Độ mờ da gáy là một trong nhiều chỉ số quan trọng mà thai phụ cần thực hiện kiểm tra trong hành trình mang thai của mình qua những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi và có hướng xử lý kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé, vậy chỉ số này đóng vai trò như thế nào? Cùng theo dõi qua bai viết dưới đây nhé.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy được biết đến là một nơi kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi, qua chỉ số này, các bác sĩ sẽ đánh giá được nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ sớm nhất.
Có một điều các cha mẹ cần lưu ý đó là tất cả thai nhi đều có độ mờ da gáy, nhưng đối với trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng Down hơn thì chất dịch này sẽ nhiều và dày hơn bình thường.
Trong trường hợp, kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, các mẹ bỉm có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm để có kết quả cuối cùng chính xác nhất như xét nghiệm double test, NIPT, sinh thiết gai nhau,…
Vì sao phải đo độ mờ da gáy khi mang thai?
Siêu âm thai nhi vào thời gian phù hợp sẽ kiểm tra được vùng da gáy của thai nhi, chỉ số độ mờ da gáy còn là cách để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, cụ thể là hội chứng Down.
Ngoài ra, dựa vào độ mờ da gáy, bên cạnh bệnh Down, các bác sĩ còn phát hiện trẻ có sự bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ có lớp dịch sau gáy mỏng và ít hơn so với đứa trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down.
Để xác định thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng dị tật không, bác sĩ sẽ tiến hành các sàng lọc như chọc ối, xét nghiệm NIPT,… để đưa ra kết quả chính xác.
Chỉ số độ mờ da gáy ở thai nhi càng cao thì nguy cơ mắc các dị tật bất thường càng nhiều và kèm theo các khiếm khuyết trên cơ thể, vì thế để có kết quả chính xác nhất, mẹ bầu cần thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm.
Độ mờ da gáy 1.1 có phải bình thường không?
Nhiều mẹ bầu có kết quả chỉ số độ mờ da gáy 1.1 không biết nói lên điều gì, thai nhi có khỏe mạnh không,… Các chỉ số độ mờ da gáy của thai nhi sẽ có các trường hợp sau đây:
- Độ mờ da gáy 1.1 (< 1.3mm): Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật thấp.
- Độ mờ da gáy từ 2.5 – 3mm: Tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1/10.
- Độ mờ da gáy > 3mm: Nguy cơ cao mắc bệnh Down và các bệnh di truyền khác.
Thông qua các mốc chỉ số độ mờ da gáy trên, hẳn các mẹ cũng biết rõ tỷ lệ mắc bệnh của thai nhi, với độ mờ da gáy 1.1 thai nhi có nguy cơ thấp mắc các dị tật nên các mẹ bầu có thể an tâm, tuy nhiên cũng cần khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết khác để bảo đảm cả mẹ và bé đều khỏe.
Nên thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần thai thứ mấy?
Vậy để biết kết quả chính xác nhất các mẹ bầu nên thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?
- Khoảng da sau gáy của trẻ chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, vì thế để có kết quả chuẩn nhất, các mẹ bầu nên lưu ý thời gian thực hiện đo độ mờ da gáy, đây là cột mốc vô cùng quan trọng, cần phải chính xác thời gian khi vùng sáng sau gáy thể hiện rõ ràng nhất.
- Theo nhiều chuyên gia việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc ở tuần 11 – 14 của thai kỳ khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45 – 84mm.
- Nếu như sớm hơn 11 tuần thì độ mờ da gáy lúc này vẫn còn khá mờ, khó xác định chính xác, ngược lại nếu hơn 14 tuần độ mờ da gáy sẽ trở về bình thường do chất dịch dư thừa ở gáy lúc này đã được hấp thụ bởi bạch huyết trong thai nhi.
- Vì thế mà việc thực hiện xét nghiệm cần được thực hiện đúng thời gian, nếu không, bác sĩ cũng không thể đưa ra được bất cứ một chẩn đoán hay đánh giá chính xác nào về tình trạng của thai nhi.
Việc thực hiện xét nghiệm cần được thực hiện đúng thời gian để có kết quả chính xác.
