Biến chứng viêm màng não có nguy hiểm không? Hậu quả thế nào?

Biến chứng viêm màng não diễn tiến nhanh có thể cướp đi tính mạng người bệnh chỉ trong 24 giờ, dù là bệnh nguy hiểm nhưng may mắn là viêm màng não đã có thể chủ động phòng ngừa được bằng vắc xin.

biến chứng viêm màng não

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Viêm màng não được xem là gánh nặng toàn cầu khi để lại nhiều di chứng nặng nề lên hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt, bệnh dễ gặp ở nhóm đối tượng yếu thế, vì hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc chưa hoàn thiện.

BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, viêm màng não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng:

  • Vi khuẩn: Là tác nhân gây tình trạng viêm màng não nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Đa số các ca viêm màng não là do Phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, não mô cầu khuẩn Neisseria meningitidis, Haemophilus Influenzae (HI) type B, Listeria monocytogenes…
  • Virus: Viêm màng não do virus phổ biến hơn, ít nguy hiểm hơn vi khuẩn nhưng thường khó nhận biết vì có triệu chứng giống cảm cúm thông thường. Các loại virus có thể gây viêm màng não như: Enterovirus (các virus đường ruột có thể lây truyền qua đường phân – miệng), virus herpes, HIV, virus quai bị, cúm, virus West Nile, virus Zika và virus Chikungunya,…
  • Nấm, ký sinh trùng: Viêm màng não do nấm và ký sinh trùng tương đối ít gặp và thường gây mạn tính. Nấm Crytococcus, ký sinh trùng Borrelia burgdorferi, Treponema pallidum, nấm,… có thể là các tác nhân gây viêm tấn công đến các lớp màng não.

Viêm màng não có nguy hiểm không?

“Viêm màng não có nguy hiểm không?”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC cảnh báo, viêm màng não là bệnh nguy hiểm, bệnh có thể xuất hiện quanh năm và bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tấn công. Nguy hiểm hơn, bệnh khó phát hiện trong giai đoạn sớm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng viêm màng não nguy hiểm về thần kinh.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường, trẻ em và người lớn gia tăng tỷ lệ tiếp xúc sau thời gian gián đoạn tiêm chủng vắc xin. Do đó, nhóm yếu thế (trẻ em, trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được chủng ngừa, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, béo phì, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD,…) dễ bị các tác nhân gây viêm màng não tấn công. Đặc biệt trẻ tại nhà trẻ, trường mẫu giáo khi vi khuẩn lây lan qua đồ chơi, đồ dùng chung. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao và đau đầu trong vài giờ, hoặc kéo dài 1-2 ngày. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, ngủ lơ mơ. Ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện đầu là bú kém, bỏ bú, quấy khóc, cứng cổ, da xanh xao vì thiếu máu.

“Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, 20-50% trẻ bị viêm màng não sẽ tử vong. Khoảng 30-50% trẻ mắc viêm màng não sau khi điều trị cũng có nguy cơ mắc các biến chứng viêm màng não nghiêm trọng như: điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…” BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo.

Các biến chứng của viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ em và người lớn tùy theo từng nguyên nhân, thể trạng người bệnh mà biểu hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, một số biến chứng viêm màng não nghiêm trọng mà trẻ em và người lớn cần có thể gặp phải bao gồm:

Hệ thần kinh

Màng não bị nhiễm trùng có thể gây ra những tác động xấu đến hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ và tủy sống. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng sốt cao liên tục và khó hạ sốt. Khi hệ thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái lú lẫn, mơ hồ, hôn mê kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ở những trường hợp nặng hơn có thể rơi vào trạng thái nguy kịch và tính mạng bị đe dọa.

Cần lưu ý, những trường hợp được xử lý và hồi phục sớm không có nghĩa là không có nguy cơ. Việc tổn thương hệ thần kinh có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ, mất khả năng tập trung ở lâu dài.

Hệ tuần hoàn

Một trong các tác hại của viêm màng não là hệ tuần hoàn chịu tác động khi các tác nhân gây viêm màng nào có sự di chuyển vào máu, sản sinh độc tố, gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu). Ban đầu, người bệnh có biểu hiện sốt và xuất huyết dưới da. Sau đó, mầm bệnh sẽ di chuyển theo hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, phá hủy các mạch máu. Các triệu chứng bắt đầu nặng hơn, phát ban xuất hiện trên diện rộng, sẫm màu, các cơ quan suy giảm chức năng và tính mạng bị đe dọa.

Xương khớp và cơ bắp

Người bệnh viêm màng não luôn ở trong tình trạng đau nhức khắp các khớp xương và cơ bắp toàn thân. Những vùng chịu tác động nhiều nhất là cổ, vai và lưng. Dần dần, các hoạt động sẽ bị hạn chế do cứng khớp, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động, xoay cổ hay cúi người. Trường hợp nghiêm trọng, hậu quả của viêm màng não có thể khiến hệ thống xương và cơ bắp tê cứng, dị dạng và chuyển hướng kế phát viêm khớp cấp tính, mạn tính.

Di chứng sau viêm màng não

Nhiều nghiên cứu y học về di chứng viêm màng não cho thấy nhiều người bệnh sống sót sau khi điều trị bệnh có thể gánh chịu những hậu quả nặng nề kéo dài suốt cuộc đời. Những di chứng sau viêm màng não phổ biến như:

1. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) do tình trạng viêm và sưng màng não là di chứng tiêu cực phổ biến và nguy hiểm nhất. Số lượng vi khuẩn, virus tăng lên nhanh chóng trong máu và tiết ra một lượng độc tố đáng kể làm tổn thương các mạch máu, tiếp đó chúng tiếp tục gây chảy máu ở các cơ quan nội tạng hoặc chảy máu vào da gây hiện tượng phát ban màu tím sẫm.

Di chứng nhiễm khuẩn huyết do viêm màng não có thể gây tử vong rất nhanh, thậm chí chỉ trong vài giờ đầu sau khi bệnh khởi phát nên cần điều trị tích cực ngay lập tức. Thậm chí, có những trường hợp sống sót sau khi điều trị có thể phải cắt bỏ tứ chi, ngón tay, ngón chân,…

2. Viêm khớp

Viêm khớp do biến chứng viêm màng não khó điều trị và dễ tái phát hơn so với các dạng viêm khớp thông thường. Đây được xem là rủi ro dài hạn về sức khỏe đối với người bệnh vừa hồi phục sau viêm màng não.

3. Đau nửa đầu

Người bị viêm màng não có nguy cơ cao gặp phải di chứng đau nửa đầu dài hạn sau khi khỏi bệnh. Nếu không được tích cực điều trị, tình trạng đau nửa đầu do viêm màng não có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực nghiêm trọng hơn như nhồi máu não, co giật,…

tác hại viêm màng não
Viêm màng não để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể gánh những rủi ro suốt cuộc đời

Phòng ngừa các biến chứng do viêm màng não

Việc phát hiện chẩn đoán viêm màng não sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng của viêm màng não cho trẻ. Để chẩn đoán viêm màng não, cần dựa vào các yếu tố như hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường cấp tính, nặng, các hội chứng màng não rõ, phát triển nhanh, có đầy đủ triệu chứng. Để chẩn đoán được chính xác, ba mẹ và người chăm sóc khi phát hiện trẻ hay người thân có các triệu chứng, biểu hiện cảnh báo, cần đưa ngay đến bệnh viện để được khám và xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân của viêm màng não.

Tùy vào tình trạng viêm màng não cụ thể ở trẻ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, trẻ mắc bệnh viêm màng não sẽ được kết hợp chẩn đoán căn nguyên, điều trị bằng kháng sinh sớm. Khi bệnh nhi nghi ngờ bị viêm màng não phải nhanh chóng được soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng để lấy dịch não tủy nhuộm, soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn ngay. Sau đó, sẽ được dùng kháng sinh sớm để theo dõi và điều chỉnh điều trị tùy theo tình trạng cụ thể.

Người bệnh sẽ được chọn kháng sinh theo mầm bệnh và theo kháng sinh đồ, hoặc được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch… Việc lựa chọn kháng sinh còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của người bệnh, cũng như kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Phác đồ điều trị viêm màng não cho từng đối tượng không giống nhau.

Song song với đó, người bệnh sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh như chống phù não, an thần, chống co giật, trụy tim, chống suy thở, hạ sốt… tăng hiệu quả điều trị tốt nhất.

tiêm phòng viêm màng não
Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm màng não là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa bệnh

Tiêm vắc xin phòng bệnh – lá chắn trước các tác nhân nguy hiểm

BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo, thời tiết vào hè, nhiệt độ thay đổi thất thường như hiện nay, trẻ em và người lớn rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa,… do vi khuẩn, virus. Để phòng bệnh chủ động cho trẻ, phụ huynh cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, vệ sinh vùng mũi họng, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài và chú ý giãn cách.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ vận động phù hợp để nâng cao thể trạng, sức đề kháng. Khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

“Đặc biệt, biện pháp phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng máu hữu hiệu nhất vẫn là chủ động tiêm vắc xin. Việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm cũng giúp giảm thiểu ảnh hưởng và di chứng tiêu cực khi trẻ mắc bệnh”, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến khích các nước đưa vắc xin phế cầu vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Với mức độ gây nhiều bệnh nguy hiểm, phòng các bệnh phế cầu khuẩn bằng việc tiêm vắc xin sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong, giảm thiểu các tai biến và việc dùng kháng sinh, đồng thời cũng giảm chi phí và thời gian chữa bệnh.

Với bệnh viêm màng não do mô cầu khuẩn, trẻ em từ 6 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm vắc xin VA-Mengoc BC (Cu Ba) phòng các bệnh gây ra do não mô cầu khuẩn tuýp B và C. Ngoài ra, vắc xin Menactra (Mỹ) phòng các bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135 được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi. Vắc xin chủng ngừa não mô cầu có hiệu quả bảo vệ lên đến 90%.

Để phòng bệnh viêm màng não do Hib, trẻ từ 2 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm các mũi vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần Hib. Các loại vắc xin phối hợp giúp giảm số mũi tiêm, đồng nghĩa với việc hạn chế đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều mũi.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng trong vắc xin phòng bệnh viêm màng não, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều trẻ em chưa được tiêm vắc xin Covid-19, để hạn chế tối đa nguy cơ “bệnh chồng bệnh”, tăng khả năng miễn dịch, trẻ cần được tiêm chủng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm càng sớm càng tốt. Người lớn cũng rất cần được tiêm vắc xin này vì bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn với các hậu quả nghiêm trọng tương tự”.

Viêm màng não rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong trong thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh từ sớm, xây dựng lá chắn bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn trước nguy cơ dịch bệnh vào mùa là rất cấp thiết.

VNVC tự hào là Hệ thống trung tâm tiêm chủng an toàn, chất lượng hàng đầu Việt Nam, hiện có gần 80 trung tâm trên toàn quốc. Với danh mục vắc xin đa dạng cho trẻ em và người lớn, VNVC có đủ các loại vắc xin viêm màng não, kể cả các loại Hot nhất như vắc xin Prevenar-13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ) phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… do phế cầu khuẩn; vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135; Vắc xin VA – Mengoc BC (Cu Ba) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp B,C; Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp) phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, viêm gan B và viêm màng não, viêm phổi do Hib; Vắc xin 5 trong 1 Infanrix IPV + Hib (Bỉ) phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và viêm màng não, viêm phổi do Hib; vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba) phòng viêm màng não, viêm phổi do Hib,…

Đặc biệt, VNVC có đội ngũ hơn 5.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp về an toàn tiêm chủng và các kỹ năng để mang lại dịch vụ tiêm chủng cao cấp, an toàn.

Biến chứng viêm màng não rất nguy hiểm, đặc biệt là các di chứng, hệ lụy lâu dài đối với sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, cần chủ động dự phòng bệnh và các di chứng bằng chủng ngừa phòng bệnh sớm. Song song đó, cần để ý, phát hiện sớm các triệu chứng sớm của con và đưa ngay đến bệnh viện chẩn đoán, điều trị, hạn chế những biến chứng khó lường.

