. Nếu bà bầu ăn quá nhiều loại trứng này sẽ dư thừa vitamin A gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lời kết: Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “Bầu ăn trứng vịt lộn được không?”. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cách sử dụng thực phẩm này hợp lý hơn trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu thành công.

Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý

Nội dung

I. Có bầu ăn trứng vịt lộn được không?

II. Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

III. Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn là tốt?

IV. Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Thực phẩm này nổi tiếng ngon bổ và rất giàu giá trị dinh dưỡng. Trong thành phần của trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, photpho, sắt, lipid và các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C, …

Xoay quanh vấn đề ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ, nhiều ý kiến đã cho rằng ăn hột vịt lộn trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sau sinh bị rậm lông, ngứa ngáy. Điều này khiến nhiều bà bầu dù “rất thèm” món ăn này nhưng không dám thưởng thức.

Thực tế cho thấy, ý kiến trên không có cơ sở khoa học. Và cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc ăn trứng vịt lộn khiến trẻ sinh ra rậm lông.

Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì thành phần dinh dưỡng đặc biệt của trứng vịt lộn mà loại thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên cho phụ nữ có thai.

Trứng vịt lộn chứa giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, khi ăn trứng vịt lộn đúng cách sẽ mang đến một số lợi ích cho sức khỏe như:

1. Bổ sung sắt

Cơ thể bà bầu khi mang thai cần một lượng sắt lớn để đáp ứng lượng máu nuôi cơ thể mẹ và bào thai. Trong khi đó, hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn cao hơn trứng gà rất nhiều. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn giúp bà bầu phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Đồng thời, ăn trứng vịt lộn giúp mẹ bầu giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây ra.

2. Bổ sung vitamin A

Hàm lượng vitamin A vừa đủ sẽ giúp bà bầu và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Trứng vịt lộn là số ít loại thực phẩm tự nhiên rất giàu vitamin A. Bổ sung vitamin A đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt các cơ quan tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương.

3. Bổ sung canxi

Canxi là một trong những khoáng chất không thể thiếu cần bổ sung cho bà bầu. Không chỉ giúp hệ xương bà bầu chắc khỏe, tránh được các chứng bệnh xương khớp nó còn giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu, 1 quả trứng vịt lộn có chứa 82mg canxi. Đây là hàm lượng canxi rất cao từ thực phẩm tự nhiên.

4. Bổ sung năng lượng và khoáng chất

Ngoài sắt và canxi, thành phần của trứng vịt lộn có chứa protein, lipid, canxi và nhiều loại vitamin rất cần thiết với bà bầu, nó giúp duy trì dinh dưỡng, năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Trứng vịt lộn là thực phẩm cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên bổ sung hàng ngày, đặc biệt là với bà bầu.

Phụ nữ mang bầu chỉ nên bổ sung 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần. Và nên tách thành 2 bữa. Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, không nên ăn buổi tối vì gây đầy bụng, khó chịu.

1. Lưu ý

Như đã biết, trứng vịt lộn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn, bà bầu cần chú ý:

  • Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì dễ gây khó tiêu, ợ hơi, mất ngủ.
  • Tuyệt đối không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn vì sẽ tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
  • Chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần. Và không nên ăn cùng một lúc tránh gây đầy bụng, thừa dưỡng chất.

2. Rủi ro khi ăn nhiều trứng vịt lộn

  • Đối tượng không nên dùng trứng vịt lộn là bà bầu có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao: trong trứng vịt lộn có hàm lượng lớn cholesterol. Lượng cholesterol cao có nguy cơ đẩy nhanh xơ vữa động mạch, khiến bà bầu dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tiểu đường, cao huyết áp.
  • Tăng nguy cơ béo phì: trứng vịt lộn có lượng dinh dưỡng rất cao so với thực phẩm thông thường. Nếu bà bầu sử dụng nhiều trứng vịt lộn sẽ tăng nguy cơ béo phì, gây ra nhiều bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Dư thừa vitamin A: Trứng vịt lộn giàu vitamin A vì có đến 875 mcg vitamin A có trong 100g trứng. Nếu bà bầu ăn quá nhiều loại trứng này sẽ dư thừa vitamin A gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lời kết: Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “Bầu ăn trứng vịt lộn được không?”. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cách sử dụng thực phẩm này hợp lý hơn trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu thành công.