Độ mờ da gáy 1.1 là cơ sở để bác sĩ đánh giá thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down hay một số dị tật bẩm sinh hay không, để có kết quả chính xác khi đo độ mờ da gáy, còn phụ thuộc yếu tố trình độ kỹ thuật của bác sĩ và cơ sở thiết bị siêu âm, vì thế các mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín lớn chuyên khoa sản để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Độ mờ da gáy là một trong nhiều chỉ số quan trọng mà thai phụ cần thực hiện kiểm tra trong hành trình mang thai của mình qua những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi và có hướng xử lý kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé, vậy chỉ số này đóng vai trò như thế nào? Cùng theo dõi qua bai viết dưới đây nhé.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy được biết đến là một nơi kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi, qua chỉ số này, các bác sĩ sẽ đánh giá được nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ sớm nhất.
Có một điều các cha mẹ cần lưu ý đó là tất cả thai nhi đều có độ mờ da gáy, nhưng đối với trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng Down hơn thì chất dịch này sẽ nhiều và dày hơn bình thường.
Trong trường hợp, kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, các mẹ bỉm có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm để có kết quả cuối cùng chính xác nhất như xét nghiệm double test, NIPT, sinh thiết gai nhau,…
Vì sao phải đo độ mờ da gáy khi mang thai?
Siêu âm thai nhi vào thời gian phù hợp sẽ kiểm tra được vùng da gáy của thai nhi, chỉ số độ mờ da gáy còn là cách để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, cụ thể là hội chứng Down.
Ngoài ra, dựa vào độ mờ da gáy, bên cạnh bệnh Down, các bác sĩ còn phát hiện trẻ có sự bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ có lớp dịch sau gáy mỏng và ít hơn so với đứa trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down.
Để xác định thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng dị tật không, bác sĩ sẽ tiến hành các sàng lọc như chọc ối, xét nghiệm NIPT,… để đưa ra kết quả chính xác.
Chỉ số độ mờ da gáy ở thai nhi càng cao thì nguy cơ mắc các dị tật bất thường càng nhiều và kèm theo các khiếm khuyết trên cơ thể, vì thế để có kết quả chính xác nhất, mẹ bầu cần thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm.
Độ mờ da gáy 1.1 có phải bình thường không?
Nhiều mẹ bầu có kết quả chỉ số độ mờ da gáy 1.1 không biết nói lên điều gì, thai nhi có khỏe mạnh không,… Các chỉ số độ mờ da gáy của thai nhi sẽ có các trường hợp sau đây:
- Độ mờ da gáy 1.1 (< 1.3mm): Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật thấp.
- Độ mờ da gáy từ 2.5 – 3mm: Tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1/10.
- Độ mờ da gáy > 3mm: Nguy cơ cao mắc bệnh Down và các bệnh di truyền khác.
Thông qua các mốc chỉ số độ mờ da gáy trên, hẳn các mẹ cũng biết rõ tỷ lệ mắc bệnh của thai nhi, với độ mờ da gáy 1.1 thai nhi có nguy cơ thấp mắc các dị tật nên các mẹ bầu có thể an tâm, tuy nhiên cũng cần khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết khác để bảo đảm cả mẹ và bé đều khỏe.
Nên thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần thai thứ mấy?
Vậy để biết kết quả chính xác nhất các mẹ bầu nên thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?
- Khoảng da sau gáy của trẻ chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, vì thế để có kết quả chuẩn nhất, các mẹ bầu nên lưu ý thời gian thực hiện đo độ mờ da gáy, đây là cột mốc vô cùng quan trọng, cần phải chính xác thời gian khi vùng sáng sau gáy thể hiện rõ ràng nhất.
- Theo nhiều chuyên gia việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc ở tuần 11 – 14 của thai kỳ khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45 – 84mm.
- Nếu như sớm hơn 11 tuần thì độ mờ da gáy lúc này vẫn còn khá mờ, khó xác định chính xác, ngược lại nếu hơn 14 tuần độ mờ da gáy sẽ trở về bình thường do chất dịch dư thừa ở gáy lúc này đã được hấp thụ bởi bạch huyết trong thai nhi.
- Vì thế mà việc thực hiện xét nghiệm cần được thực hiện đúng thời gian, nếu không, bác sĩ cũng không thể đưa ra được bất cứ một chẩn đoán hay đánh giá chính xác nào về tình trạng của thai nhi.
Việc thực hiện xét nghiệm cần được thực hiện đúng thời gian để có kết quả chính xác.
Độ mờ da gáy 1.1 là cơ sở để bác sĩ đánh giá thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down hay một số dị tật bẩm sinh hay không, để có kết quả chính xác khi đo độ mờ da gáy, còn phụ thuộc yếu tố trình độ kỹ thuật của bác sĩ và cơ sở thiết bị siêu âm, vì thế các mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín lớn chuyên khoa sản để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi