Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng? Hay mấy tháng cho bé tập ngồi?
>> Tham khảo:
- Các giai đoạn phát triển của trẻ
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
- Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
Mấy tháng cho bé tập ngồi?
Việc tập ngồi cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ, vậy mấy tháng trẻ biết ngồi? Một số bé có thể biết ngồi khi được 6 – 8 tháng, nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của bé trước khi tập ngồi cho bé. Ít nhất khi xương bé đã cứng cáp, đồng thời bé có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì mẹ mới nên bắt đầu cho bé tập ngồi mẹ nhé!
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Bé 3 tháng tuổi đã biết nằm sấp và lật/ lẫy. Điều này chứng tỏ phần thân trên của bé đã cứng cáp hơn so với lúc mới chào đời. Lúc này, nếu muốn cho bé ngồi, mẹ có thể đặt bé dựa vào người. Tuy nhiên, thời điểm tập ngồi cho bé thích hợp nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, phần khung xương trên của bé mới thật sự vững vàng.
Mẹ nên tập cho bé ngồi theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 3 – 4 tháng
Trẻ 4 tháng tập ngồi được chưa? Cơ đầu và cơ cổ của bé sẽ phát triển nhanh và trở nên cứng cáp hơn trong giai đoạn này. Điều này có nghĩa là bé sẽ học cách ngẩng cao đầu và giữ đầu ở tư thế đó khi lật người, bé cũng sẽ dùng tay nâng cao ngực và giữ cho ngực không chạm mặt đất. Đây là những bước đầu để bé tập làm quen cho việc ngồi không cần điểm tựa.
Giai đoạn 5 – 6 tháng
Bé 5 tháng tập ngồi được chưa? Bé lúc này đã đủ sức để nhấc cơ thể lên cao để tập ngồi, ban đầu bé sẽ chỉ ngồi trong chốc lát vì không có sự hỗ trợ. Bé sẽ tự tìm cách cân bằng cơ thể bằng cách luyện tập mỗi ngày, bé sẽ học được cách chống hai tay xuống đất để giữ cân bằng.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)
Giai đoạn 7 – 9 tháng
Ở giai đoạn bé 7 tháng đến bé 9 tháng tuổi, cơ cổ và cơ lưng của bé đã phát triển cứng cáp hơn. Bé sẽ ngồi vững mà không cần người hỗ trợ hoặc chống tay xuống đất để giữ thăng bằng như trước. Thậm chí, bé đã có thể xoay người để cầm thứ mà bé để ý và khám phá môi trường xung quanh. Khi lên 1 tuổi, mẹ có thể yên tâm là bé đã ngồi vững và sẵn sàng để tập đi.
>> Tham khảo: Mách cha mẹ 5 cách dạy bé vẽ người đơn giản cho trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, về việc tập ngồi cho trẻ:
5 tháng có thể bước vào giai đoạn tập ngồi, nhưng trẻ sẽ tự tập chứ không cần sự hỗ trợ tập từ người khác. Chỉ khi nào bé bị chậm vận động mới cần hỗ trợ thôi nhé!
>> Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh từng bước đơn giản và đúng chuẩn nhất
Ngồi là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tại thời điểm này, bé đã có thể ngồi trong khoảng 20 – 30 giây mà không cần sự trợ giúp của mẹ. Thậm chí, mẹ có thể nhận thấy cục cưng quay đầu “điêu luyện” hơn. Mặc dù vậy, bé cưng vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào nên mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý. Để an toàn hơn, mẹ nên ngồi phía sau và vòng tay xung quanh người bé. Dù bé có nghiêng ngả bên nào, mẹ cũng có thể dễ dàng đỡ con trong tư thế này.
>> Tham khảo:
- Các loại đồ chơi cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện
- 15 Cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đẹp tại nhà
Tác hại của việc tập ngồi cho bé sai cách
Tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì cột sống còn quá non nớt nhưng phải mang “gánh nặng” quá lớn của phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng.
Mẹ nên lưu ý đặc biệt ngay từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé. Tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước là dấu hiệu cho thấy bé cưng cần thêm một thời gian nữa mới có thể tập ngồi.
>> Tham khảo:
- Công thức bột ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản và đầy dinh dưỡng
- Trẻ bị té đập đầu sau có nguy hiểm? Xử lý ra sao?
Cho bé tự chơi cũng là cách tập ngồi cho bé hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài thời điểm, tư thế ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bé. Mẹ nên tập cho bé ngồi thẳng lưng, tránh những tư thế không chuẩn hoặc cho bé nằm gối quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm trẻ dễ bị gù.
Cách tập ngồi cho bé
Bạn không nên ép bé học ngồi quá sớm mà chỉ nên hướng dẫn các cơ của bé làm quen với tư thế ngồi, bé sẽ biết cách ngồi khi cơ thể sẵn sàng.
Tập cho bé nằm sấp
Giữ đầu ổn định là điểm quan trọng để có tư thế ngồi đúng. Mẹ cần giúp bé tăng cường cơ lưng và cơ cổ khi nằm sấp bằng cách đặt đồ chơi trước mặt bé để bé phải nâng đầu lên. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Tập cho bé di chuyển
Mẹ cần giữ và tập cho bé lăn trên bề mặt mềm mại như chăn, nệm một cách nhẹ nhàng. Động tác này giúp bé làm quen với sự vận động, học cách định hướng để tự vận động về sau.
Cho bé tựa vào mẹ
Tập ngồi cho bé có thể bắt đầu khi trẻ 6 tháng tuổi. Mẹ cho bé ngồi giả bằng cách đặt bé tựa vào người trong khi chơi với đồ chơi trước mặt. Việc làm này giúp bé làm quen với cảm giác khi ngồi và tăng cường sức mạnh cơ lưng.
>> Tham khảo: Trẻ 6 tháng ăn được những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Kích thích trí tò mò của trẻ
Hầu hết các bé có thể ngồi vững vàng ở tháng thứ 9. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ khuyến khích bé ngồi nhiều hơn. Mẹ hãy đặt các món đồ chơi yêu thích xung quanh để bé lấy được khi ngồi.
Tăng cường sức mạnh các cơ
Mọi vận động cơ thể đều cần đến các cơ. Chơi vài trò đơn giản hay massage cho bé sẽ giúp bé tăng cường sức mạnh của cơ. Những cách tự nhiên bao gồm bò, lăn và nằm sấp. Cho bé luyện tập đều đặn sẽ giúp ích rất nhiều khi tập ngồi cho bé mẹ nhé.
>> Tham khảo: Cách tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả
Mẹ luôn tạo cảm giác thoải mái khi tập ngồi cho con
Khi ngồi trọng lượng cơ thể con sẽ dồn về phía phần lưng và mông. Phần này không được bảo vệ cũng như không có sự thông thoáng thoải mái, con sẽ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và không muốn hợp tác khi mẹ luyện tư thế ngồi cho con.
>> Tham khảo: Tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu sớm và cách chữa trị
>> Tham khảo thêm kỹ năng chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà:
Các bài tập để tập cho bé ngồi
Chiếc trống lắc
Mẹ nên áp dụng phương pháp này trong giai đoạn đầu bé vừa tập ngồi để giúp bé luyện tập vùng lưng và vùng cổ. Sử dụng một chiếc trống lắc để thu hút sự chú ý của bé bằng cách đặt chiếc trống ngay tầm mắt bé và tạo tiếng động, khi đầu bé di chuyển theo tiếng động thì hãy mẹ hãy di chuyển đi hướng khác.
Dùng trống lắc để tập ngồi cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
Gập bụng
Mẹ có thể áp dụng bài tập này khi bé có thể tự nhấc đầu lên. Mẹ hãy duỗi thẳng chân bé và nhẹ nhàng kéo tay bé sao cho cơ thể bé cũng di chuyển lên cao. Hãy tạo những tiếng động vui nhộn để tạo sự hào hứng cho bé nhé! Bài tập này sẽ giúp bé rèn luyện cơ bụng và cơ lưng đấy!
Tập cho bé gập bụng sẽ giúp bé làm quen với việc tự ngồi dậy (Nguồn: Sưu tầm)
Tập lăn
Bài tập lăn này nên được thực hiện khi bé đủ 6 tháng tuổi, giúp bé tăng cường cơ lưng và ngồi vững vàng hơn. Bắt đầu bằng cách chọn món đồ chơi mà bé thích, mẹ đặt bé ở tư thế nằm ngửa và để món đồ chơi trước mặt bé, từ từ di chuyển sao cho bé vẫn có thể nhìn thấy. Mẹ nên khuyến khích bé tương tác với món đồ chơi.
Bài tập lăn nên được thực hiện khi bé đủ 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Đi xe đạp
Khi đủ 6 tháng, mẹ có thể cho bé thực hiện kết hợp bài tập đi xe đạp để tăng cường các cơ bắp chân cho bé. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa trên đùi, nệm hoặc chăn mềm và nâng chân bé di chuyển theo động tác đạp xe đạp. Bé sẽ thích thú hơn nếu bạn tương tác với bé bằng cách tạo những tiếng động vui nhộn đấy!
Bài tập đi xe đạp giúp bé luyện cơ chân (Nguồn: Sưu tầm)
Tập squat
Mẹ chỉ nên cho bé tập squat khi bé đã có khả năng tự ngồi và đang tập đứng. Bắt đầu khi bé đang ở tư thế ngồi, mẹ hãy nắm tay bé và nhẹ nhàng nâng bé đứng dậy, lặp lại từ 3 – 4 lần và cho bé nghỉ ngơi mỗi lần nhé! Bài tập này sẽ giúp cơ bụng, cơ đùi của bé khỏe hơn.
Bài tập squat sẽ giúp cơ bụng, cơ đùi của bé khỏe hơn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo: Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Lưu ý khi tập ngồi cho bé
Để tránh những ảnh hưởng xấu cũng như giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:
Không nên dùng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi
Không mang lại lợi ích, hai vật dụng này thậm chí có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Khi ngồi trong ghế, bé có thể ngồi không đúng tư thế. Ngoài ra, đã có không ít các trường hợp bé bị ngã khi đang ngồi trong ghế. Thay vì dùng ghế, mẹ có thể bắt đầu tập ngồi cho bé bằng cách tập cho bé quen với việc giữ thăng bằng. Cho bé tự ngồi dựa lưng vào tấm đệm mềm, hoặc mẹ có thể ngồi bắt chéo chân và đặt bé ở giữa. Những cách này vừa giúp bé thực hành khả năng cân bằng, vừa giúp phát triển cơ cổ và cơ lưng của bé.
Tránh cho bé ngồi trên ghế xe hơi
Trong giai đoạn này, rất khó để bé có thể tự ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển nhiều bằng xe, mẹ có thể cân nhắc đến việc mua riêng cho trẻ một chiếc ghế ngồi trong xe.
Biết rằng mỗi trẻ có cột mốc phát triển của riêng mình nhưng nếu trẻ 6 tháng tuổi không thể ngồi dù có sự trợ giúp, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ ngay. Mẹ đừng quên tham khảo thêm thông tin tại mục Chăm sóc bé hoặc gửi thắc mắc về Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!
>> Tham khảo:
- Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-help-a-baby-sit-up
- https://www.verywellfamily.com/how-to-help-a-baby-sit-up-5213803
- https://www.whattoexpect.com/first-year/sit-up/