Biến chứng viêm màng não có nguy hiểm không? Hậu quả thế nào?

Biến chứng viêm màng não diễn tiến nhanh có thể cướp đi tính mạng người bệnh chỉ trong 24 giờ, dù là bệnh nguy hiểm nhưng may mắn là viêm màng não đã có thể chủ động phòng ngừa được bằng vắc xin.

biến chứng viêm màng não

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Viêm màng não được xem là gánh nặng toàn cầu khi để lại nhiều di chứng nặng nề lên hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt, bệnh dễ gặp ở nhóm đối tượng yếu thế, vì hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc chưa hoàn thiện.

BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, viêm màng não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng:

  • Vi khuẩn: Là tác nhân gây tình trạng viêm màng não nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Đa số các ca viêm màng não là do Phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, não mô cầu khuẩn Neisseria meningitidis, Haemophilus Influenzae (HI) type B, Listeria monocytogenes…
  • Virus: Viêm màng não do virus phổ biến hơn, ít nguy hiểm hơn vi khuẩn nhưng thường khó nhận biết vì có triệu chứng giống cảm cúm thông thường. Các loại virus có thể gây viêm màng não như: Enterovirus (các virus đường ruột có thể lây truyền qua đường phân – miệng), virus herpes, HIV, virus quai bị, cúm, virus West Nile, virus Zika và virus Chikungunya,…
  • Nấm, ký sinh trùng: Viêm màng não do nấm và ký sinh trùng tương đối ít gặp và thường gây mạn tính. Nấm Crytococcus, ký sinh trùng Borrelia burgdorferi, Treponema pallidum, nấm,… có thể là các tác nhân gây viêm tấn công đến các lớp màng não.

Viêm màng não có nguy hiểm không?

“Viêm màng não có nguy hiểm không?”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC cảnh báo, viêm màng não là bệnh nguy hiểm, bệnh có thể xuất hiện quanh năm và bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tấn công. Nguy hiểm hơn, bệnh khó phát hiện trong giai đoạn sớm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng viêm màng não nguy hiểm về thần kinh.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường, trẻ em và người lớn gia tăng tỷ lệ tiếp xúc sau thời gian gián đoạn tiêm chủng vắc xin. Do đó, nhóm yếu thế (trẻ em, trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được chủng ngừa, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, béo phì, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD,…) dễ bị các tác nhân gây viêm màng não tấn công. Đặc biệt trẻ tại nhà trẻ, trường mẫu giáo khi vi khuẩn lây lan qua đồ chơi, đồ dùng chung. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao và đau đầu trong vài giờ, hoặc kéo dài 1-2 ngày. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, ngủ lơ mơ. Ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện đầu là bú kém, bỏ bú, quấy khóc, cứng cổ, da xanh xao vì thiếu máu.

“Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, 20-50% trẻ bị viêm màng não sẽ tử vong. Khoảng 30-50% trẻ mắc viêm màng não sau khi điều trị cũng có nguy cơ mắc các biến chứng viêm màng não nghiêm trọng như: điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…” BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo.

Các biến chứng của viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ em và người lớn tùy theo từng nguyên nhân, thể trạng người bệnh mà biểu hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, một số biến chứng viêm màng não nghiêm trọng mà trẻ em và người lớn cần có thể gặp phải bao gồm:

Hệ thần kinh

Màng não bị nhiễm trùng có thể gây ra những tác động xấu đến hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ và tủy sống. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng sốt cao liên tục và khó hạ sốt. Khi hệ thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái lú lẫn, mơ hồ, hôn mê kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ở những trường hợp nặng hơn có thể rơi vào trạng thái nguy kịch và tính mạng bị đe dọa.

Cần lưu ý, những trường hợp được xử lý và hồi phục sớm không có nghĩa là không có nguy cơ. Việc tổn thương hệ thần kinh có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ, mất khả năng tập trung ở lâu dài.

Hệ tuần hoàn

Một trong các tác hại của viêm màng não là hệ tuần hoàn chịu tác động khi các tác nhân gây viêm màng nào có sự di chuyển vào máu, sản sinh độc tố, gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu). Ban đầu, người bệnh có biểu hiện sốt và xuất huyết dưới da. Sau đó, mầm bệnh sẽ di chuyển theo hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, phá hủy các mạch máu. Các triệu chứng bắt đầu nặng hơn, phát ban xuất hiện trên diện rộng, sẫm màu, các cơ quan suy giảm chức năng và tính mạng bị đe dọa.

Xương khớp và cơ bắp

Người bệnh viêm màng não luôn ở trong tình trạng đau nhức khắp các khớp xương và cơ bắp toàn thân. Những vùng chịu tác động nhiều nhất là cổ, vai và lưng. Dần dần, các hoạt động sẽ bị hạn chế do cứng khớp, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động, xoay cổ hay cúi người. Trường hợp nghiêm trọng, hậu quả của viêm màng não có thể khiến hệ thống xương và cơ bắp tê cứng, dị dạng và chuyển hướng kế phát viêm khớp cấp tính, mạn tính.

Di chứng sau viêm màng não

Nhiều nghiên cứu y học về di chứng viêm màng não cho thấy nhiều người bệnh sống sót sau khi điều trị bệnh có thể gánh chịu những hậu quả nặng nề kéo dài suốt cuộc đời. Những di chứng sau viêm màng não phổ biến như:

1. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) do tình trạng viêm và sưng màng não là di chứng tiêu cực phổ biến và nguy hiểm nhất. Số lượng vi khuẩn, virus tăng lên nhanh chóng trong máu và tiết ra một lượng độc tố đáng kể làm tổn thương các mạch máu, tiếp đó chúng tiếp tục gây chảy máu ở các cơ quan nội tạng hoặc chảy máu vào da gây hiện tượng phát ban màu tím sẫm.

Di chứng nhiễm khuẩn huyết do viêm màng não có thể gây tử vong rất nhanh, thậm chí chỉ trong vài giờ đầu sau khi bệnh khởi phát nên cần điều trị tích cực ngay lập tức. Thậm chí, có những trường hợp sống sót sau khi điều trị có thể phải cắt bỏ tứ chi, ngón tay, ngón chân,…

2. Viêm khớp

Viêm khớp do biến chứng viêm màng não khó điều trị và dễ tái phát hơn so với các dạng viêm khớp thông thường. Đây được xem là rủi ro dài hạn về sức khỏe đối với người bệnh vừa hồi phục sau viêm màng não.

3. Đau nửa đầu

Người bị viêm màng não có nguy cơ cao gặp phải di chứng đau nửa đầu dài hạn sau khi khỏi bệnh. Nếu không được tích cực điều trị, tình trạng đau nửa đầu do viêm màng não có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực nghiêm trọng hơn như nhồi máu não, co giật,…

tác hại viêm màng não
Viêm màng não để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể gánh những rủi ro suốt cuộc đời

Phòng ngừa các biến chứng do viêm màng não

Việc phát hiện chẩn đoán viêm màng não sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng của viêm màng não cho trẻ. Để chẩn đoán viêm màng não, cần dựa vào các yếu tố như hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường cấp tính, nặng, các hội chứng màng não rõ, phát triển nhanh, có đầy đủ triệu chứng. Để chẩn đoán được chính xác, ba mẹ và người chăm sóc khi phát hiện trẻ hay người thân có các triệu chứng, biểu hiện cảnh báo, cần đưa ngay đến bệnh viện để được khám và xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân của viêm màng não.

Tùy vào tình trạng viêm màng não cụ thể ở trẻ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, trẻ mắc bệnh viêm màng não sẽ được kết hợp chẩn đoán căn nguyên, điều trị bằng kháng sinh sớm. Khi bệnh nhi nghi ngờ bị viêm màng não phải nhanh chóng được soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng để lấy dịch não tủy nhuộm, soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn ngay. Sau đó, sẽ được dùng kháng sinh sớm để theo dõi và điều chỉnh điều trị tùy theo tình trạng cụ thể.

Người bệnh sẽ được chọn kháng sinh theo mầm bệnh và theo kháng sinh đồ, hoặc được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch… Việc lựa chọn kháng sinh còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của người bệnh, cũng như kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Phác đồ điều trị viêm màng não cho từng đối tượng không giống nhau.

Song song với đó, người bệnh sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh như chống phù não, an thần, chống co giật, trụy tim, chống suy thở, hạ sốt… tăng hiệu quả điều trị tốt nhất.

tiêm phòng viêm màng não
Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm màng não là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa bệnh

Tiêm vắc xin phòng bệnh – lá chắn trước các tác nhân nguy hiểm

BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo, thời tiết vào hè, nhiệt độ thay đổi thất thường như hiện nay, trẻ em và người lớn rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa,… do vi khuẩn, virus. Để phòng bệnh chủ động cho trẻ, phụ huynh cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, vệ sinh vùng mũi họng, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài và chú ý giãn cách.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ vận động phù hợp để nâng cao thể trạng, sức đề kháng. Khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

“Đặc biệt, biện pháp phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng máu hữu hiệu nhất vẫn là chủ động tiêm vắc xin. Việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm cũng giúp giảm thiểu ảnh hưởng và di chứng tiêu cực khi trẻ mắc bệnh”, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến khích các nước đưa vắc xin phế cầu vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Với mức độ gây nhiều bệnh nguy hiểm, phòng các bệnh phế cầu khuẩn bằng việc tiêm vắc xin sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong, giảm thiểu các tai biến và việc dùng kháng sinh, đồng thời cũng giảm chi phí và thời gian chữa bệnh.

Với bệnh viêm màng não do mô cầu khuẩn, trẻ em từ 6 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm vắc xin VA-Mengoc BC (Cu Ba) phòng các bệnh gây ra do não mô cầu khuẩn tuýp B và C. Ngoài ra, vắc xin Menactra (Mỹ) phòng các bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135 được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi. Vắc xin chủng ngừa não mô cầu có hiệu quả bảo vệ lên đến 90%.

Để phòng bệnh viêm màng não do Hib, trẻ từ 2 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm các mũi vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần Hib. Các loại vắc xin phối hợp giúp giảm số mũi tiêm, đồng nghĩa với việc hạn chế đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều mũi.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng trong vắc xin phòng bệnh viêm màng não, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều trẻ em chưa được tiêm vắc xin Covid-19, để hạn chế tối đa nguy cơ “bệnh chồng bệnh”, tăng khả năng miễn dịch, trẻ cần được tiêm chủng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm càng sớm càng tốt. Người lớn cũng rất cần được tiêm vắc xin này vì bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn với các hậu quả nghiêm trọng tương tự”.

Viêm màng não rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong trong thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh từ sớm, xây dựng lá chắn bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn trước nguy cơ dịch bệnh vào mùa là rất cấp thiết.

VNVC tự hào là Hệ thống trung tâm tiêm chủng an toàn, chất lượng hàng đầu Việt Nam, hiện có gần 80 trung tâm trên toàn quốc. Với danh mục vắc xin đa dạng cho trẻ em và người lớn, VNVC có đủ các loại vắc xin viêm màng não, kể cả các loại Hot nhất như vắc xin Prevenar-13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ) phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… do phế cầu khuẩn; vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135; Vắc xin VA – Mengoc BC (Cu Ba) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp B,C; Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp) phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, viêm gan B và viêm màng não, viêm phổi do Hib; Vắc xin 5 trong 1 Infanrix IPV + Hib (Bỉ) phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và viêm màng não, viêm phổi do Hib; vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba) phòng viêm màng não, viêm phổi do Hib,…

Đặc biệt, VNVC có đội ngũ hơn 5.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp về an toàn tiêm chủng và các kỹ năng để mang lại dịch vụ tiêm chủng cao cấp, an toàn.

Biến chứng viêm màng não rất nguy hiểm, đặc biệt là các di chứng, hệ lụy lâu dài đối với sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, cần chủ động dự phòng bệnh và các di chứng bằng chủng ngừa phòng bệnh sớm. Song song đó, cần để ý, phát hiện sớm các triệu chứng sớm của con và đưa ngay đến bệnh viện chẩn đoán, điều trị, hạn chế những biến chứng khó lường.