Bà bầu ăn hột vịt lộn được không? Câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi hột vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em, đồng thời đây còn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
1Giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn
Giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, hãy cùng AVAKids tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong hột vịt lộn nhé:
Hột vịt lộn nổi tiếng là một món ăn cung cấp nhiều protein nhưng giá thành lại rẻ và rất dễ tìm. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng có trong hột vịt lộn còn có:
- 188 calo
- 14g protein
- 2mg sắt
- 116mg canxi
- 12,4g lipit
Ngoài ra, hột vịt lộn còn có nhiều vitamin C và beta-carotene, hai chất này có vai trò chống oxy hóa, làm sạch các gốc tự do trong máu và tăng cường hệ miễn dịch. Niacin, riboflavin và thiamin trong hột vịt lộn giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong hột vịt lộn lại lên đến 359mg, cao hơn so với khuyến nghị hàng ngày. Do đó, ăn nhiều hột vịt lộn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.
2Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?
Hột vịt lộn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em, do đó câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không trở thành một chủ đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công bố khoa học nào nói về tác hại của hột vịt lộn đối với bà bầu. Vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên mẹ bầu có thể bổ sung hột vịt lộn vào thực đơn cho mẹ bầu.
Cũng vì hột vịt lộn rất giàu dinh dưỡng, nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Ăn hột vịt lộn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể làm cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường thai kỳ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Trong hột vịt lộn cũng có hàm lượng vitamin A tương đối cao, nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa vitamin A trong quá trình mang thai, có thể gây ra dị tật thai nhi.
3Tác dụng khi ăn hột vịt lộn trong thai kỳ
Tác dụng khi ăn hột vịt lộn trong thai kỳ
Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?
Câu trả lời là CÓ, nếu mẹ bầu ăn đúng cách và hợp lý, hột vịt lộn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Bảng hàm lượng dinh dưỡng của hột vịt lộn:
Thành phần dinh dưỡng (100g)Định lượngNăng lượng182 kcalNước66.1 gĐạm13.6 gTinh bột4gChất béo12.4 gCanxi82 mgSắt3 mgCholesterol600 mgPhốt pho212 mgCarotin435 mcgVitamin C3 mgVitamin PP800 mgVitamin B1100 mcgVitamin B2300 mcgVitamin A875 mcg
Một số tác dụng của hột vịt lộn đối với mẹ bầu:
Phòng ngừa thiếu máu ở mẹ bầu: Hàm lượng sắt có trong hột vịt lộn giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, hột vịt lộn còn có photpho, canxi, protein… hỗ trợ quá trình tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Hỗ trợ phát triển thai nhi: Vitamin A trong hột vịt lộn có vai trò hỗ trợ thai nhi phát triển các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan… Vitamin A cũng giúp phát triển hình thái cơ thể, chức năng của mắt, ngăn ngừa tình trạng phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Phát triển xương khớp thai nhi: Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển xương khớp. Canxi trong hột vịt lộn giúp thai nhi tăng cân nhanh, giúp xương phát triển ổn định.
Bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu: Protein, lipid, canxi, photpho, cholesterol trong hột vịt lộn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho bà bầu, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng do ốm nghén
4Lưu ý cho bà bầu khi ăn hột vịt lộn
Như đã đề cập ở trên khi trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, cần có những nguyên tắc nhất định khi ăn hột vịt lộn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên:
- Không ăn 2 hột vịt lộn cùng lúc, không ăn quá 2 hột vịt lộn mỗi tuần
- Không ăn kèm rau răm khi ăn hột vịt lộn. Rau răm là một loại rau có chứa chất gây kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp mạnh có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.
- Nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp, viêm gan, tiểu đường thai kỳ, gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch… thì không ăn hột vịt lộn, để tránh nguy cơ đột quỵ, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim…
- Không ăn hột vịt lộn vào buổi tối vì gây khó tiêu
- Không ăn hột vịt lộn cùng với những thực phẩm giàu vitamin A, vì dư vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Không nên ăn kèm hột vịt lộn với cá loại gia vị nóng như tiêu, ớt, tỏi… vì có thể gây ợ hơi, khó tiêu
5Một số món hột vịt lộn ngon cho bà bầu
Một số cách chế biến hột vịt lộn ngon dành cho mẹ bầu, mời mẹ vào bếp cùng AVAKids nhé!
Hột vịt lộn luộc
Hột vịt lộn luộc
- Rửa sạch trứng, cho vào nồi rồi đổ nước ngập trứng
- Luộc trứng với lửa to. Khi nước sôi thì cho nhỏ lửa và luộc tiếp trong 15 phút. Sau đó tắt bếp, đậy nắp để thêm 5 phút là được
Hột vịt lộn xào me
Hột vịt lộn xào me
- Trứng luộc chín, vớt ra, lột vỏ, để riêng phần trứng và phần nước của hột vịt lộn
- Rang đậu phộng với 1 ít muối, để lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi nứt vỏ lụa là được. Để nguội rồi bóc vỏ lụa bỏ đi
- Cho me vào chén, đổ thêm 150ml nước sôi, dầm me rồi lược qua rây lấy nước cốt
- Cho phần nước trứng vịt lộn vào chén đựng nước me, thêm đường, nước mắm, muối rồi khuấy đều cho tan
- Phi thơm tỏi băm với 1 ít dầu ăn, cho nước sốt me vào, đảo đều tay khoảng 3 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
- Cho hột vịt lộn vào chảo sốt, rưới đều nước sốt lên trứng, đun thêm trong 10 phút cho nước sệt lại là được
- Cho hột vịt lộn ra đĩa, rắc đậu phộng lên trên cùng là xong
Hột vịt lộn xào bơ tỏi
- Luộc chín hột vịt lộn, bóc vỏ để riêng
- Chuẩn bị hỗn hợp nước sốt gồm: nước tương, đường, tiêu xay, tương ớt, giấm ăn, nước lọc
- Cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho bơ vào, cho tỏi băm vào rồi phi thơm
- Đổ hỗn hợp sốt vào chảo, thêm 1 muỗng cà phê bột bắp rồi khuấy đều
- Khi hỗn hợp sệt lại, cho hột vịt vào, đảo đều rồi đợi thêm 2 phút rồi tắt bếp
- Cho hột vịt lộn ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên cùng là được
6Đôi lời từ AVAKids
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, mà AVAKids muốn gửi tới các mẹ bầu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Nguyệt Minh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Bà bầu ăn hột vịt lộn được không? Câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi hột vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em, đồng thời đây còn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
1Giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn
Giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, hãy cùng AVAKids tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong hột vịt lộn nhé:
Hột vịt lộn nổi tiếng là một món ăn cung cấp nhiều protein nhưng giá thành lại rẻ và rất dễ tìm. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng có trong hột vịt lộn còn có:
- 188 calo
- 14g protein
- 2mg sắt
- 116mg canxi
- 12,4g lipit
Ngoài ra, hột vịt lộn còn có nhiều vitamin C và beta-carotene, hai chất này có vai trò chống oxy hóa, làm sạch các gốc tự do trong máu và tăng cường hệ miễn dịch. Niacin, riboflavin và thiamin trong hột vịt lộn giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong hột vịt lộn lại lên đến 359mg, cao hơn so với khuyến nghị hàng ngày. Do đó, ăn nhiều hột vịt lộn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.
2Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?
Hột vịt lộn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em, do đó câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không trở thành một chủ đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công bố khoa học nào nói về tác hại của hột vịt lộn đối với bà bầu. Vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên mẹ bầu có thể bổ sung hột vịt lộn vào thực đơn cho mẹ bầu.
Cũng vì hột vịt lộn rất giàu dinh dưỡng, nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Ăn hột vịt lộn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể làm cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường thai kỳ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Trong hột vịt lộn cũng có hàm lượng vitamin A tương đối cao, nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa vitamin A trong quá trình mang thai, có thể gây ra dị tật thai nhi.
3Tác dụng khi ăn hột vịt lộn trong thai kỳ
Tác dụng khi ăn hột vịt lộn trong thai kỳ
Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?
Câu trả lời là CÓ, nếu mẹ bầu ăn đúng cách và hợp lý, hột vịt lộn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Bảng hàm lượng dinh dưỡng của hột vịt lộn:
Thành phần dinh dưỡng (100g)Định lượngNăng lượng182 kcalNước66.1 gĐạm13.6 gTinh bột4gChất béo12.4 gCanxi82 mgSắt3 mgCholesterol600 mgPhốt pho212 mgCarotin435 mcgVitamin C3 mgVitamin PP800 mgVitamin B1100 mcgVitamin B2300 mcgVitamin A875 mcg
Một số tác dụng của hột vịt lộn đối với mẹ bầu:
Phòng ngừa thiếu máu ở mẹ bầu: Hàm lượng sắt có trong hột vịt lộn giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, hột vịt lộn còn có photpho, canxi, protein… hỗ trợ quá trình tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Hỗ trợ phát triển thai nhi: Vitamin A trong hột vịt lộn có vai trò hỗ trợ thai nhi phát triển các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan… Vitamin A cũng giúp phát triển hình thái cơ thể, chức năng của mắt, ngăn ngừa tình trạng phôi thai chết lưu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Phát triển xương khớp thai nhi: Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển xương khớp. Canxi trong hột vịt lộn giúp thai nhi tăng cân nhanh, giúp xương phát triển ổn định.
Bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu: Protein, lipid, canxi, photpho, cholesterol trong hột vịt lộn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho bà bầu, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng do ốm nghén
4Lưu ý cho bà bầu khi ăn hột vịt lộn
Như đã đề cập ở trên khi trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, cần có những nguyên tắc nhất định khi ăn hột vịt lộn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên:
- Không ăn 2 hột vịt lộn cùng lúc, không ăn quá 2 hột vịt lộn mỗi tuần
- Không ăn kèm rau răm khi ăn hột vịt lộn. Rau răm là một loại rau có chứa chất gây kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp mạnh có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.
- Nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp, viêm gan, tiểu đường thai kỳ, gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch… thì không ăn hột vịt lộn, để tránh nguy cơ đột quỵ, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim…
- Không ăn hột vịt lộn vào buổi tối vì gây khó tiêu
- Không ăn hột vịt lộn cùng với những thực phẩm giàu vitamin A, vì dư vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Không nên ăn kèm hột vịt lộn với cá loại gia vị nóng như tiêu, ớt, tỏi… vì có thể gây ợ hơi, khó tiêu
5Một số món hột vịt lộn ngon cho bà bầu
Một số cách chế biến hột vịt lộn ngon dành cho mẹ bầu, mời mẹ vào bếp cùng AVAKids nhé!
Hột vịt lộn luộc
Hột vịt lộn luộc
- Rửa sạch trứng, cho vào nồi rồi đổ nước ngập trứng
- Luộc trứng với lửa to. Khi nước sôi thì cho nhỏ lửa và luộc tiếp trong 15 phút. Sau đó tắt bếp, đậy nắp để thêm 5 phút là được
Hột vịt lộn xào me
Hột vịt lộn xào me
- Trứng luộc chín, vớt ra, lột vỏ, để riêng phần trứng và phần nước của hột vịt lộn
- Rang đậu phộng với 1 ít muối, để lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi nứt vỏ lụa là được. Để nguội rồi bóc vỏ lụa bỏ đi
- Cho me vào chén, đổ thêm 150ml nước sôi, dầm me rồi lược qua rây lấy nước cốt
- Cho phần nước trứng vịt lộn vào chén đựng nước me, thêm đường, nước mắm, muối rồi khuấy đều cho tan
- Phi thơm tỏi băm với 1 ít dầu ăn, cho nước sốt me vào, đảo đều tay khoảng 3 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
- Cho hột vịt lộn vào chảo sốt, rưới đều nước sốt lên trứng, đun thêm trong 10 phút cho nước sệt lại là được
- Cho hột vịt lộn ra đĩa, rắc đậu phộng lên trên cùng là xong
Hột vịt lộn xào bơ tỏi
- Luộc chín hột vịt lộn, bóc vỏ để riêng
- Chuẩn bị hỗn hợp nước sốt gồm: nước tương, đường, tiêu xay, tương ớt, giấm ăn, nước lọc
- Cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho bơ vào, cho tỏi băm vào rồi phi thơm
- Đổ hỗn hợp sốt vào chảo, thêm 1 muỗng cà phê bột bắp rồi khuấy đều
- Khi hỗn hợp sệt lại, cho hột vịt vào, đảo đều rồi đợi thêm 2 phút rồi tắt bếp
- Cho hột vịt lộn ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên cùng là được
6Đôi lời từ AVAKids
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi bà bầu ăn hột vịt lộn được không, mà AVAKids muốn gửi tới các mẹ bầu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Nguyệt Minh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi